Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường ĐH 16 năm chưa chuyển từ dân lập sang tư thục,...

Trường ĐH 16 năm chưa chuyển từ dân lập sang tư thục, vì sao?


Đầu tháng 11, Văn phòng Chính phủ đã phát đi thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc chuyển loại hình trường ĐH dân lập sang loại hình tư thục. Theo đó, đến nay vẫn còn 2 trường ĐH dân lập Công nghệ Sài Gòn và Phương Đông chưa hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của luật Giáo dục năm 2005, Nghị định số 75 hướng dẫn thi hành một số điều của luật Giáo dục và Quyết định 122 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý chuyển đổi 19 trường ĐH dân lập sang loại hình trường ĐH tư thục (hoàn thành trước ngày 30.6.2007).

KHÓ TÌM SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP VÀ ĐẦU TƯ

Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn đã thẳng thắn chia sẻ những nguyên nhân khiến nhiều năm qua trường vẫn chưa thể hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi từ mô hình dân lập sang mô hình tư thục.

Trường ĐH 16 năm chưa chuyển từ dân lập sang tư thục, vì sao? - Ảnh 1.

Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, một trong 2 trường ĐH dân lập chưa chuyển đổi sang tư thục

Vị lãnh đạo này cho biết: “19 trường dân lập thì mỗi trường có một mô hình sáng lập và sở hữu khác nhau, không trường nào giống trường nào. Có trường chỉ có 1 – 2 nhà sáng lập và đầu tư, có trường thì được một tập đoàn mua lại và trở thành nhà đầu tư duy nhất. Việc đó sẽ rất dễ dàng để thực hiện quy định chuyển sở hữu từ tập thể thành sở hữu tư nhân cũng như cơ cấu tổ chức. Trong khi đó, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn có đến 10 nhà sáng lập, đồng nghĩa 10 nhà đầu tư đầu tiên với số vốn bằng nhau. Nguồn lực tài chính và trí tuệ của 10 nhà đầu tư này là ngang nhau”.

Theo đại diện trường, các nhà đầu tư đều là những thầy cô tâm huyết với giáo dục, ban đầu đều có mong muốn xây dựng một ngôi trường ĐH hướng đến môi trường sư phạm đúng nghĩa chứ không có mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Chính vì thế, việc chuyển từ sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân với mô hình hoạt động gần giống với doanh nghiệp, đã khiến quá trình này gặp phải nhiều rào cản.

“Trong quá trình hoạt động trường có huy động thêm để tăng vốn. Một số nhà đầu tư chuyển nhượng cho con cháu nên thành phần các nhà sáng lập đã thay đổi, từ 10 nhà sáng lập và đầu tư sau đó đã lên đến 90. Tình trạng trở nên phức tạp và không còn sự đồng thuận, chung mục tiêu như ban đầu. Trong khi đó, Chính phủ yêu cầu khi chuyển từ dân lập sang tư thục phải giải quyết hài hòa quyền lợi của những người góp vốn ban đầu và những người có công sức, trí tuệ trong quá trình phát triển trường. Để giải quyết được điều này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian”, đại diện trường chia sẻ.

Được biết, nhiều lần trường họp để biểu quyết thì đều có ý kiến không đồng thuận. “Sự khó khăn này không phải do mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ mà là do nhận thức khác biệt”, lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn khẳng định.

LÀM ĐI LÀM LẠI HỒ SƠ ĐỂ PHÙ HỢP VỚI NHỮNG THAY ĐỔI

Bên cạnh những vướng mắc về việc tìm sự đồng thuận của các nhà sáng lập và đầu tư, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn còn gặp khó khăn về việc hoàn thiện hồ sơ, phải bổ sung và điều chỉnh rất nhiều lần mỗi khi có quy định mới.

Vị lãnh đạo này thông tin: “Năm 2006 khi ra Quyết định 122 Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn các trường chuyển đổi, dù lúc đó (năm 2007) Bộ chưa có hướng dẫn nhưng trường đã làm hồ sơ theo quy định tại Quyết định 14 năm 2005 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục. Năm 2009, Thủ tướng lại ban hành Quyết định 61 thay thế cho Quyết định 14, nên năm 2010 Bộ đã ban hành Thông tư 20 hướng dẫn thực hiện quá trình chuyển đổi từ trường ĐH dân lập sang tư thục. Đến năm 2011 Thủ tướng tiếp tục ban hành Quyết định 63 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 61 trước đó.

