Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTừng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường...

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học


Nâng chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 – 2025 của ngành giáo dục.

Trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Bộ GD-ĐT yêu cầu: bảo đảm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non; bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non trong các cơ sở giáo dục, nhất là tại các cơ sở mầm non ngoài công lập, các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm Chương trình giáo dục mầm non mới…

Bộ trưởng GD-ĐT: Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học- Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT yêu cầu chuẩn bị để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp, đặc biệt với các lớp 5, lớp 9, lớp 12; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Phát huy tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên.

Chủ động rà soát và phát triển chương trình giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với thực tế triển khai tại các cơ sở giáo dục. Tiến hành rà soát, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

“Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Nghiên cứu và xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”, Bộ GD-ĐT yêu cầu.

Bộ GD-ĐT cũng nêu phải chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan. Phân tích, đánh giá và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để phục vụ công tác quản lý chuyên môn và ban hành chính sách dạy và học cấp học phổ thông ở các địa phương, cơ sở giáo dục.

Sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao

Liên quan đến vấn đề đội ngũ, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao tại Quyết định số 72 của Bộ Chính trị, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thực hiện tốt công tác xác định nhu cầu để tuyển sinh, đào tạo sinh viên sư phạm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tiếp tục triển khai lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Triển khai Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT giai đoạn 2019 – 2030; nghiên cứu xây dựng các đề án nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2026 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

Về ngân sách cho giáo dục, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương thực chi cho GD-ĐT tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước theo đúng các quy định hiện hành. Tham mưu các cấp, các ngành bổ sung ngân sách chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục để chi cho hoạt động giảng dạy và học tập đạt tỷ lệ tối thiểu 19% trong tổng chi thường xuyên (chưa kể chi từ nguồn thu học phí) theo quy định.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bo-truong-gd-dt-tung-buoc-dua-tieng-anh-thanh-ngon-ngu-thu-hai-trong-truong-hoc-185240829105049678.htm

Cùng chủ đề

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Quốc gia từng thuê 30.000 giáo viên Anh ngữ bản địa về dạy giờ ra sao?

Năm 2023, Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 49 trên bảng xếp hạng “Chỉ số năng lực tiếng Anh” (EPI) do công ty giáo dục tiếng Anh của Thụy Sĩ Education First (EF) công bố. Thứ hạng về mức độ thông thạo tiếng Anh của Hàn Quốc dao động qua các năm, với vị trí cao nhất vào năm 2020. Tựu chung, năng lực ngoại ngữ này của Hàn Quốc đã được cải thiện trong hơn một thập...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Nhiều trường học tại Hà Nội dừng tổ chức Trung thu, chung tay ủng hộ đồng bào bão lũ

Giáo viên, học sinh và phụ huynh của Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã ủng hộ hơn 1,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do mưa lũ.

Quốc gia nhiều năm đứng số 1 về trình độ tiếng Anh, giáo dục song ngữ từ sớm

Năm 2023, Hà Lan một lần nữa đứng số 1 trong Bảng xếp hạng độ thông thạo Tiếng Anh EF EPI (EF English Proficiency Index). Hà Lan đã nằm trong top ba của bảng xếp hạng này kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào 2011 và giữ vị trí đầu bảng mỗi năm kể từ 2019. Tổ chức EF đã kiểm tra kỹ năng tiếng Anh của 113 quốc gia dựa trên kết quả bài kiểm tra chuẩn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Mới đây, một phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đăng lên mạng xã hội hình ảnh các khoản tiền thu trong buổi họp phụ huynh. Trong đó, khoản tiền “bảo trì ti vi” mức 100.000 đồng/học sinh khiến phụ huynh bức xúc. Tại buổi họp phụ huynh hôm qua (15/9), một số phụ huynh phản đối cho rằng ti vi là tài sản chung của nhà trường, vậy tại sao phụ huynh...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Cùng chuyên mục

Bạo lực học đường – đầu năm đã “nóng”

Trên mạng xã hội những ngày qua lan truyền video ghi lại cảnh hai học sinh Trường THCS-THPT Hoàng Diệu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đánh nhau trong lớp học. Cụ thể, vào giờ nghỉ giữa tiết,...

Xúc động thầy giáo nhận nuôi tất cả trẻ thoát nạn vụ lũ quét Làng Nủ đến năm 18 tuổi

Thầy Nguyễn Xuân Khang mong muốn nhận nuôi tất cả trẻ Làng Nủ thoát nạn trong vụ lũ quét vừa qua, phần nào bù đắp, giúp các em tiếp tục được học hành.

Điểm danh những trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới. Hiện nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025. Nhiều trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh năm 2025. Năm 2025, học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới với...

Mới nhất

Nhu cầu cải thiện từ Trung Quốc, căng thẳng Trung Đông gia tăng có thể kéo giá dầu leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 18/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 18/9 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI giảm nhẹ chưa đến 10 cent, giá dầu Brent “chững” ở mức 73,7 USD/thùng.

Chính sách phục hồi sản xuất kinh doanh phải quyết nhanh, triển khai nhanh

Và công việc quan trọng nhất, đó là hỗ trợ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp bắt tay vào sản xuất kinh doanh càng nhanh càng tốt.Bão lũ gây thiệt hại rất lớn, nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản, nông sản trắng tay. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khách sạn,...

Bão số 4 sắp hình thành trên Biển Đông sẽ sớm ảnh hưởng đất liền miền Trung

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đang cập nhật các bản tin mới liên tục mỗi giờ.  Hồi 7h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách...

Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng

Còn theo thống kê của LĐLĐ TP Hải Phòng, hơn 500 doanh nghiệp về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, hàng hóa với ước tính hàng nghìn tỉ đồng. Trong đó, khoảng 100 doanh nghiệp thiệt hại nặng nề.Ông Cao Chí Cuối - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH CNC Gia Nghĩa (huyện...

Mới nhất