Trang chủNewsThời sựTu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách...

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng… Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.Trước tình hình mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại khu vực Trung Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng… Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định 28 của Chính phủ đã giúp gia đình bà Y Văn (bên trái) ở thôn Đăk Xiêng, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông sửa chữa lại căn nhà rộng rãi và khang trang
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định 28 của Chính phủ đã giúp gia đình bà Y Văn (bên trái) ở thôn Đăk Xiêng, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông sửa chữa lại căn nhà rộng rãi và khang trang

Thuộc diện hộ nghèo và tuổi cao sức yếu, bà Y Văn ở thôn Đăk Xiêng, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông nhiều năm liền ở trong căn nhà cũ kỹ chỉ khoảng hơn 30m2, vì không có điều kiện để sửa chữa. Năm 2023, bà được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông cho vay 40 triệu đồng để sửa chữa nhà ở. Giờ đây, căn nhà được sửa lại rộng rãi và khang trang hơn, bà và các con không còn lo lắng khi mùa mưa bão đến.

Bà Y Văn chia sẻ: Nếu như không được vay vốn ưu đãi, thì tôi không có điều kiện làm nhà, số tiền vay đó trả trong vòng 15 năm nên những hộ nghèo như tôi thấy rất vui. Giờ tôi cũng vận động các con phải nỗ lực lao động, sản xuất và sau này có thu nhập để trả tiền vay cho ngân hàng.

Triển khai thực hiện Nghị định 28 của Chính phủ, đến nay, xã Đăk Hà, đã có 217 hộ đồng bào DTTS thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn, với số tiền hơn 8 tỷ đồng để trang trải chi phí xây mới và sửa chữa, cải tạo nhà ở.

Chị Lích (thứ 2 từ phải sang), thôn Đăk Xiêng, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông đã có nhà ở ổn định và an tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo
Chị Lích (thứ 2 từ phải sang), thôn Đăk Xiêng, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông đã có nhà ở ổn định và an tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo

Chị Y Lích, thôn Đăk Xiêng, phấn khởi chia sẻ: Trước đây, gia đình 6 người phải ở trong căn nhà làm bằng gỗ với diện tích hơn 30m2. Khi được vay 40 triệu, gia đình đã bán sắn được thêm 60 triệu dùng để xây dựng căn nhà kiên cố, rộng hơn 60%. Nhà cũ thì mình sử dụng làm nhà bếp, còn sinh hoạt thì trong căn nhà mới. Có nhà mới thì gia đình rất phấn khởi, các con có chỗ học bài đàng hoàng. Năm 2024 này gia đình cũng đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Ông Dương Đăng Khoa, Chủ tịch UBND xã Đăk Hà, cho biết: Trong thời gian qua, chính quyền địa phương luôn phối hợp tốt với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện trong việc triển khai Nghị định 28 của Chính phủ. Đến nay, có 217 hộ vay vốn và kết hợp với nguồn hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, các hộ đã xây dựng được những căn nhà khang trang, đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng. Việc triển khai thực hiện chính sách này không chỉ giúp các hộ có nhà ở kiên cố, mà còn giúp cho xã hoàn thành tiêu chí về nhà ở trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Những ngôi nhà mới được xây dựng từ nguồn vốn vay theo Nghị định 28 của Chính phủ đã làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS huyện Tu Mơ Rông
Những ngôi nhà mới được xây dựng từ nguồn vốn vay theo Nghị định 28 của Chính phủ đã làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS huyện Tu Mơ Rông

Tu Mơ Rông là huyện 30a, với hơn 95% dân số là đồng bào Xơ Đăng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn và tỷ lệ nhà tạm tương đối cao. Chính vì vậy, huyện Tu Mơ Rông xác định, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719  sẽ giúp cho các hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo có nhà ở ổn định.

