Theo Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định thì ô tô khách là loại xe được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người.
Khoản 1 Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về đảm bảo quy định về chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới:
“Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Điểm b Khoản 9; Điểm b Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi tự ý cải tạo xe nội bộ thành xe chở khách:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 9 Điều này bị tịch thu phương tiện;”
Căn cứ quy định nêu trên, việc cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách nằm trong những hành vi bị xử phạt với mức là từ 6 – 8 triệu đồng đối với cá nhân và từ 12 – 16 triệu đồng với tổ chức là chủ xe. Ngoài ra, xe được cải tạo sẽ bị tịch thu theo quy định pháp luật.
BẢO HƯNG