“Trong quá trình này, rất nhiều trường gặp phải vướng mắc trong việc hoàn thiện hồ sơ do những thay đổi về quy định, phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc làm lại để phù hợp với các quy định mới. Đến năm 2012, luật Giáo dục ĐH ra đời. Năm 2014 Bộ tiếp tục ra Thông tư 45 hướng dẫn thực hiện chuyển đổi từ dân lập sang tư thục. Như vậy, thực tế từ năm 2015, nghĩa là sau 8 năm kể từ khi Thủ tướng yêu cầu 19 trường ĐH dân lập hoàn thành chuyển đổi sang tư thục, các trường ĐH mới có thể chính thức thực hiện việc chuyển đổi theo luật Giáo dục ĐH và theo thông tư hướng dẫn đầy đủ, chi tiết của Bộ”, đại diện trường ĐH Công nghệ Sài Gòn nhận định.

Trường ĐH 16 năm chưa chuyển từ dân lập sang tư thục, vì sao? - Ảnh 2.

Trường ĐH Phương Đông

Sau khi có Thông tư 45, trường tiếp tục làm lại hồ sơ gửi ra Bộ, tuy nhiên, hồ sơ kèm quyết nghị của hội đồng quản trị vẫn còn những ý kiến không đồng thuận về việc chuyển quyền sở hữu tập thể sang cá nhân và thành phần cơ cấu bộ máy tổ chức của trường, nên Bộ yêu cầu làm lại để đạt sự đồng thuận. Năm 2020 trường tiếp tục làm một bộ hồ sơ gửi Bộ và được yêu cầu bổ sung một số điểm. Đến năm 2021, toàn bộ nội dung, thủ tục hồ sơ của trường đã hoàn thiện theo hướng có sự đồng thuận hoàn toàn của các nhà sáng lập và đầu tư theo đúng quy định.

Trong khi đó, nhiều năm qua Trường ĐH Phương Đông cũng gặp phải những rắc rối, phức tạp tương tự và đến năm 2022, nội bộ trường này vẫn không thống nhất được để có sự đồng thuận hoàn toàn về phương án xử lý tài chính, tài sản và giải quyết quyền lợi cho người có công.

LẬP ĐỀ ÁN RIÊNG CHO 2 TRƯỜNG

Trước thực tế đó, ngày 11.5.2022, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn và Trường ĐH Phương Đông để lấy ý kiến góp ý về Đề án chuyển đổi loại hình trường ĐH dân lập sang trường ĐH tư thục nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi của riêng 2 trường này.

Giải pháp mà dự thảo đề án đưa ra là cho phép Trường ĐH dân lập Công nghệ Sài Gòn và Trường ĐH dân lập Phương Đông hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục, cho phép các trường ĐH này vận dụng quy định của luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH năm 2018 đối với nhà đầu tư của cơ sở giáo dục ĐH tư thục trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi sang loại hình trường ĐH tư thục để đảm bảo quyền lợi của người học, giảng viên của 2 trường.

Đến tháng 3.2023, Bộ GD-ĐT chính thức có Đề án hoàn thiện chuyển đổi loại hình Trường ĐH dân lập Phương Đông và Trường ĐH dân lập Công nghệ Sài Gòn sang loại hình trường ĐH tư thục. Đồng thời có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn đã có ý kiến thống nhất với đề án hoàn thiện chuyển đổi được Bộ GD-ĐT dự thảo trước đó, còn Trường ĐH Phương Đông vẫn chưa có được ý kiến thống nhất đồng ý với đề án của Bộ. Từ đó Bộ đề xuất thực hiện hoàn thiện chuyển đổi Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn theo các nhiệm vụ, giải pháp được phê duyệt, còn Trường ĐH Phương Đông sẽ triển khai thực hiện khi nội bộ nhà trường thống nhất.

Sau đó, ngày 25.4, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT, chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trực tiếp làm việc với lãnh đạo các bộ, cơ quan có liên quan để thống nhất giải pháp phù hợp với quy định, chỉ báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có đề xuất giải pháp phù hợp với pháp luật và thẩm quyền quyết định. 

Vướng mắc chủ yếu ở khâu tài chính, tài sản

Kinh nghiệm những năm đầu chuyển loại hình trường cho thấy khó khăn của các trường phần lớn nằm ở khâu tài chính, tài sản. Trên thực tế khi thành lập trường ĐH dân lập thì các thành viên sáng lập góp công sức bằng nhiều hình thức khác nhau như đất đai, tiền bạc, uy tín cá nhân… Sau nhiều năm hoạt động, trường hình thành được khối tài sản tích lũy rất lớn. Khi chuyển thành trường ĐH tư thục thì phải quy thành cổ phần đóng góp của từng thành viên.

Những trường đạt được thống nhất cao của các thành viên sáng lập thì quá trình chuyển thành trường ĐH tư thục được thực hiện nhanh chóng.

