Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường ĐH tìm hướng đi mới

Trường ĐH tìm hướng đi mới


TỶ LỆ ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI THEO ĐỀ ÁN CHỈ ĐẠT 32%

Tiếp nối các đề án đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục ĐH bằng ngân sách nhà nước các giai đoạn trước đó, Chính phủ tiếp tục phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ GV, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2030” (Đề án 89) vào năm 2019. Mục tiêu của đề án đến năm 2030, có khoảng 7.300 giảng viên (GV) được đào tạo trình độ tiến sĩ. Tuy nhiên, hiện tại số GV được cơ sở đào tạo cử tham gia đề án này rất thấp so với chỉ tiêu được giao.

Nhiều giảng viên du học bằng ngân sách không quay về: Trường ĐH tìm hướng đi mới - Ảnh 1.

Hiện nay giảng viên nhiều trường ĐH du học chủ yếu bằng học bổng từ các trường, viện nước ngoài

Mục tiêu cụ thể của Đề án 89 là đào tạo trình độ tiến sĩ cho khoảng 10% GV ĐH; trong đó 7% được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, 3% trong nước và phối hợp với các trường ĐH nước ngoài. Để đạt mục tiêu trên, trong khoảng 10 năm cần đào tạo khoảng 7.300 GV trình độ tiến sĩ và trên 300 GV thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

Nhưng theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện số GV các trường ĐH tham gia đề án này trong 2 năm gần đây đều thấp hơn chỉ tiêu đặt ra. Cụ thể, năm 2022 tổng chỉ tiêu giao đào tạo gồm 766 người trong nước và 251 ở nước ngoài, kết quả thực hiện chỉ đạt 24% trong nước và 32% nước ngoài (chỉ 80 người đi học nước ngoài). Năm 2023, tổng chỉ tiêu giao đào tạo là 319 người trong nước và 202 người ở nước ngoài, nhưng khả năng thực hiện dựa trên số đã đi học và các trường báo cáo chỉ khoảng 37% ở trong nước và 64% ở nước ngoài. Theo đại diện Vụ Giáo dục ĐH, việc triển khai Đề án 89 đang bị chậm, các trường thực hiện rất ít so với chỉ tiêu được giao theo số đăng ký hoặc cam kết ban đầu.

CÓ TRƯỜNG HỌC BỔNG TIẾN SĨ THÔNG QUA HỢP TÁC LÊN ĐẾN 95%

Từ thực tế trường ĐH, PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho biết trường có GV đi học bằng ngân sách nhà nước theo Đề án 911. GV của trường đi học tiến sĩ ở nước ngoài đa số bằng học bổng ngoại giao thông qua quan hệ hợp tác quốc tế của trường với trường đối tác. Nguồn đi học này chiếm tới 95% tổng số các suất đi học nước ngoài của GV bởi nhiều lý do. Cụ thể, nhà trường không tốn chi phí đào tạo, người học không phải đóng học phí mà còn được học bổng và sinh hoạt phí, trong khi trường đối tác cũng được hưởng lợi thông qua dự án nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế giữa 2 trường.

“Trong khi đó, việc đi học bằng học bổng ngân sách nhà nước có quá nhiều ràng buộc và ít lựa chọn. Mỗi quốc gia chỉ giới hạn một số suất học bổng trong khi GV có những mong muốn về lựa chọn đất nước, trường ĐH, thậm chí giáo sư hướng dẫn cụ thể. Do đó, ít lựa chọn nơi học tập là điểm nghẽn chính khi tham gia các chương trình bằng ngân sách nhà nước”, PGS Hoàn cho hay.

Trường tìm hướng đi mới - Ảnh 1.

TS Phạm Nguyễn Huy Phương, Phó phòng tổ chức hành chính Trường ĐH Công thương TP.HCM, bảo vệ luận văn tiến sĩ tại Trường ĐH Kỹ thuật Ostrava (Cộng hòa Czech), theo học bổng ngoại giao của trường

Số liệu thống kê sơ bộ của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng cho thấy, năm 2022 trong số 30 – 40 người đi học nước ngoài, chỉ khoảng trên 10% đi bằng ngân sách nhà nước. Trong đó, đề án 89 hiện có một vài người tham gia. “Hiện nay, thông qua quan hệ đối tác của nhà trường, cán bộ giảng viên dễ dàng xin được học bổng học tập tại các trường nước ngoài”, PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho hay.