UBND huyện Tu Mơ Rông cũng đã chỉ đạo UBND các xã, tập trung rà soát các hộ dân có nhu cầu vay vốn thuộc đối tượng thụ hưởng theo Nghị định 28 và lập danh sách gửi về Phòng Dân tộc huyện để thẩm định trình UBND huyện phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hộ đã vay vốn làm nhà ở thực hiện đúng mục đích xin vay, đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn vốn.

Ông Trương Quang Tri, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tu Mơ Rông cho biết: Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trên cơ sở quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng chính sách của UBND huyện, cán bộ tín dụng phối hợp với UBND các xã xuống địa bàn từng thôn, làng giúp các hộ vay làm hồ sơ và giải ngân kịp thời. Đến nay, tổng dư nợ cho vay theo Nghị định số 28 là hơn 49 tỷ đồng, với 1.233 hộ được vay vốn để xây dựng mới và sửa chữa nhà ở.

Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị định số 28 của Chính phủ là chủ trương lớn, có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Ước mơ có ngôi nhà mới khang trang, kiên cố đã thành hiện thực.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719 và nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp gia đình anh A Lê (ngồi giữa), thôn Kon Hia 3, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông xây dựng được căn nhà khang trang
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719 và nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp gia đình anh A Lê (ngồi giữa), thôn Kon Hia 3, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông xây dựng được căn nhà khang trang

Trong ngôi nhà mới xây kiên cố, anh A Lê ở thôn Kon Hia 3, xã Đăk Rơ Ông chia sẻ: Lập gia đình từ năm 2018, năm 2019 tách hộ, gia đình ở trong căn nhà tranh, vách nứa tạm bợ. Năm 2023, xã hỗ trợ 40 triệu từ Chương trình MTQG 1719 và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 40 triệu, mượn bà con thêm 40 triệu nữa, gia đình đã xây dựng được căn nhà hơn 70m2. Giờ mưa bão thì gia đình không còn lo lắng nữa, chỉ tập trung vào việc phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập và sớm thoát nghèo.

Bà Mai Thị Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Ông, cho biết: Hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn theo Nghị định số 28 được hưởng nhiều ưu đãi như: Thời gian vay 15 năm, số tiền vay cũng cao hơn so với các chương trình trước đây. Qua đó, đã giúp các hộ nghèo trên địa bàn xã xây dựng được nhà cửa khang trang, an tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.

1.233 ngôi nhà của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông được xây dựng mới từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 và Nghị định số 28 của Chính phủ, là minh chứng sinh động về một chủ trương lớn mang ý nghĩa thiết thực đối với đồng bào DTTS nghèo. “An cư lạc nghiệp”, đồng bào DTTS nghèo ở huyện Tu Mơ Rông được tiếp thêm động lực trong hành trình vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo khó, xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc hơn trên chính mảnh đất quê hương mình. 

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Phấn đấu trở thành điểm đến du lịch mới mẻ, hấp dẫn và giàu bản sắc





Nguồn: https://baodantoc.vn/tu-mo-rong-kon-tum-an-cu-lac-nghiep-nho-chinh-sach-cho-vay-xay-dung-nha-o-1732588803834.htm

Cùng chủ đề

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Phấn đấu trở thành điểm đến du lịch mới mẻ, hấp dẫn và giàu bản sắc

Tu Mơ Rông (Kon Tum) là vùng đất có bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú. Những năm qua, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và các chương trình, dự án khác, huyện Tu Mơ Rông đã...

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Thực hiện có hiệu quả công tác thông tin và truyền thông Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình...

Chương trình MTQG 1719: Làm thay đổi diện mạo huyện nghèo Tu Mơ Rông

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum) đang từng ngày...

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Đầu tư 46 công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã đầu tư xây dựng 46 công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh.Triển khai Dự án 8...

Hai cá thể động vật rừng quý hiếm đi lạc vào vườn nhà dân ở Kon Tum

TPO - Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) vừa tiếp nhận 2 cá thể khỉ thuộc diện nguy cấp, quý hiếm từ một hộ gia đình trên địa bàn. Sáng 17/10, Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông cho biết, vừa tiếp nhận cá thể khỉ đuôi lợn và khỉ mặt đỏ thuộc nhóm IIB, nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm từ một hộ gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho...

