Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTrung Quốc chi hàng tỷ USD săn lùng nông sản này của...

Trung Quốc chi hàng tỷ USD săn lùng nông sản này của Việt Nam mỗi năm; gạo Việt “bỏ xa” Pakistan, Thái Lan


Trung Quốc mỗi năm chi hàng tỷ USD săn lùng nông sản này của Việt Nam; gạo Việt “bỏ xa” Pakistan, Thái Lan; New Zealand nới lỏng giám sát kiểm dịch thực vật đối với một số trái cây Việt… là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 6-13/10.

Xuất khẩu ngày 6-13/10: Trung Quốc chi hàng tỷ USD săn lùng nông sản này của Việt Nam mỗi năm; gạo Việt 'bỏ xa' Pakistan, Thái Lan
Sắn là một trong những mặt hàng của Việt Nam luôn được người Trung Quốc săn lùng. (Nguồn: Cafebiz)

Trung Quốc mỗi năm chi hàng tỷ USD săn lùng nông sản này

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2023 đạt 262.834 tấn với trị giá hơn 122,8 triệu USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 19% về trị giá so với tháng 7/2023.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này thu về hơn 891,7 triệu USD với hơn 2,1 triệu tấn xuất khẩu, giảm 8,4% về lượng và giảm 13% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 418 USD/tấn.

Sắn là một trong những mặt hàng của Việt Nam luôn được người Trung Quốc săn lùng. Cụ thể trong tháng 8/2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc đạt 253.526 tấn với trị giá hơn 117,5 triệu USD, tăng 19,45% về lượng và tăng 20% về trị giá so với tháng 7/2023.

Tính chung trong 3 quý đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,9 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc, thu về hơn 804 triệu USD, giảm 9,52% về lượng và giảm 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Nhìn lại năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt 3,25 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam năm 2022 ở mức 432,7 USD/tấn, tăng 5,6% so với năm 2021.

Năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,67% về lượng và chiếm 91,47% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 2,98 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với năm 2021.

Trong năm 2022, Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc, thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 37,49%, tăng mạnh so với mức 17,56% của năm 2021.

Tổng cục Thống kê thông tin, thời điểm hiện tại Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu sắn lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan. Việt Nam hiện có có 528.000 ha sắn. Trên địa bàn cả nước có 27 tỉnh có nhà máy chế biến tinh bột sắn và có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kết 11,3 triệu tấn củ tươi/năm. Giá sắn tươi tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục có xu hướng tăng lên. Giá thu mua sắn tươi tại Gia Lai được đẩy tăng lên mức 4.000 đồng/kg.

Thời gian tới, dự báo nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ các nhà nhập khẩu vẫn cao do các nước tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng và sản xuất thức ăn chăn nuôi.

New Zealand sẽ nới lỏng giám sát kiểm dịch thực vật đối với một số trái cây Việt

Ngày 10/10/2023, Văn phòng SPS Việt Nam đã có Công văn số 222/SPS-BNNVN gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thông báo dự thảo các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một số loại quả tươi từ Việt Nam nhập khẩu vào New Zealand.

Công văn nêu rõ, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo của New Zealand về dự thảo các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một số loại quả tươi của Việt Nam, điển hình như chôm chôm, bưởi, cây cho quả có múi…

Theo đó, thông báo số G/SPS/N/NZL/742, ngày 19/9/2023 cho biết, Bộ các ngành công nghiệp cơ bản – New Zealand (MPI) đang xem xét các yêu cầu kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu đối với tiêu chuẩn sức khỏe về chôm chôm tươi nhập khẩu từ Việt Nam. Những thay đổi được đề xuất sẽ loại bỏ yêu cầu của Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) phải kiểm tra từng lô của người trồng và có thể xác định tính đồng nhất của lô theo ISPM 31.

Thông báo số G/SPS/N/NZL/738, ngày 14/9/2023 có nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên cây có múi (Citrus limon); những thay đổi để điều chỉnh các yêu cầu về mẫu kiểm dịch thực vật phù hợp với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: gồm Australia, Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Fiji, Mexico, Peru, Samoa, Hoa Kỳ, Vanuatu và Việt Nam.