PGS-TS Nguyễn Hoàng Tú Anh, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho biết hiện tại GV của trường đi học nước ngoài chủ yếu bằng học bổng từ các trường, viện, bởi lẽ thủ tục đơn giản, mức học bổng cao, không ràng buộc quy định phải quay trở về làm việc cho trường ngay sau khi tốt nghiệp. Một xu hướng của không ít GV sau khi tốt nghiệp chương trình tiến sĩ là tiếp tục xin học bổng sau tiến sĩ.

Đi học tiến sĩ được coi như một nhiệm vụ của GV. Do đó, GV đi học hay làm việc tại trường đều được trả 100% thu nhập và các chế độ khen thưởng như nhau. Nhờ vậy, GV yên tâm đi học nâng cao trình độ và khi trở về không nỡ bỏ trường đi chỗ khác

PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công thương TP.HCM

GIẢI PHÁP NÀO THỰC SỰ HIỆU QUẢ ?

Dù chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng theo đại diện các trường ĐH, chương trình du học bằng ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng trình độ đội ngũ GV các cơ sở đào tạo.

Từng tham gia khóa đầu tiên của Đề án 322, PGS-TS Trần Thiên Phúc nhìn nhận: “Dù có nhiều nguồn học bổng du học nhưng đầu tư của nhà nước có vai trò quan trọng. Đây là cơ hội rất tốt để GV tham gia học tập nâng cao trình độ và đa phần người đi học đều quay về làm việc”.

Để chương trình được triển khai hiệu quả, PGS-TS Phúc cho rằng vấn đề nằm ở cách thức ràng buộc người đi học trở về. Về mặt pháp lý, cơ quan quản lý trực tiếp phải có sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên với người được cử đi học. Ông Phúc cho rằng việc Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho cơ quan công tác của người được cử đi học là hợp lý. Qua mỗi học kỳ, GV đi học phải gửi báo cáo tiến độ học tập về trường, khi có sự gián đoạn trường có thể nắm bắt ngay.

“Hơn nữa, sự ràng buộc cần thiết còn về mặt tinh thần, cụ thể là sự quan tâm nhiều hơn của trường ĐH với người được cử đi học. Quan trọng nhất vẫn là cần lựa chọn những ứng viên có thâm niên làm việc tại trường tối thiểu 5 – 7 năm để có sự gắn bó nhiều hơn với nơi công tác”, PGS Phúc đề xuất.

PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn cho biết: “Đúc rút kinh nghiệm nhiều trường và nhiều GV, chính chế độ cho người đi học tốt là yếu tố quan trọng nhất để người đi học yên tâm hoàn thành việc học và giữ chân người đi học khi trở về trường”.

Nhiều giảng viên du học bằng ngân sách không quay về: Trường ĐH tìm hướng đi mới - Ảnh 4.

Các chương trình học bổng nước ngoài do các trường, giảng viên tự tìm kiếm thường ở mức cao và ít ràng buộc

Chia sẻ cách làm của trường, PGS Hoàn cho biết GV dù đi học theo chương trình nào, kể cả ngân sách nhà nước, vẫn được trả thu nhập đầy đủ như khi làm việc tại trường trong suốt thời gian đi học. “Đi học tiến sĩ được coi như một nhiệm vụ của GV. Do đó, GV đi học hay làm việc tại trường đều được trả 100% thu nhập và các chế độ khen thưởng như nhau. Nhờ vậy, GV yên tâm đi học nâng cao trình độ và khi trở về không nỡ bỏ trường đi chỗ khác”, ông Hoàn nói.

Cũng theo ông Hoàn, bên cạnh việc trả thu nhập, trường cũng có những cam kết “cứng” với người được cử đi học. Chẳng hạn, sau khi đi học phải làm việc tối thiểu 5 năm cho trường, báo cáo tiến độ học tập từng học kỳ cho trường, nếu không báo cáo sẽ bị cắt thu nhập. Ngoài ra, các dịp lễ tết, người đi học có trách nhiệm về trường tham gia các hoạt động như hội thảo hoặc tham gia giảng dạy trực tuyến…

Đề xuất thêm về chính sách này, PGS-TS Nguyễn Hoàng Tú Anh cho rằng cần đơn giản hơn thủ tục nhưng quy trình cần hiệu quả hơn để theo dõi tốt người đi học. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm từ phía Lãnh sự quán VN tại nước sở tại để theo dõi, hỗ trợ người học khi họ gặp khó khăn. “Cung cấp học bổng, chi phí sinh hoạt đủ và đúng thời gian cho người học cũng cần thiết. Trong một số thời điểm, việc chuyển tiền cho người học bị chậm gây khó khăn trong sinh hoạt”, PGS Anh ý kiến thêm. 