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -...

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương...

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cảnh báo chiêu lừa chiếm tài khoản Facebook nhiều người mắc tại Việt Nam

(Dân trí) - Một chiêu lừa đã cũ, từng xuất hiện từ cách đây khá lâu, nhưng nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vẫn đang bị mắc bẫy khiến tài khoản Facebook của họ bị kẻ xấu chiếm đoạt. Chiêu lừa nhờ tham gia bình chọn các cuộc thi trên Internet để lấy cắp tài khoản Facebook Ngày càng nhiều cuộc thi trực tuyến mà kết quả dựa vào số lượng bình chọn và chia sẻ của người...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn các sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho hàng nông sản Việt Nam mở rộng khai thác thời gian tới. Ngày 22/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng thị trường” và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

Việc triển khai bộ chỉ số FTA Index được kỳ vọng sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp tận dụng FTA, góp phần duy trì được chuỗi giá trị. Từ năm 2022, trên cơ sở các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế -...

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho...

Làm rõ việc Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm tiếp công dân

Kinhtedothi - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Chính phủ phải làm rõ việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân… Ngày 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe các báo cáo về kết quả tiếp công dân, xử lý...

Hàng nghìn người ủng hộ cựu Thủ tướng Khan tiến vào thủ đô Pakistan

(CLO) Hôm thứ Hai, cảnh sát Pakistan đã phải bắn hơi cay để ngăn chặn hàng nghìn người ủng hộ cựu Thủ tướng Imran Khan đang tiến vào thủ đô Islamabad của nước này. ...

Kiên Giang: Vẫn chưa có báo cáo vụ phó chủ tịch huyện cho con gái 600 công đất

Lãnh đạo UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết nhiều lần yêu cầu, nhắc nhở địa phương báo cáo vụ Phó chủ tịch huyện Giang Thành cho con 600 công đất ngày cưới. Ông Hoàng Văn Nam - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang - sáng nay (26/11) cho biết Huyện ủy Giang Thành vẫn đang kiểm tra, làm rõ thông tin vụ việc một Phó chủ tịch huyện này cho con 600 công đất làm...

Mới nhất

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi 'chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang...

Bộ trưởng Bộ Công an: Vụ án tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng hơn 20%

Trong năm 2024, tội phạm về môi trường giảm nhưng số vụ trật tự xã hội năm qua tăng 12%; các vụ án tham nhũng, chức vụ được phát hiện, điều tra tăng hơn 20% Sáng 26/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày Báo cáo công tác phòng,...

Giải pháp tự động hóa bằng robot ảo Make in Vietnam được xếp hạng ứng cử viên chính tại PEAK Matrix

VTV.vn - akaBot là giải pháp công nghệ Make in Vietnam đầu tiên xuất hiện trong báo cáo của Everest, được công nhận là “Ứng cử viên chính” với sự hiện diện cao ở nhiều thị trường.   Mới đây, báo cáo PEAK Matrix 2023 về giải pháp tự động hóa bằng robot ảo (RPA) của tập đoàn Everest đã công bố bản...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đã xử lý nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng

Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Số vụ việc thụ lý tăng 7,73%, giải quyết tăng 8,4% Trình bày báo cáo công tác của Tòa án nhân...

Xôn xao clip học sinh tặng ‘IPhone 16’ cho cô giáo

Mới đây, trên mạng xã hội đăng tải clip ghi lại cảnh nhiều học sinh tặng cô giáo hộp quà iPhone 16 được dư luận quan tâm. Theo nội dung clip được đăng lên mạng xã hội, tập thể học sinh một lớp tặng cô giáo hộp quà iPhone 16 và liên tục nói cô giáo "bóc seal" (bóc hộp...

Mới nhất