Thông báo số G/SPS/N/NZL/736, ngày 13/9/2023 với nội dung: những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên cây có múi tươi (Citrus aurantiifolia); những thay đổi để điều chỉnh các yêu cầu về mẫu kiểm dịch thực vật phù hợp với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: Australia, Ai Cập, Peru, Quần đảo Solomon, Hoa Kỳ, Vanuatu, Việt Nam và New Caledonia.

Thông báo số G/SPS/N/NZL/734, ngày 13/9/2023 với nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên quả bưởi tươi (Citrus maxima); thay đổi để phù hợp với kiểm dịch thực vật yêu cầu mẫu kiểm tra với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: Trung Quốc, Ai Cập, Samoa, Hoa Kỳ, Vanuatu và Việt Nam.

Thông báo số G/SPS/N/NZL/733, ngày 13/9/2023 với nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên cây có múi tươi (Citrus latifolia); những thay đổi để điều chỉnh các yêu cầu về mẫu kiểm dịch thực vật phù hợp với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: Ausatralia, Brazil, Fiji, Mexico, Peru, Samoa, Vanuatu, Việt Nam, Quần đảo Cook và New Caledonia.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay, New Zealand thông báo dự kiến nới lỏng biện pháp lấy mẫu giám sát và loại bỏ đối tượng kiểm dịch thực vật (rệp sáp) đối với một số sản phẩm có múi như: bưởi, chanh ta, chanh vàng…; chôm chôm của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Do đó, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Cục Bảo vệ thực vật nghiên cứu và thông báo cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan xuất khẩu những loại quả tươi nói trên sang thị trường New Zealand để có góp ý cho dự thảo và đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

9 tháng, Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu m3 xăng dầu

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 9, Việt Nam nhập khẩu hơn 826.319 m3 xăng dầu, đạt 783 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 21% về giá trị so với tháng 8. So với cùng kỳ năm 2022, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tháng này vẫn tăng 31,5% về lượng và tăng 27% về giá trị.

Giá xăng dầu nhập khẩu trong tháng 9 đạt 948 USD/m3, tăng 4,8% so với tháng 8 nhưng giảm 2,4% so với tháng 9/2022. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, giá xăng dầu nhập khẩu đi lên và đạt mức cao nhất kể từ đầu năm nay.

9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu m3 xăng dầu, tương đương 6,65 tỷ USD, tăng 23,1% về lượng nhưng giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xăng dầu nhập khẩu bình quân 9 tháng đầu năm ở mức 829 USD/m3, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022.

9 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia là ba nhà cung cấp xăng dầu chính cho Việt Nam, chiếm hơn 81% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.

Trong tháng 9, Việt Nam nhập khẩu của Hàn Quốc 355.540 m3 xăng dầu, trị giá hơn 333 triệu USD, tăng 83% về lượng và 66% về kim ngạch.

Tính chung 9 tháng, Việt Nam đã chi trên 2,7 tỷ USD để nhập 3,3 triệu m3 xăng dầu, tăng 29,1% về lượng nhưng giảm 1,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Lượng hàng mua từ Hàn Quốc chiếm 41,1% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. Bình quân giá xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 818 USD/m3, giảm 23,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng ở vị trí thứ hai, trong 9 tháng, Singapore đã cung cấp cho Việt Nam 1,8 triệu m3 xăng dầu, tương ứng hơn 1,5 tỷ USD, tăng 91,6% về lượng và tăng 57% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng cao nhất trong các thị trường. Lượng hàng mua từ Singapore chiếm 22,7% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.

Thị trường xếp thứ 3 trong cơ cấu nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam là Malaysia, nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,4 triệu m3, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 47,6% về lượng và 29% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Malaysia chiếm 17,5% cơ cấu các thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.

