Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựng“Từ 3 đến 5 năm tới sẽ rất quan trọng đối với...

“Từ 3 đến 5 năm tới sẽ rất quan trọng đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI”


“Từ 3 đến 5 năm tới sẽ rất quan trọng đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI”

Đó là nhận định của ông Jimmy Koh, Giám đốc Quan hệ đối tác và Tiếp thị chiến lược, Khối Tư vấn đầu tư nước ngoài, Ngân hàng UOB (Singapore).

Lý giải cho nhận định này, ông Jimmy Koh cho biết: “Khi chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục được tái cấu trúc, mọi quốc gia trong khu vực sẽ cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến thiết lập hoạt động tại quốc gia của họ. Chính giai đoạn này sẽ định hình nên trạng thái cân bằng mới về FDI. Tôi cho rằng, đây chính là thời điểm vàng để Việt Nam vươn ra và thu hút các tập đoàn lớn đang chuyển hướng đến Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam”.





Ông Jimmy Koh, Giám đốc Quan hệ đối tác và Tiếp thị chiến lược, Khối Tư vấn đầu tư nước ngoài, Ngân hàng UOB (Singapore).

Ông đánh giá thế nào về sức hút FDI vào Việt Nam gần đây?

Chuỗi cung ứng toàn cầu đang trải qua những thay đổi đáng kể, phần lớn chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị, đặc biệt là căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây. Điều này đã dẫn đến một sự tái cấu trúc lớn của chuỗi cung ứng toàn cầu, với nhiều công ty hiện đang chuyển hoạt động sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam là một trường hợp đặc biệt thú vị. Trước đây, ASEAN được xem là một trung tâm sản xuất rất tiềm năng – điều này đã được thấy vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, khi đó, Việt Nam chưa đóng vai trò đáng kể.

Nhưng giờ đây, khi các công ty xem xét lại chiến lược toàn cầu, Việt Nam đã nổi lên như một điểm đến quan trọng nhờ có lợi thế về lực lượng lao động lớn, thị trường nội địa rộng lớn và tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng, mang đến nhiều cơ hội phát triển. Trong tương lai, nếu những thách thức về cơ cấu trong chuỗi cung ứng toàn cầu và nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng vẫn diễn ra, tôi tin rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến nổi bật của nguồn vốn FDI.

Một thống kê đáng chú ý là trong khi dòng vốn FDI toàn cầu giảm khoảng 35% từ năm 2015 đến 2023, FDI vào ASEAN lại tăng đến 90% trong cùng kỳ. Điều này phản ánh rõ sự dịch chuyển và đa dạng hóa mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư toàn cầu vào khu vực ASEAN và Việt Nam sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong xu hướng đó.

Vậy theo ông, những lĩnh vực nào đang thu hút sự quan tâm nhiều nhất từ ​​doanh nghiệp FDI?

Phần lớn sự quan tâm của các doanh nghiệp FDI xoay quanh nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhiều sản phẩm trước đây sản xuất tại Trung Quốc hiện đang chuyển đi nơi khác, và Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hưởng lợi từ xu hướng này.

Các lĩnh vực thu hút đầu tư chính bao gồm sản xuất công nghiệp, hàng tiêu dùng và điện tử. Mặc dù không hẳn là những sản phẩm điện tử cao cấp, nhưng các phân khúc trung cấp với giá trị gia tăng qua lắp ráp đang chiếm ưu thế. Ban đầu, nhiều công ty công nghệ chọn TP.HCM để thiết lập cơ sở, nhưng hiện nay đang có sự chuyển dịch sang Hà Nội nhờ vị trí địa lý gần Trung Quốc, tạo ra những lợi thế về logistics và mở ra thêm nhiều cơ hội tăng trưởng.

Ngoài ra, số lượng các khu công nghiệp mới được thành lập ở Việt Nam cũng đang gia tăng và điều này minh chứng cho tiềm năng phát triển lớn mà chúng ta có thể kỳ vọng trong những năm tới nhờ những thay đổi này.

Vậy, xét đến sự cạnh tranh về FDI giữa các nước trong khu vực, theo ông, Việt Nam có những lợi thế riêng biệt nào để thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp FDI?

