Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTruyền sinh khí cho di sản kiến trúc Thủ đô trong dòng...

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc Thủ đô trong dòng chảy đương đại

(Tổ Quốc)- Sáng 13/11, tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”.

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Tọa đàm là sự kiện để các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, những nhà quản lý đô thị và di sản thảo luận về các thiết kế, sắp đặt các pavilion, sắp đặt không gian nghệ thuật; những bài học thực tế về việc đưa di sản văn hóa tham gia trực tiếp vào các hoạt động sáng tạo trong thành phố, những giá trị truyền thống Việt Nam của di sản văn hóa tham gia vào sự sáng tạo của đô thị.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại - Ảnh 1.

Toàn cảnh tọa đàm

“Đánh thức” di sản kiến trúc

Được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố sáng tạo trên thế giới, Hà Nội đã và đang từng bước chuyển động theo hướng: “Lấy sự sáng tạo và coi nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong tiến trình phát triển TP năng động, toàn diện và bền vững”. Trong quá trình ấy, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng TP sáng tạo, vừa chính là một nhân tố tham gia trực tiếp vào việc tạo lập các không gian sáng tạo của TP.

Các di sản văn hóa nói chung và các di tích kiến trúc nói riêng thường là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng tạo dựng, nuôi dưỡng, lưu truyền … nên nếu thích ứng tốt với xã hội đương đại sẽ có vai trò thu hút, thúc đẩy các hoạt động cộng đồng, tận dụng sự sáng tạo của mọi tầng lớp trong xã hội.

Với vị thế trung tâm đất nước hơn một thiên niên kỷ, Hà Nội là một tập hợp các dấu tích vật chất muôn vẻ, trong đó những công trình kiến trúc tạo ra một khối di sản làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị. Đặc biệt, các công trình trên trục phố Lý Thái Tổ – Lê Thánh Tông – Tràng Tiền có ý nghĩa đặt nền móng cho một Hà Nội mang hình thái hiện đại, trải từ cuối thế kỷ 19 đến nửa sau thế kỷ 20.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại - Ảnh 2.

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính chia sẻ tại Tọa đàm

Đến nay những di sản kiến trúc này đóng vai trò ra sao trong sự phát triển đương đại cũng phản ánh sự ứng xử với bản sắc hình hài Hà Nội? Ứng xử thế nào với những di sản kiến trúc này trong hành trình xây dựng cộng đồng sáng tạo trong thành phố sáng tạo? Các nhà nghiên cứu, các KTS đã góp ý cho Hà Nội trong việc “đánh thức” các di sản này.

Và các hoạt động sáng tạo tại Lễ hội được tổ chức trong những năm gần đây đã góp phần “thổi sinh khí” vào di sản, tạo ra một cơ hội để người dân được tiếp cận gần hơn các di sản kiến trúc đặc sắc như: như Tháp nước Hàng Đậu, Nhà ga xe lửa Gia Lâm, và ở Lễ hội năm nay là Nhà Bắc Bộ Phủ (nay là Nhà khách Chính phủ -12 Ngô Quyền), Tòa nhà Viện Đại học Đông Dương (nay là Đại học Tổng hợp – số 19 Lê Thánh Tông)…

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính chia sẻ: “Có lẽ sống quá lâu với Hà Nội chúng ta sẽ “chai lì” với những gì Hà Nội có nhưng phải nói Hà Nội là thành phố “lạm phát” sự đặc sắc. Lễ hội đã “đánh thức” để chúng ta không thờ ơ với thành phố mình đang sống. Tôi rất trân trọng sự dũng cảm của các KTS, các nghệ sĩ với những tác phẩm ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để làm sống lại những di sản”.

KTS Nguyễn Hồng Quang cũng nhận định: “Lễ hội là một không gian thú vị để nhiều đối tượng hưởng lợi đặc biệt là cộng đồng sáng tạo. Chúng ta có không gian để khoe được tác phẩm của mình, để liên ngành, đưa ra những sáng tạo mới mẻ hơn. Mỗi tác phẩm giống như một lối vào để công chúng được tiếp cận với những viên ngọc quý – đó là các di sản kiến trúc”.