GS-TS Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT

Thuận lợi rất nhiều sau khi chuyển sang mô hình tư thục

Từ tháng 3 – 9.2015 Trường ĐH Văn Lang hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi. Đến tháng 10.2015, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc chuyển đổi loại hình của Trường ĐH Văn Lang. Sau đó, trường tiến hành đại hội nhà đầu tư vào tháng 11.2015 và bầu ra hội đồng quản trị. Sau khi chuyển sang trường ĐH tư thục, quá trình vận hành và hoạt động có nhiều thuận lợi hơn, hoàn toàn tự chủ về tài chính và tổ chức, nhân sự.

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang



Source link

Cùng chủ đề

Trường ĐH tư thục đầu tiên đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA

Một trường ĐH tư thục tại TP.HCM vừa được Tổ chức kiểm định chất lượng FIBAA công nhận và trao chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, trở thành trường tư thục đầu tiên đạt chứng nhận này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhóm vũ trang đối lập tuyên bố kiểm soát một sở chỉ huy quân sự tại Myanmar

Sau nhiều tuần giao tranh, nhóm vũ trang đối lập Arakan Army (AA) tuyên bố giành quyền kiểm soát một trong 14 sở chỉ huy quân sự lớn của quân đội Myanmar trên cả nước. ...

Hủy quyết định sửa năm sinh trên bằng tốt nghiệp của chủ tịch TX.Giá Rai

Sở GD-ĐT Cà Mau thu hồi, hủy bỏ quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa của Chủ tịch UBND TX.Giá Rai (Bạc Liêu). ...

Bài đọc nhiều

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Giáo sư bị thu hồi chức danh, giảng viên phải thôi việc vì mua bán bài khoa học

INDONESIA - Chi tiền để được đăng bài tạp chí hay mua bài nghiên cứu khoa học đều là những hành vi gian lận học thuật khiến 11 giáo sư ở Indonesia và một số giảng viên Thái Lan phải trả giá đắt. Vừa được bổ nhiệm chức danh giáo sư, 11 giảng viên khoa Luật của Đại học Lambung Mangkurat (ULM) bị tố gian lận học thuật. Sau khi nhận được đơn tố cáo nhiều giảng viên ULM xuất...

Hủy quyết định sửa năm sinh trên bằng tốt nghiệp của chủ tịch TX.Giá Rai

Sở GD-ĐT Cà Mau thu hồi, hủy bỏ quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa của Chủ tịch UBND TX.Giá Rai (Bạc Liêu). ...

Quận 1 TP.HCM ra văn bản cấm giáo viên dạy thêm trái quy định

Phòng GD-ĐT quận 1,TP.HCM đưa ra những yêu cầu nghiêm cấm giáo viên thực hiện như: Dạy thêm trái quy định; giữ kinh phí hoạt động cha mẹ học sinh của lớp; sử dụng mạng xã hội bình luận, tuyên truyền, phát tán...

Nhiều thay đổi trong xu hướng du học Mỹ 2025

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, Phoebe Trần đã bật mí xu hướng, cách lựa chọn trường và kinh nghiệm giành học bổng du học Mỹ năm 2025. ...

Những điểm mới trong tuyển sinh các trường sư phạm 2025

Một số trường sÆ° phạm đã công bố phÆ°Æ¡ng án tuyển sinh năm 2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý. Trường Đại học Sư phạm Hà NộiNăm 2025, trường Đại học Sư phạm Hà Nội có lộ trình tăng dần tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực (SPT) do trường tổ chức qua các năm và giảm dần tỷ lệ sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.Kỳ thi SPT của trường dự kiến...

Mới nhất

Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam

Tham dự Kỳ họp UBHH về phía Việt Nam có đồng chí Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Phạm Quang Hiệu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản; đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt...

Hơn 500 đoàn viên thanh niên cùng tham gia ngày hội đồng bào Sán Chỉ

Màu áo xanh của hơn 500 đoàn viên viên thanh niên hòa lẫn với màu áo xanh truyền thống của phụ nữ người Sán Chỉ, tạo nên khung cảnh hiếm có ở thung lũng Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). ...

Hợp nhất thông tư Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

Bộ VHTTDL đã có văn bản số 5538/VBHNTT-BVHTTDL về việc đăng tải Văn bản hợp nhất Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,...

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái kéo dài, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nóng của thị trường, các phi vụ lừa đảo cũng gia tăng.

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công nghệ quốc phòng của nước này. Tên lửa BM-300, do Iran tự sản xuất,...

Mới nhất

Nhìn những ngày xưa cũ