Ba đến năm năm tới sẽ rất quan trọng đối với Việt Nam. Khi chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục được tái cấu trúc, mọi quốc gia trong khu vực sẽ cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến thiết lập hoạt động tại quốc gia của họ. Chính giai đoạn này sẽ định hình nên trạng thái cân bằng mới về FDI. Tôi cho rằng đây chính là thời điểm vàng để Việt Nam vươn ra và thu hút các tập đoàn lớn đang chuyển hướng đến Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

Vậy lợi thế của Việt Nam là gì? Tôi tin rằng các quốc gia trong ASEAN đều có vai trò riêng biệt. Trong đó, tôi nghĩ rằng Việt Nam sở hữu một vai trò độc đáo, nổi bật ở các lĩnh vực như điện tử, hàng tiêu dùng – những ngành mà Việt Nam đã khẳng định được vị thế.

Đặc biệt, khi nhắc đến lĩnh vực dệt may của Việt Nam, mọi người đều nghĩ ngay đến chất lượng mà ngành dệt may của Việt Nam mang lại. Thêm vào đó, Việt Nam đang ngày càng tiến sâu vào phân khúc điện tử từ thấp đến trung cấp, và người Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để đảm nhận vai trò này. Vấn đề quan trọng là chúng ta sẽ định vị vai trò khác biệt của mình như thế nào, bởi nó sẽ không giống với Thái Lan, Malaysia hay Indonesia. Tuy nhiên, tôi tin rằng khu vực ASEAN có đủ tiềm năng để tất cả các quốc gia cùng chia sẻ cơ hội phát triển.

Vậy, UOB đang triển khai những biện pháp nào để hỗ trợ doanh nghiệp FDI mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam?

Khi các công ty thâm nhập vào một thị trường mới, nhu cầu đầu tiên của họ không phải là dịch vụ ngân hàng, mà là xây dựng mối quan hệ với các cơ quan chính phủ. Một trong những điều quan trọng mà chúng tôi làm tại UOB là tạo điều kiện để kết nối các công ty và các cơ quan chính phủ tại nước sở tại.

Chúng tôi cũng hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp với chuỗi cung ứng địa phương, điều hướng bối cảnh pháp lý và thiết lập quan hệ đối tác với các hiệp hội thương mại, công ty nhân sự, công ty luật và công ty kế toán. Thông qua phương pháp tiếp cận toàn diện này, UOB cung cấp sự hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp, từ khâu thiết lập ban đầu đến hoạt động toàn diện, đảm bảo rằng họ có vị thế tốt để thành công tại Việt Nam.

Việt Nam hiện đang triển khai, thúc đẩy mạnh mẽ vào lĩnh vực xanh, chẳng hạn như các ngành năng lượng tái tạo và nền kinh tế công bằng xanh. Và vì đất nước đang cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2015. Vậy, UOB đã đưa ra những sáng kiến ​​hoặc giải pháp tài chính nào để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xanh tại Việt Nam?

Hành trình hướng tới sự bền vững là một hành trình lâu dài. Tại UOB, chúng tôi ủng hộ một “quá trình chuyển dịch công bằng”, vì chúng tôi nhận ra rằng các doanh nghiệp không thể trở nên hoàn toàn “xanh” trong một sớm một chiều. Vai trò của chúng tôi là giúp họ dần dần chuyển đổi theo hướng bền vững.

Ví dụ, chúng tôi hợp tác với các nhà máy để lắp đặt tấm pin mặt trời, nhu cầu ngày càng tăng từ các công ty tiêu dùng lớn của phương Tây. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng của mình trong suốt quá trình chuyển đổi này, cung cấp các công cụ và hướng dẫn họ cần để hướng tới một tương lai xanh hơn.

Dự báo của ông về Việt Nam và thu hút FDI trong những tháng cuối năm 2024 là gì?

Năm ngoái, các con số có phần ảm đạm, một phần là do suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đầu tư vào ASEAN và Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định. Mặc dù tôi không dự báo FDI sẽ tăng mạnh do tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn và thách thức, nhưng Việt Nam và ASEAN sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Chúng tôi đã thấy sự quan tâm từ các công ty Đức, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, điều này cho thấy không chỉ có các công ty Trung Quốc mới đầu tư vào Việt Nam. Sự đa dạng hóa các nhà đầu tư này củng cố vị thế của Việt Nam như một nhân tố chủ chốt trong FDI toàn cầu.





Nguồn: https://baodautu.vn/tu-3-den-5-nam-toi-se-rat-quan-trong-doi-voi-viet-nam-trong-viec-thu-hut-fdi-d226322.html

Cùng chủ đề

IMF lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, dự báo đạt 6,1%

IMF ghi nhận việc các cơ quan chức năng của Việt Nam đã hành động nhanh chóng nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Ban Giám đốc Điều hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố kết luận về đợt tham vấn theo Điều IV năm 2024 với Việt Nam. Theo đó, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6,1% trong năm 2024. Xuất...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng

Những nền tảng kinh tế được giữ vững là cơ sở để các tổ chức quốc tế duy trì các dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm tới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những yếu tố bất ổn, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi vững vàng, lạm phát diễn biến theo chiều hướng thuận lợi hơn. Những nền tảng kinh tế được giữ vững là cơ sở để các tổ chức...

