Trang chủDestinationsĐắk LắkTruyền thông khu vực nhấn mạnh ý nghĩa chuyến thăm của Chủ...

Truyền thông khu vực nhấn mạnh ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội


15:45, 07/08/2023

Truyền thông khu vực đã có nhiều bài viết nhấn mạnh ý nghĩa chuyến thăm chính thức Indonesia và dự Đại Hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 44 (AIPA-44) của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Trong một bài xã luận, Hãng Thông tấn chính thức Antara khẳng định chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam coi trọng quan hệ song phương với Indonesia, mong muốn góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Về quan hệ Việt Nam – Indonesia, Antara cho rằng nhân dân hai nước đã chung tay đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đây là thành quả của sự lãnh đạo sáng suốt và tình hữu nghị giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Soekarno.

Năm nay, hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược với mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa đến giao lưu nhân dân.





Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Indonesia. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Indonesia. Ảnh: TTXVN

Bài xã luận nhắc lại rằng trong đại dịch COVID-19, nhân dân hai nước đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

Trong những thời điểm căng thẳng và khó khăn nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Indonesia đã thường xuyên duy trì kênh ngoại giao, trao đổi và bàn giải pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và giải quyết các khó khăn.

Hai nước cũng chia sẻ gánh nặng với các nước thành viên ASEAN trong việc xây dựng cơ chế hợp tác nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và từng bước mở rộng tiêm chủng cho cộng đồng. Chiến đấu và giành chiến thắng đại dịch, nhân dân hai nước tiếp tục chung tay tái xây dựng nền kinh tế quốc gia.

Mối quan hệ hợp tác kinh tế mạnh mẽ giữa Indonesia và Việt Nam được thể hiện qua kim ngạch thương mại song phương đạt 11,5 tỷ USD vào năm 2021, tăng 40% so với năm 2020 và vượt mục tiêu 10 tỷ USD mà hai bên đề ra trong kế hoạch hành động triển khai Quan hệ Đối tác Chiến lược.

Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trong thời gian tới, hai bên đã nhất trí thúc đẩy hoàn tất Kế hoạch hành động giai đoạn 2024-2028 nhằm định hướng hợp tác song phương trong tương lai, hướng tới kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15 tỷ USD vào năm 2028. Thương mại song phương được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi nước.

Về hợp tác nghị viện, Việt Nam đã tích cực tham gia các diễn đàn đa phương, các tổ chức liên nghị viện khu vực và quốc tế. Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Đại biểu Nhân dân Indonesia (DPR, tức Hạ viện) đã ký kết thỏa thuận hợp tác vào tháng 3/2010.





Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Hội Hữu nghị Indonesia-Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Hội Hữu nghị Indonesia – Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Quốc hội Việt Nam mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước thông qua việc thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác nghị viện như tăng cường trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa các ủy ban chuyên môn và nhóm nghị sỹ hữu nghị.

Quốc hội Việt Nam cũng mong muốn thúc đẩy trao đổi thông tin, kinh nghiệm với Quốc hội Indonesia về công tác lập pháp, giám sát các nội dung liên quan đến phục hồi kinh tế, xã hội hậu đại dịch COVID-19 và các vấn đề toàn cầu như chuyển đổi số.

Cũng theo Antara, trên lĩnh vực đa phương, Việt Nam bày tỏ ủng hộ và đánh giá cao vai trò và các sáng kiến của Indonesia trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2023, cũng như các nỗ lực của Jakarta nhằm tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, nhất là ở Đông Nam Á, và trên toàn cầu.

Đối với vấn đề Biển Đông, Việt Nam và các nước ASEAN hiện đang thúc đẩy đàm phán thực chất, hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử (COC), tôn trọng chủ quyền và lợi ích của các bên liên quan trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982.

Trong khi đó, trong bài bình luận đăng trên các tờ Asia Review, Kompasiana và Republik Merdeka, ông Veeramalla Anjaiah, nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thể hiện rõ sự quan tâm của Ban Lãnh đạo Việt Nam đối với mối quan hệ với Indonesia.

Chuyến thăm cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, sự tin cậy giữa lãnh đạo hai nước, sẵn sàng hướng tới hợp tác sâu rộng hơn nữa vì lợi ích của người dân cũng như vì hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á. Hơn nữa, chuyến thăm cũng sẽ tăng cường hợp tác giữa các cơ quan lập pháp Việt Nam và Indonesia.

Theo ông Anjaiah, kể từ khi đảm nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội vào năm 2021, Chủ tịch Vương Đình Huệ đã nỗ lực đổi mới chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội để đưa đất nước vươn lên tầm cao mới, trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Chủ tịch Vương Đình Huệ và Quốc hội Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực đổi mới phong cách làm việc, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Nhà báo kỳ cựu người Indonesia nhắc lại rằng Việt Nam và Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30/12/1955. Năm 2013, hai nước đã nâng quan hệ hữu nghị lên tầm đối tác chiến lược.

Việt Nam và Indonesia đều là các thành viên quan trọng của ASEAN và đang nỗ lực đạt vị thế quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 thông qua chuyển đổi từ các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên sang các ngành công nghệ cao, cũng như tăng cường hợp tác giáo dục và chia sẻ kiến thức.

Với dân số 98,9 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 430,77 tỷ USD, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba và là nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN.

Trong khi đó, Indonesia, với dân số 277,7 triệu người và GDP đạt 1.360 tỷ USD, là quốc gia đông dân nhất và là nền kinh tế lớn nhất ASEAN. Hai nước chiếm tới 60% tổng dân số và 45% tổng GDP của ASEAN.