Doanh nghiệp 'đứng ngồi không yên' với điều kiện kinh doanh
Một số chuyên gia lý giải, gạo Việt tăng theo nhu cầu thị trường thế giới, trong khi gạo Thái Lan giảm do đồng tiền của nước này đang bị mất giá so với USD. (Nguồn: VNE)

Gạo Việt “bỏ xa” Pakistan, Thái Lan

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong ngày 10/10, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan đã giảm 5 USD, còn 578-582 USD/tấn. Ngoài gạo 5% tấm thì gạo 25% tấm của nước này cũng giảm còn 530-534 USD/tấn (giảm 8 USD so với cuối tuần trước).

Tương tự, gạo 25% tấm của Pakistan cũng được điều chỉnh giảm 20 USD/tấn, xuống còn 468-472 USD/tấn. Riêng gạo 5% tấm vẫn giữ ổn định ở mức như cuối tuần vừa qua với giá 548-552 USD/tấn.

Trong khi các nguồn cung lương thực xu hướng giảm giá thì gạo của Việt Nam lại ngược chiều bật tăng thêm 5 USD/tấn với gạo 5% tấm. Sau khi điều chỉnh tăng, gạo này của Việt Nam có giá 618-622 USD/tấn và bỏ xa gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 40 USD/tấn và Pakistan 70 USD/tấn.

Một số chuyên gia lý giải, gạo Việt tăng theo nhu cầu thị trường thế giới, trong khi gạo Thái Lan giảm do đồng tiền của nước này đang bị mất giá so với USD. Bên cạnh đó là yếu tố lãi suất của Thái Lan thấp hơn phân nửa so với USD. Thị trường tài chính bất lợi kéo giá cả hàng hóa đi xuống.

Thêm vào đó nhu cầu gạo của thị trường thế giới hiện rất lớn. Cụ thể, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, ngoài Philippines có nhu cầu gạo lớn thì trong năm nay Indonesia cần nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo hay quốc gia khác là Malaysia cần khoảng 1,5 triệu tấn…





Nguồn

Cùng chủ đề

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Lợi nhuận Đóng tàu Sông Cấm bật tăng mạnh mẽ nhờ loạt dự án mới

Công ty Đóng tàu Sông Cấm dự kiến doanh thu, lợi nhuận năm 2024 vượt kế hoạch hơn 50%. ...

Mười tháng, xuất siêu 23,31 tỷ USD

Theo tin từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng Mười, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. ...

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á. Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á được tổ chức nhằm chia sẻ về tiềm năng và lợi thế của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trong khu vực cũng như tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu sang...

Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè

TPO - Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 xuất khẩu chè của Việt Nam đạt hơn 120.000 tấn, trị giá hơn 210 triệu USD. Việt Nam là nước xuất khẩu đứng thứ 5 trên thế giới.  TPO - Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 xuất khẩu chè của Việt Nam đạt hơn 120.000 tấn, trị giá hơn 210 triệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. Trong khi đó, nếu ở thời điểm giá vàng tăng nóng trước đây rất...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giaBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ...

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi Tái tạo...

Cổ phiếu viễn thông công nghệ khởi sắc, VN-Index giảm tiếp hơn 7 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 8/11, sau khoảng một giờ giao dịch trong sắc xanh, áp lực bán dâng cao khiến thị trường đảo chiều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng lao dốc. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu viễn thông và công nghệ thông tin khởi sắc. Chốt phiên, VN-Index giảm 7,19 điểm và xuống mức 1.252,56 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp...

VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như VIC, VCB, CTG, VHM… giảm giá và tạo áp lực mạnh lên thị trường chung. VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như...

Mới nhất

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 13 đến 16/11, Bộ Công Thương chủ trì giao cho Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đối tác trong...

Đà tăng có còn tiếp diễn hay không?

Dự báo giá tiêu ngày 9/11: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 9/11. Theo dự báo, giá tiêu ngày 9/11 có xu hướng tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ tiêu vào mùa lễ hội...

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự...

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp...

Mới nhất