Dự báo mới về tăng trưởng kinh tế Việt Nam hậu bão số 3

TPO - Đối với quý III, Ngân hàng UOB của Singapore dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại ở mức 5,7%, giảm so với mức dự báo trước đó là 6,0%; quý IV dự báo tăng trưởng 5,2%, giảm so với mức 5,4%. Dự báo tăng trưởng cả năm nay của Việt Nam, UOB hạ xuống còn 5,9%, giảm 0,1% so với dự báo trước đó là 6%. Bị ảnh hưởng...

Fed cắt giảm lãi suất hỗ trợ ngành nào của Việt Nam?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố quyết định cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, động thái được đánh giá sẽ có tác động hai mặt đối với kinh tế Việt Nam. Trong khi đồng USD yếu đi có thể giảm áp lực mất giá lên tiền đồng, thì nền kinh tế Mỹ chậm lại sẽ gây...

Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn

Sáng 21/9, tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Keppel bán vốn trị giá 8.500 tỷ đồng tại dự án Saigon Sports City và Saigon Centre

Keppel bán vốn trị giá 8.500 tỷ đồng tại dự án Saigon Sports City và Saigon CentreCả hai thương vụ khi hoàn thành, ước tính Keppel thu về được hơn hơn 8.500 tỷ đồng, tương đương gần 350 triệu USD. Tập đoàn Keppel (Singapore) vừa phát đi thông báo liên quan đến việc bán vốn tại hai dự án lớn ở TP.HCM là Saigon Sports City (TP....

Hướng đến phát triển khu công nghiệp sinh thái, bền vững

Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai: Hướng đến phát triển khu công nghiệp sinh thái, bền vữngÔng Lê Ngọc Thủy, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai (CIZIDCO) khẳng định, phát triển khu công nghiệp xanh, thân thiện môi trường là xu hướng chung để phát triển bền vững, là một bước quan trọng hướng đến xây dựng khu công nghiệp sinh thái. ...

Mcredit sẻ chia cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Với mong muốn đồng hành cùng người dân vượt qua mọi thăng trầm cuộc sống, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) giảm lãi suất vay cho người dân tại các tỉnh, thành phố chịu thiệt hại bởi siêu bão Yagi, và triển khai nhiều chương trình nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn, tái thiết cuộc sống. Mcredit là công ty tài chính...

Thông tin mới nhất về vụ nhiều học sinh nhập viện sau khi uống nước ngọt ở cổng trường

Thông tin mới nhất về vụ nhiều học sinh nhập viện sau khi uống nước ngọt ở cổng trườngChi cục An toàn vệ sinh TP.Hà Nội đã có báo cáo nhanh kết quả điều tra, giám sát sự cố an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Oai. Theo đó, Trường THCS Bình Minh, thôn Sinh Quả, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai có tổng số...

Ngành than đã ổn định sản xuất

Cơn bão số 3 với sức tàn phá lớn đã ảnh hưởng nặng nề đến tỉnh Quảng Ninh, trong đó có nhiều đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Nhưng với tinh thần thép, đoàn kết, tràn đầy tình đồng đội, những người thợ mỏ đã nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão, sớm ổn định sản xuất. ...

Bài đọc nhiều

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Đặt ô tô là trọng tâm ngành công nghiệp Việt Nam Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế...

Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu lo vướng mặt bằng

Tuyến đường ven biển 1.200 tỷ đồng nối cảng Liên Chiểu vẫn vướng mặt bằngDự án Đường ven biển nối cảng Liên Chiểu có tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được hơn 500 tỷ. Tuy nhiên, dự án vẫn còn vướng giải phóng mặt bằng. Theo Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ...

Đón đầu làn sóng đầu tư công nghiệp mới tại Khánh Hòa

Cụm công nghiệp Diên Thọ VCN: Đón đầu làn sóng đầu tư công nghiệp mới tại Khánh HòaCụm công nghiệp Diên Thọ VCN tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp, công nghệ cao; cơ khí chính xác và tự động hóa; công nghệ sinh học; năng lượng mới và năng lượng tái tạo... Bản đồ...

