Tài liệu vạch ra kế hoạch chi tiết từ năm 2023 đến năm 2025, nhấn mạnh việc áp dụng metaverse cho các ngành công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như thiết bị gia dụng, ô tô và hàng không vũ trụ.
Theo kế hoạch, các ngành sản xuất như thép và dệt may cũng có thể áp dụng các công nghệ liên quan để tối ưu hóa việc lập kế hoạch, tính toán nguyên liệu và các phần khác của quy trình sản xuất.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) là đơn vị đứng dầu chịu trách nhiệm, ngoài ra còn có Bộ Giáo dục và Du lịch Trung Quốc, cùng với cơ quan quản lý doanh nghiệp nhà nước của Hội đồng Nhà nước và Cục Phát thanh và Truyền hình Quốc gia.
Theo tài liệu, về lâu dài, Trung Quốc muốn xây dựng một nền tảng metaverse phát triển để sử dụng trong công nghiệp có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng mới trong sản xuất.
Kế hoạch được thực hiện nhằm “nắm bắt cơ hội tăng tốc toàn cầu của ngành metaverse”, có tiềm năng “dẫn đầu thế hệ phát triển internet tiếp theo và đẩy nhanh quá trình nâng cấp ngành sản xuất trở nên tiên tiến hơn, thông minh hơn và xanh hơn”.
Một số công nghệ chính có liên quan bao gồm blockchain, hỗ trợ truyền dữ liệu và quản trị trong metaverse, cũng như các linh kiện điện tử tiên tiến và các cải tiến phần cứng khác.
Metaverse đề cập đến một thế giới ảo nhập vai, nơi mọi người sẽ có một avatar ảo và chúng sẽ có thể tương tác với nhau giống như trong đời thực. Công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR) được coi là những nền tảng cho sự phát triển của thế giới ảo.
Hoàng Tôn (theo SCMP)