Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTừ cô giáo xin tiền phụ huynh đến cô giáo chửi tục,...

Từ cô giáo xin tiền phụ huynh đến cô giáo chửi tục, nhục mạ học sinh


Đầu năm học mới, hàng loạt vụ việc liên quan tới đạo đức nhà giáo đã xảy ra.

Tại Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM, một giáo viên chủ nhiệm lớp 4 đã đề cập trực tiếp với phụ huynh việc ủng hộ tiền để cô mua máy tính cá nhân mới. Lý do là máy tính của cô vừa mất.

Sau khi phụ huynh quyên góp, thay vì chọn chiếc máy giá 5,5 triệu đồng như dự tính ban đầu, cô chọn mua chiếc máy giá 11 triệu đồng, đề xuất phụ huynh hỗ trợ 6 triệu đồng, cô bù 5 triệu đồng.

27 phụ huynh đồng ý, 3 phụ huynh không đồng ý, 9 phụ huynh không ý kiến. Cô tuyên bố không nhận máy tính, đồng thời không soạn đề cương cho học sinh, yêu cầu phụ huynh tự ôn cho con.

Theo phản ánh của phụ huynh, kể từ sau vụ việc xin hỗ trợ mua máy tính không thành, học sinh kể lại với cha mẹ về thái độ giảng dạy của cô giáo trên lớp không tốt.

Khi sự việc được phản ánh lên nhà trường, ban giám hiệu xin phụ huynh cho cô cơ hội sửa sai. Phụ huynh không đồng ý. 25 phụ huynh ký đơn xin chuyển lớp cho con.

Tuy nhiên, mất thêm 3 ngày nữa, nhà trường mới có thể ra quyết định tạm ngưng việc giảng dạy của cô và bố trí giáo viên thỉnh giảng phụ trách lớp. 

Điều đó đồng nghĩa với việc học sinh của lớp đã phải chịu đựng thái độ tiêu cực của cô trong gần 2 tuần học. Không có lời xin lỗi nào với học sinh được đưa ra từ giáo viên và nhà trường.

Tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, tỉnh Ninh Bình, cũng một giáo viên chủ nhiệm lớp 4 chửi tục, nhục mạ học sinh trong suốt hơn 4 phút.

Trong bản ghi âm dài hơn 4 phút này, giáo viên xưng “tao”, gọi học sinh là “chúng mày”, ví học sinh như “cái thằng tắc ngơ”, mắng học sinh bằng những câu từ xúc phạm nặng nề.

Giáo viên đã bị tạm dừng công tác và bước đầu đã thừa nhận chửi tục, nhục mạ học sinh như bản ghi âm mà phụ huynh cung cấp. 

Hiệu trưởng nhà trường trả lời báo chí, nói giáo viên “dạy giỏi”, “có uy tín với phụ huynh” và “tâm lý học sinh hiện bình thường”.

Nhưng những đứa trẻ bị cô giáo dạy hàng ngày ở lớp chửi mắng bằng lời lẽ như vậy liệu có thực sự “bình thường”?

Từ cô giáo xin tiền phụ huynh đến cô giáo chửi tục, nhục mạ học sinh - 1

Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, nơi xảy ra vụ giáo viên lớp 4 chửi tục, nhục mạ học sinh (Ảnh: FB nhà trường).

Mới đây nhất, chiều 27/8, tại 1 trường THCS ở Hưng Yên, thầy giáo tiếng Anh đã đá một học sinh lớp 7 ra khỏi lớp, sau đó túm cổ em tới mức bật máu, xước xát vùng cổ. Lý do thầy nổi giận là nghe được tiếng một học sinh gọi mình là “thằng”. 

Thay vì tìm hiểu sự việc kỹ càng và có biện pháp giáo dục đúng đắn, giáo viên đã để cơn giận của mình đi quá giới hạn của một người thầy. 

Đánh giá tổng thể, đây rõ ràng là những hạt sạn, không thể so sánh với những đóng góp, cống hiến, hy sinh đầy vinh quang của ngành giáo dục. Song những sự việc nhỏ lẻ “con sâu làm rầu nồi canh” về đạo đức nhà giáo, dưới tác động của mạng xã hội, đã trở thành một vấn đề lớn hơn. 

Điều đó tác động đến cái nhìn của xã hội về nghề giáo, về trường học, về chuyện tiền bạc trong nhà trường, về quỹ phụ huynh, về dạy thêm học thêm… Những nghi ngờ, thiếu tin tưởng được nảy sinh hoặc được củng cố thêm. Khoảng cách giữa cha mẹ và thầy cô giáo, giữa gia đình và nhà trường, giữa ngành giáo dục và xã hội dường như được kéo giãn thêm ra.

Là vì, môi trường giáo dục, nơi giăng khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” như một lời răn với học trò ngay trước cổng trường, nơi con trẻ được chữ song song với dạy làm người, lại là nơi mà người dạy vi phạm nghiêm trọng về đạo đức.