TP.HCM nghiên cứu phương án đi trên cao 5 dự án BOT đường bộ

Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đề nghị đơn vị tư vấn xây dựng cả phương án thiết kế đi trên cao đối với 5 dự án BOT để đánh giá và so sánh phương án hiệu quả nhất. Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa có thông báo nội dung kết luận của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang...

ChatToday: Đấu giá đất cao nhưng ồ ạt bỏ cọc, ngăn chặn bằng cách nào?

Thời gian qua, kết quả các phiên đấu giá đất tại vùng ven Hà Nội khiến không ít người choáng váng. Cụ thể, tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), giá đất trúng đấu giá 19 lô tại xã Tiền Yên, dao động 91-133 triệu đồng/m2, gấp 12,5 đến 18 lần so với giá khởi điểm. Tại huyện Thanh Oai, giá trúng đấu giá 68 thửa đất xã Thanh Cao dao động từ 51-100 triệu đồng/m2, cao gấp 5-8 lần...

Cùng chuyên mục

“Thuốc trợ lực” cho nguồn cung nhà giá rẻ

Nguồn cầu nhà ở "khổng lồ"Nghiên cứu của Savills Việt Nam trong giai đoạn 2019-2023, giá BĐS tại Hà Nội tăng trung bình 6%/năm và tại Tp.HCM là 3%/năm, trong khi thu nhập cá nhân chỉ tăng lần lượt 4% và 3%. Khoảng cách ngày càng...

tăng do thúc đẩy phục hồi tại Trung Quốc

Đồng kỳ hạn ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 0,5% lên 9.880 USD/tấn trong phiên giao dịch công khai chính thức trong khi nhôm tăng 0,7% lên 2.630 USD. Đồng đạt 10.158 USD/tấn, mức cao nhất kể từ đầu tháng 6, vào thứ Hai trước khi giảm khi các nhà đầu tư xáo trộn vị thế của họ trước kỳ nghỉ lễ 1 - 7/10 của Trung Quốc. Nhôm đã chạm mức 2.659...

Hà Nam giao hơn 5.000m2 đất để xây trường học phục vụ con công nhân

Theo đó, UBND tỉnh Hà Nam sẽ tiến hành giao 5.015 m2 đất ở phường Bạch Thượng (thị xã Duy Tiên) cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Duy Tiên, sử dụng vào mục đích thực hiện Dự án đầu tư xây dựng điểm trường...

9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,99%

Lai Châu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 42%, chuẩn bị hội nghị đối thoại doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng cao nhất quý III năm 2024 Chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng Theo báo cáo mới nhất của Sở Công Thương Đắk...

Chủ động, tự lực cao nhất về vốn xây đường sắt tốc độ cao Bắc

Chủ động, tự lực cao nhất về vốn xây đường sắt tốc độ cao Bắc - NamTuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công để có thể độc lập cao nhất có thể trong việc lựa chọn các nhà thầu xây lắp, cung cấp thiết bị, công nghệ. Ông Nguyễn Danh Huy,...

Mới nhất

‘Siêu trăng’ sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10

TPO - Những người yêu thích thiên văn học sẽ được chiêm ngưỡng siêu trăng thứ 3 trong năm nay vào ngày 17/10. Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), siêu trăng có thể dễ dàng nhìn thấy từ Việt Nam vào lúc 18h28, ngày 17/10. Lúc này Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện...

Làng cổ Đường Lâm: Hồn Việt ở đất hai Vua

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là nơi đậm đặc các di sản văn hoá cổ truyền. Hiếm nơi nào có đầy đủ các công trình liên quan đến đời sống văn hoá, xã hội, tâm linh từ xưa để lại như người dân nơi...

Vụ gian lận khoa học đang gây rúng động giới y khoa toàn cầu

Tạp chí Science vừa công bố kết quả điều tra về gian lận khoa học của Eliezer Masliah, giáo sư danh dự Đại học California tại San Diego (UCSD) kiêm giám đốc phân khoa thần kinh học của Viện Lão khoa quốc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ, chiều tối 1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulan Bator đi thăm cấp Nhà nước tới Ireland từ ngày 1- 3/10/2024, theo lời mời...

Bài 2: Đồng bộ và tránh chồng chéo trong thực thi Luật Điện lực (sửa đổi)

Luật Điện lực (sửa đổi) phải được đồng bộ Theo Bộ Công Thương, cơ chế, chính sách đối với ngành điện còn thiếu đồng bộ. Các văn bản pháp luật liên quan đến cung ứng điện còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, nhiều nội dung không rõ ràng, còn nhiều vướng mắc. Cần sự thống nhất về thẩm quyền, thủ...

Mới nhất