Nhà nghiên cứu quốc tế cho biết thêm rằng Việt Nam cùng với Indonesia đã có những đóng góp to lớn cho ASEAN và cam kết cùng với Hiệp hội ứng phó trước những thách thức toàn cầu.

Hai nước cũng có chung quan điểm về vấn đề Biển Đông, theo đó mọi tranh chấp trên biển phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế.

Theo TTXVN/Vietnam+

 





Source link

Cùng chủ đề

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội tăng cường hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với ASEAN, Indonesia và Iran

Ngày 11-8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc lịch trình hoạt động tại AIPA-44, thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần tăng cường hợp tác thiết thực và hiệu quả...

Nâng cao vị thế nghị viện Việt Nam

Chuyến thăm chính thức Indonesia, dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44) và thăm chính thức Iran của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (từ ngày 4-10/8) thành công tốt đẹp, thể hiện ở sự trọng thị, tình cảm bạn bè thân thiết; ở nội dung trao đổi sâu rộng, thực chất; những hoạt động đa dạng, phong phú và ở thông điệp mà Việt Nam truyền tải tới các nước bạn bè...

Toàn văn thông điệp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi tới Đại hội đồng AIPA-44

Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Đại hội đồng AIPA-44.

‘Biến nguy thành cơ’, vì Cộng đồng ASEAN phát triển thịnh vượng và bền vững

Chiều 7/8, phát biểu tại Phiên toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-44, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: Là một thành viên có trách nhiệm, Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng các nước ASEAN và Nghị viện thành viên AIPA nỗ lực xây dựng một ASEAN – một AIPA vững mạnh, chủ động thích ứng, “biến nguy thành cơ”, hướng tới Cộng đồng ASEAN ổn định, phát triển thịnh vượng và...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội tại phiên toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-44

Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-44.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Gặp mặt sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu huyện Lắk

18:00, 07/08/2023 Ngày 7/8, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Lắk phối hợp với Hội Liên hiệp thanh niên huyện tổ chức gặp mặt và tuyên dương sinh viên dân tộc thiểu số, tôn giáo tiêu biểu năm 2023. Tại buổi gặp mặt, các sinh viên và cựu sinh viên đã cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình học tập. Đồng thời, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và những vướng mắc về chính sách hỗ trợ sinh viên; tiêu...

Một vụ tranh chấp, ba lần xét xử vẫn chưa xong

08:34, 09/08/2023 Vợ chồng ông Y Miên Mlô (SN 1960), bà Đặng Thị Thùy Lan (SN 1957, trú thôn 7, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột) phản ánh với Báo Đắk Lắk việc ông Võ Ngọc Hùng (SN 1954) và vợ là Đặng Thị Kiều (SN 1959, ở phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) có hành vi tố cáo sai sự thật để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vụ kiện đã qua nhiều phiên xét xử...

“Dừng cưỡi… hãy cười cùng voi”

08:34, 14/05/2023 Thay vì cưỡi trên lưng những chú voi như trước, giờ đây du khách khi đến với sản phẩm du lịch voi Đắk Lắk sẽ tham gia những hoạt động tương tác thân thiện với voi như: cho voi ăn, chụp hình cùng voi… Cười cùng voi Là nơi cung cấp loại hình du lịch đặc trưng – cưỡi voi rất thu hút du khách khi đến với Đắk Lắk, tuy nhiên, trước sự giảm sút của đàn voi...

Bến Ô Môi còn đó dấu chân người

06:02, 06/08/2023 Không ai biết cái tên Ô Môi được đặt cho bến đò ở TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) từ khi nào, nhưng hai tiếng “ô môi” gợi lên trong mỗi con người miền Tây Nam bộ bao hoài niệm về thời ấu thơ đẹp đẽ với loài cây đơn sơ của quê nhà. Nhiều bậc cao niên kể lại, ngày xưa cây ô môi mọc rất nhiều bên bờ sông nơi có bến đò nên người...

Cần sự liên kết để phát huy hiệu quả Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột

06:17, 12/08/2023 Nhằm phát triển, lan tỏa văn hóa đọc, thời gian qua, Thư viện quốc gia Việt Nam đã nỗ lực vận động, thiết kế và vận hành hệ thống các thư viện trong cả nước, đến tận các xã, phường, trường học. Hội Xuất bản Việt Nam cũng từng bước xây dựng các điểm đến đường sách tại các đô thị lớn, tạo nên những không gian văn hóa đọc. Tuy nhiên, các đường sách địa phương...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

EU "bật đèn xanh" cho việc sử dụng thuốc Leqembi điều trị Alzheimer

Theo khuyến nghị mới, Leqembi sẽ chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân Alzheimer giai đoạn đầu mang gen ApoE4 - một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh Alzheimer. Ngày 14/11, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) chính thức khuyến nghị cấp phép cho thuốc...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ GD-ĐT trong tuyển sinh đại học

Bộ GD-ĐT khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học. Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, Trung tâm Khảo thí quốc gia...

Agribank đạt Giải Đặc biệt Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”

Từ ngày 13 - 14/11/2024 Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh” đã diễn ra tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Hội thi với sự tham gia của 22 đội thi đến từ các đơn vị trong hệ thống ngành Ngân hàng Việt Nam. Đại biểu tham dự Hội thi có đồng chí Nguyễn Thị Hồng...

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Hôm nay (15/11), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân.

UN Tourism vinh danh làng rau Trà Quế là ‘Làng Du lịch tốt nhất năm 2024’

Làng rau Trà Quế (Quảng Nam) là 1/3 ngôi làng ở Việt Nam, 1/130 ngôi làng trên thế giới được UN Tourism công nhận là ‘Làng Du lịch tốt nhất thế giới’.

Mới nhất