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại - Ảnh 3.

Tờ nhà Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) là một trong những không gian sáng tạo trong Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội

Sức sống bền vững của di sản

Bên cạnh việc đánh giá vai trò của di sản kiến trúc trong thành phố sáng tạo, các chuyên gia cũng đặt ra những câu hỏi đầy trăn trở về tính bền vững của các sáng tạo đang được tạo ra trong lòng các di sản kiến trúc.

KTS. Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định: “Công nghiệp sáng tạo đang trở thành động lực, nhân tố chính trong phát triển kinh tế xã hội Thủ đô. Trải qua 4 kỳ lễ hội và chúng tôi nhận thấy di sản văn hóa luôn luôn được quan tâm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Làm sao để việc phát huy di sản có tính chiến lược? Làm sao để sau 1 tuần lễ hội chúng ta không phải “đóng gói” tác phẩm rồi không biết cất đâu? Làm sao để có một kịch bản đồng bộ có khả năng kết nối các năm, năm nay kế thừa cho năm sau?”.

Theo KTS Nguyễn Hồng Quang, rút kinh nghiệm của những Lễ hội trước, năm nay Ban tổ chức đã dành một khoảng thời gian dài để nghiên cứu làm sao có được những tác phẩm có tính bền vững. Các pavilion năm nay được làm tiết chế hơn, đặt để trong những không gian ổn định, có thể tiếp cận người xem lâu hơn chẳng hạn như tại sân Bảo tàng Lịch sử Quốc gia…

Truyền sinh khí cho di sản kiến trúc trong dòng chảy đương đại - Ảnh 4.

Tòa nhà Viện Đại học Đông Dương (nay là Đại học Tổng hợp – số 19 Lê Thánh Tông) mang một màu sắc mới tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Còn theo Giám tuyển Vân Đỗ, với những công trình đã “ngủ quên” như Cung thiếu nhi Hà Nội, nơi tổ chức khoảng 40 hoạt động dịp này, có những tác phẩm chỉ mang tính thời điểm, cũng có những tác phẩm sẽ được để lại làm sân chơi cho thiếu nhi sau lễ hội. “Làm thế nào để sự đầu tư của các bên liên quan vào di sản này để lại tác động lâu dài hơn là một trăn trở. Chúng tôi cố gắng khích lệ một không gian đang ngủ quên với hy vọng có thể là nơi nuôi dưỡng sáng tạo không chỉ cho thiếu nhi mà cả cho người lớn”, Giám tuyển Vân Đỗ chia sẻ.

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm cho rằng cần phải có sự phối hợp của nhiều đơn vị trong việc vận hành, khai thác các tác phẩm sau lễ hội. Ông cũng hy vọng, với việc Luật Thủ đô được thông qua, sẽ mở ra nhiều hướng trong hợp tác, khai thác sử dụng hiệu quả các không gian di sản, cũng như những tác phẩm độc đáo sau khi Lễ hội kết thúc.

Theo KTS. Hoàng Thúc Hào, những điểm nhìn mang tính hệ thống của các nhà nghiên cứu kiến trúc cũng như những giải pháp đem lại sức sống cho các di sản này sẽ tiếp tục được trao đổi, thảo luận, tập hợp để góp phần tạo ra một cộng đồng tri thức, chia sẻ hiểu biết về di sản, từ đó, nâng cao nhận thức về di sản và tình yêu di sản của Thủ đô từ chính những chủ nhân của thành phố – những con người đang sống ở Hà Nội hôm nay./.



Nguồn: https://toquoc.vn/truyen-sinh-khi-cho-di-san-kien-truc-thu-do-trong-dong-chay-duong-dai-20241113162508464.htm

Cùng chủ đề

Pavillion “Rồng rắn lên mây” trong lòng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

(Tổ Quốc) - Một trong những không gian được nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, đó là Pavillion “Rồng rắn lên mây” đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm). ...