Source link

Cùng chủ đề

Canada dừng cho phép người Việt du học không cần chứng minh tài chính

Chính phủ Canada quyết định dừng chương trình du học diện miễn chứng minh tài chính đã triển khai trong 6 năm qua, nối tiếp loạt quy định thắt chặt liên tiếp được ban hành. Đại diện trường Canada tư vấn du học cho phụ huynh, học sinh Việt Nam trong một triển lãm tổ chức hồi tháng 10 ẢNH: NGỌC LONG Xét duyệt sẽ chậm và khó hơn? Du học diện miễn chứng minh tài chính (SDS) là chương trình visa ưu tiên...

Học phí của trường ĐH được xây dựng trên các yếu tố nào?

Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo (hay còn gọi là học phí) của trường ĐH được xác định dựa trên Thông tư 14 của Bộ GD-ĐT, bao gồm nhiều yếu tố như chi phí nhân sự, vật tư, quản lý và khấu...

10 tháng năm 2024, ngành Hải quan thu 92,3% dự toán ngân sách

(PLVN) - Lũy kế 10 tháng năm 2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng, bằng 92,3% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngày 7/11, Tổng cục Hải quan thông tin đến báo chí về tình hình công tác tháng 10/2024 của đơn vị. Theo đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35...

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Thông tin gửi báo chí chiều 7/11, Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với tháng trước. ...

Tuyển giảng viên nước ngoài: Còn nhiều điểm vướng

Trong những năm trở lại đây, nhiều trường ĐH VN không chỉ thu hút nhân tài người Việt từ khắp nơi trở về mà còn tuyển dụng giảng viên người nước ngoài. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấm áp và thanh lịch cho mùa lạnh với chân váy dài

Chân váy dài mùa lạnh được thiết kế để tối ưu hóa khả năng giữ nhiệt, nhưng không...

Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?

Barron, con trai 18 tuổi của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, được cho là người có tiếng nói cuối cùng về việc ông Trump sẽ xuất hiện trên podcast nào trong chiến dịch tranh cử của ông. Trong năm nay, ông Trump (78 tuổi), bắt đầu cố gắng thu hút cử tri trẻ tuổi bằng cách giao lưu với những YouTuber và người dẫn chương trình podcast "anh em", nhiều người trong số họ còn trẻ, rất được lòng thế hệ Z...

Yêu cầu phụ huynh không đưa xe máy cho học sinh sử dụng khi chưa đủ tuổi

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường THPT kiên quyết không giữ xe mô tô, còn phụ huynh không đưa xe cho học sinh sử dụng khi chưa đủ tuổi. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Nhà giáo cần được quản lý bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, mô hình quản lý Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay khiến bài toán về đội ngũ chưa có lời giải; đồng thời đề xuất, cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực. ...

Bộ trưởng Giáo dục: Trường ĐH lên ĐH ‘không phải là thay đổi một cái tên’

'Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà hướng tới chiều sâu, giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh” - Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh tại lễ công bố Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. Sáng nay, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường ĐH Duy Tân và công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường...

Mới nhất

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139...

Bốn loại cây công nghiệp nào vừa được UBND tỉnh Bình Phước đưa vào phát triển đến năm 2030?

Ngày 10/11/2024, nguồn tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành Kế hoạch số 325/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công...

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát cần triển khai như ngày hội của toàn dân

(ĐCSVN) - Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu...

Tưng bừng Ngày hội ở Vân Sơn

'Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, cán bộ, nhân dân cần tiếp tục xây dựng Vân Sơn thành vùng quê đáng sống, là nơi để cho ai đi xa cũng nhớ về, ai đã đến một lần cũng muốn quay lại...', Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long mong muốn. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về dự, trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân thôn Lời (xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2024, do Ban CTMT thôn tổ chức, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024). ...

Mới nhất