Từ cô giáo xin tiền phụ huynh đến cô giáo chửi tục, nhục mạ học sinh - 2

Những tin nhắn xin ủng hộ mua máy tính cá nhân của cô giáo chủ nhiệm tại trường Chương Dương (TPHCM) nhắn trên nhóm phụ huynh (Ảnh chụp màn hình).

Một giáo viên công khai vòi vĩnh tiền bạc phụ huynh và khi không “xin” được thì lấy sự học của con trẻ ra dọa nạt. 

Một giáo viên nói tục, chửi bậy, nhục mạ học sinh ngay trước lớp, mà học sinh ấy chỉ mới 9-10 tuổi.

Cả hai giáo viên đều công tác nhiều năm, thậm chí được đánh giá là “giỏi” và “uy tín”. 

Ban lãnh đạo trường học đã quản lý giáo viên của họ thế nào, đã đánh giá giáo viên của họ toàn diện, đầy đủ hay chưa và có thực sự quan tâm tới đời sống học đường của học sinh không? Nếu có thì tại sao phần lớn các sự việc nhà trường chỉ biết đến nhờ phụ huynh tung hê lên mạng?

Chiếc camera, thứ vốn dĩ được dùng để giám sát, bảo vệ tài sản, phòng chống, ngăn ngừa tội phạm, nay lại trở thành thứ được phụ huynh yêu cầu lắp đặt trong trường học. Nơi lẽ ra phải an toàn nhất với con trẻ trở thành nơi mà các bậc cha mẹ luôn rập rình nỗi bất an.

Dự thảo Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định một trong những trách nhiệm của nhà giáo là “giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo”. Dự thảo Luật cũng nghiêm cấm nhà giáo có hành vi “xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể của người học”. 

Song, dự thảo không nêu rõ, những hành vi trên sẽ được xử lý ra sao, có được tính làm căn cứ thu hồi chứng chỉ hành nghề nhà giáo hay không.

Một giáo viên có hành vi vòi tiền phụ huynh, xúc phạm nhân phẩm danh dự, thân thể người học có được tính là “không hoàn thành nhiệm vụ” trong công tác giảng dạy hay không? Phụ huynh, học sinh có được giám sát kết quả đánh giá giáo viên hằng năm để đảm bảo rằng các đánh giá giáo viên từ nhà trường là khách quan?

Đó là những câu hỏi mà các nhà làm chính sách giáo dục không thể không lưu tâm đến. Dạy học là trồng người, không thể chỉ phó mặc cho sự vụng khéo của đôi bàn tay người trồng mà cần các giải pháp vừa tổng thể, vừa chi tiết, điều hướng, quản lý và giám sát họ. 



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/tu-co-giao-xin-tien-phu-huynh-den-co-giao-chui-tuc-nhuc-ma-hoc-sinh-20240928231349259.htm

Cùng chủ đề

Vụ cô giáo xin tiền mua máy tính: 15 ngày chưa xong hướng xử lý kỷ luật

Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, sau 15 ngày tạm đình chỉ công tác cô giáo Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1, TPHCM) để xác minh, làm rõ đơn phản ánh, ổn định tình hình phụ huynh và học sinh trong thời gian xem xét hướng xử lý kỷ luật, vụ việc vẫn chưa được giải quyết xong. Cô giáo Hạnh là người được nhắc đến trong vụ việc "Giáo viên...

Cần chấn chỉnh công tác xã hội hóa trong ngành giáo dục

Xử lý nghiêm không dung túng Sáng 1/10, tại cuộc họp báo về vụ cô Trương Phương Hạnh kêu gọi phụ huynh lớp 4/3 trường Tiểu học Chương Dương đóng góp tiền mua máy tính, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GDĐT Quận 1, thông báo: "Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không dung túng sai phạm, đảm bảo công khai, minh bạch và làm rõ thông tin từ dư luận". Ông Long cũng cho...

Nhà trường có được xã hội hóa để phụ huynh mua máy tính cho cô giáo?

Không quyên góp từ học sinh và phụ huynh để mua sắm máy móc, đồ dùng dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viênNăm 2011, Thông tư 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định rõ những nội dung mà  ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp từ học sinh và phụ huynh.Một là "các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện".Hai là "các khoản ủng hộ không...

Đại diện trường đến nhà động viên cô giáo

Thông tin trên được ông Võ Cao Long, Trưởng Phòng GD&ĐT Quận 1 cung cấp tại buổi trao đổi nhanh với báo chí liên quan vụ việc cô giáo trường tiểu học Chương Dương xin phụ huynh hỗ trợ tiền mua laptop, sáng 1/10.Trong tối 30/9, Ban giám hiệu Trường tiểu học Chương Dương thành lập nhanh tổ công tác gồm đại diện Phòng GD&ĐT Quận 1, Cấp ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn trường, Ban Thanh tra...