Phản cảm leo lên xe tăng, súng, pháo ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chụp ảnh, cha mẹ còn cổ vũ

Lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cuối tuần qua đông kỷ lục. Tuy nhiên, nhiều khách tham quan đã leo trèo lên xe tăng, máy bay, các khẩu súng, pháo, xâm phạm hiện vật gây bức xúc. Các hiện...

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và quản lý xây dựng McKissack & McKissack có trụ sở tại Washington (Mỹ). Để có được thành công hôm nay,...

Khẳng định Thủ đô năng động sáng tạo của châu Á

(Tổ Quốc) - Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tưng bừng khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, mở màn chuỗi hoạt động hướng đến cộng đồng và khơi dậy tinh thần sáng tạo của người dân Hà Nội. Sự kiện do UBND thành...

Truyền thống – văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại trong dòng chảy văn hoá thủ đô

(Tổ Quốc) - Ngày 7/11, tại Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra chương trình tọa đàm “Truyền thống – Văn hiến – Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 thu hút lượng du khách “khủng” nhất từ trước đến nay

(Tổ Quốc) - Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội. ...

Pavillion “Rồng rắn lên mây” trong lòng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

(Tổ Quốc) - Một trong những không gian được nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, đó là Pavillion “Rồng rắn lên mây” đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm). ...

Ngỡ ngàng vẻ đẹp miền sơn cước với mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang

(Tổ Quốc) - Đến hẹn lại lên, tháng 11, mùa hoa tam giác mạch bắt đầu nở rộ trên triền đồi ở Hà Giang, thu hút đông đảo du khách ghé thăm. ...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 13/11/2024

(Tổ Quốc) - Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh, Hà Nội; Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Du lịch Hà Nội...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Cùng chuyên mục

Bitcoin phá mốc 90.000 USD

Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD vào tối 13/11. Một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Bitcoin liên tiếp lập những kỷ lục mới. Tối 13/11, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tăng 2,8% và phá mốc 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định đà tăng của nó là do các nhà đầu tư tin Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ban hành các...

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc thi Miss Universe 2024

Tối 13/11, trang chủ Miss Universe Vietnam công bố "Ngọc Điệp Kỳ Nam" là bộ trang phục dân tộc chính thức của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024. Thiết kế là tác phẩm của NTK Đặng Trần Trí, với sự cố vấn từ NTK Nguyễn Minh Công.Kỳ Duyên cũng vừa cán mốc 1,8 triệu người theo dõi trên trang cá nhân Instagram. Sau vài ngày chinh chiến tại cuộc thi, cô đã tăng hơn 100 nghìn người theo dõi. Con số...

3.000 khán giả dự Chương trình nghệ thuật Cùng nhau giữ nước

(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả. ...

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...

Mới nhất

Thi đua Quyết thắng – Động lực quan trọng để Văn phòng Bộ Quốc phòng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

(Bqp.vn) - Nhận thức rõ “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”, những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Văn phòng Bộ Quốc phòng đã coi trọng...

Thắt ống dẫn tinh thì tinh trùng đi đâu, có ảnh hưởng đến sinh lý nam không?

Thực tế hiện nay cho thấy, nam giới đã cởi mở và chủ động hơn trong việc thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn tinh để ngừa thai. Tuy nhiên, trước khi quyết định,...

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự...

Bitcoin phá mốc 90.000 USD

Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD vào tối 13/11. Một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Bitcoin liên tiếp lập những kỷ lục mới. Tối 13/11, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tăng 2,8% và phá mốc 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định đà...

‘Đầu tư’ trên mạng, một phụ nữ Nhật bị lừa số tiền kỷ lục hơn 5 triệu USD

Wen Zhuolin, 34 tuổi, tự xưng là giám đốc công ty ở Tokyo, lừa người phụ nữ Nhật Bản tham gia chương trình đầu tư trên ứng dụng nhắn tin Line. ...

Mới nhất