Cô hiệu phó đứng lớp thay giáo viên xin tiền mua laptop ở TP.HCM

Liên quan vụ cô giáo vận động phụ huynh góp tiền mua laptop, sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng Phòng GD&ĐT Quận 1, cho biết, hôm nay 36 trong số 38 học sinh lớp 4/3 đã đi học trở lại, 2 em vắng do ốm.Phòng GD&ĐT, nhà trường đã cử cô Đinh Thị Kim Thoa, Phó hiệu trưởng, phụ trách việc giảng dạy lớp này thay cô Trương Phương Hạnh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3.Theo ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huế đấu giá khu đất thương mại dịch vụ hơn 1.800m2 ở vị trí đắc địa

(Dân trí) - Khu đất được đem ra đấu giá cho thuê để thực hiện đầu tư dự án khu thương mại dịch vụ nằm tại vị trí mặt tiền tuyến đường trung tâm thành phố Huế. Ngày 13/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết đang phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh Tài chính và Giá cả Quảng Nam thực hiện quy trình đấu giá,...

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ cảm xúc khi lần đầu đến với Bạch Long Vĩ

(Dân trí) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên ông đến với Bạch Long Vĩ, một chuyến thăm mà cá nhân ông mong muốn từ lâu. Sáng 14/11, trong chương trình công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã ra thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ. Phát biểu tại buổi làm...

Ngắm cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh Đông dài 7km sắp thông xe

(Dân trí) - Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành từ nút giao quốc lộ 51 đến đường dẫn vào cảng lớn nhất tỉnh Đồng Nai dần thành hình, dự kiến thông xe vào tháng 12 tới. Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành nhánh Đông dài 7km qua tỉnh Đồng Nai sẽ được đưa vào khai thác cuối năm nay. Đây là một trong hai đoạn tuyến của dự án sẽ được khai thác tạm thời trong...

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ đảo chiều khi ông Trump trở lại Nhà Trắng?

(Dân trí) - Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng đã làm dấy lên suy đoán về khả năng đảo chiều chính sách đối ngoại của Mỹ trong 4 năm tới. Tổng thống đắc cử Donald Trump (Ảnh: Reuters). Chiến thắng của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã làm dấy lên lo ngại trong số những người ủng hộ định hướng chính sách đối ngoại hiện tại dưới...

Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump

(Dân trí) - Bộ máy chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang dần hình thành với những gương mặt trẻ từ vị trí ngoại trưởng đến bộ trưởng quốc phòng. Hơn một tuần sau khi tái đắc cử, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang hoàn thiện dần nhân sự cho bộ máy chính quyền tương lai sẽ đi vào hoạt động từ ngày 20/1/2025. Một điểm chung cho hầu hết các ứng...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, thí sinh có cần thi năng lực để xét vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM?

Một trong 2 phương thức tuyển sinh chủ đạo của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2025 là xét tuyển kết hợp. Để xét tuyển phương thức này, thí sinh có cần tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia...

Thú vị với buổi học thực tế tại Nhà máy mì Acecook Việt Nam

Chiều 13-11, gần 50 học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TP.HCM) đến tham quan và học tập thực tế tại Nhà máy mì Acecook Việt Nam. Học sinh Trường THPT Võ...

Cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước.

Học sinh đặt nguyện vọng vào trường đại học nào?

Theo ông Lê Huy Hoàng - Chủ biên Chương trình GDPT 2018 môn Công nghệ, Tổng Chủ biên sách giáo khoa môn Công nghệ, Bộ sách Kết nối tri thức, học sinh muốn học đại học, cao đẳng các ngành, lĩnh vực về kỹ thuật, công nghệ thì rất cần lựa chọn học và thi môn Công nghệ. ...

Người cha ôm ảnh con trai nhận giải thưởng viết về người thầy nhân ngày 20/11

Anh Thái Đặng Nhật Tân (ở Đồng Nai) là người được trao giải ba trong cuộc thi viết "Người thầy kính yêu” do báo Người lao động tổ chức, với bài viết “Miệt mài gieo yêu thương”.Một tháng trước, khi đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM, anh Tân qua đời do đột quỵ.Cầm di ảnh Tân lên nhận giải, ông Thái Văn Mùi xúc động chia sẻ về người con...

Mới nhất

Uống nước xạ đen mỗi ngày có tốt?

Cây xạ đen có tác dụng gì?Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, xạ đen tên khoa học là Celastrus hindsii Benth, được biết đến với các tên khác như: bạch vạn hoa, cây bách giải, cây dây gối.Đây là loại cây dây...

Siêu trăng cuối cùng của năm 2024 có gì đáng xem?

Ngày 15/11, người đam mê thiên văn và nhiếp ảnh toàn cầu sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng siêu trăng cuối cùng của năm 2024 - trăng hải ly. Đây là siêu trăng thứ 4 liên tiếp kể từ tháng 8. Trước đó, chúng ta đã đón trăng cá tầm, trăng thu hoạch, trăng thợ săn và...

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển mở rộng kết nối đối tác Hàn Quốc tăng cường hỗ trợ phụ nữ 2 nước

Từ ngày 28/10 đến 2/11/2024, đoàn công tác của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc TƯ...

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Ukraine bị “gậy ông, đập lưng ông” ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove khi cố gắng phá đập nước bên bờ sông Volchaya để gây ngập lụt. Các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) đã bị ngập lụt quét sạch khỏi một số khu vực tại Kurakhove, Donetsk sau khi...

Mới nhất