Trang chủNewsChính trịTrong quy hoạch sử dụng đất luôn phải tính đến an ninh...

Trong quy hoạch sử dụng đất luôn phải tính đến an ninh lương thực


Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Minh Ngân cho biết, tại thời điểm Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 thì Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh mới đang tổ chức lập, chưa được phê duyệt. Do đó, các bộ, ngành và địa phương chưa xác định đầy đủ nhu cầu sử dụng đất để đăng ký trong Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Sau khi các quy hoạch này được phê duyệt, đã làm phát sinh tăng hoặc giảm nhu cầu sử dụng đất.

Hiện nay, Trung ương Đảng cũng đã cho chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với quy mô sử dụng đất khoảng 10.827 ha dẫn đến làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình, dự án hạ tầng quan trọng quốc gia. Quy hoạch tỉnh của 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt, trên thực tế đã tuân thủ nghiêm ngặt chỉ tiêu sử dụng đất theo Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 và được Thủ tướng Chính phủ phân bổ chi tiết tại Quyết định số 326/QĐ-TTg và Quyết định số 227/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, nhiều địa phương đề xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 có sự tăng, giảm khá lớn so với chỉ tiêu đã được phân bổ, cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đối với một số loại đất và phân bổ cho các địa phương.

Như vậy, một số chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Kế hoạch sử dụng sử dụng đất quốc gia đến năm 2025 được Quốc hội phê duyệt đã không còn phù hợp với nhu cầu thực tế. Nếu không được điều chỉnh, bổ sung sẽ làm giới hạn nhu cầu sử dụng một số loại đất cụ thể tại các địa phương, gây khó khăn trong việc triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án có khả năng thu hút đầu tư, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần phân tích, đánh giá một cách toàn diện, làm rõ hơn nữa nguyên nhân, đề xuất giải pháp để cải thiện hiệu quả thực hiện Quy hoạch này. Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ, trường hợp Quốc hội quyết định điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì có bao nhiêu quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành quốc gia hoặc các quy hoạch khác liên quan phải thực hiện điều chỉnh để bảo đảm tính đồng bộ theo quy định của Luật Quy hoạch và tác động của việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đối với các quy hoạch khác.

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ lưu ý quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch cần bảo đảm các định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước trong việc giữ diện tích đất trồng lúa, độ che phủ rừng, quan tâm đến việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, đất để phục vụ việc ứng phó với biến đổi khí hậu như hiện tượng sạt lở, ngập úng, bồi lấp đất.

202410101506249236_dsc_1704.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, bây giờ đã có Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 thì quy hoạch này phải theo quy định của Luật Đất đai. Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Theo Chủ tịch Quốc hội, ở địa phương bao giờ cũng có 3 quy hoạch phải đồng bộ là: quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch kinh tế xã hội. Quy hoạch xây dựng và quy hoạch kinh tế xã hội theo cái nền của quy hoạch sử dụng đất. Do đó Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ đạo làm sao cho các địa phương làm đồng bộ theo sự chỉ đạo chung của Trung ương, thực hiện các chính sách pháp luật về quy hoạch trong quy hoạch đất quốc gia thời kỳ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 là hết sức quan trọng để chúng ta tiến hành xây dựng phát triển kinh tế văn hoá xã hội chung cho cả nước và từng địa phương, cho nên phải làm đồng bộ.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, nguyên tắc điều chỉnh sử dụng đất quốc gia phải tuân thủ theo quy định pháp luật về rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Đảm bảo nhu cầu sử dụng đất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất cho các ngành, các lĩnh vực ở địa phương. Bây giờ đất không nở nhưng quy hoạch như thế nào để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất. Ông bà ta nói “tấc đất là tấc vàng”. Làm sao sử dụng đất có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển của địa phương, địa phương phát triển thì cả đất nước sẽ phát triển.

Phải tuân thủ đảm bảo yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, an ninh lương thực, nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng, các hệ sinh thái, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. “Đất nước chúng ta từ mấy chục năm nay vấn đề an ninh lương thực là rất quan trọng. Vì sao chúng ta giữ diện tích đất trồng lúa dù trồng lúa có thể lời không nhiều, có thể đủ ăn hoặc thiếu ăn nhưng vì an ninh lương thực quốc gia, mà an ninh lương thực quốc gia góp phần an ninh lương thực quốc tế. Nước ta nằm trong top đầu về xuất khẩu gạo. Qua tình hình thế giới có nhiều biến động, ngay cả dịch Covid-19 thì vấn đề an ninh lương thực là vấn đề đặt lên hàng đầu. Thành ra bất cứ giá nào trong quy hoạch sử dụng đất chúng ta cũng phải tính đến vấn đề an ninh lương thực, nguồn nước, tỷ lệ che phủ rừng, trồng thêm rừng và hạn chế chặt phá rừng là yêu cầu đặt ra”- Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.



Nguồn: https://daidoanket.vn/trong-quy-hoach-su-dung-dat-luon-phai-tinh-den-an-ninh-luong-thuc-10292023.html

Cùng chủ đề

Huyện Đông Anh thực hiện tốt quy hoạch, quản lý đất khu vực ven sông

Thực hiện tốt quản lý đất nông nghiệp và đất bãi bồi ven sông Báo cáo với đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Hoàng Hải Đăng thông tin, Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở phía bắc của Hà Nội, là địa phương được UBND TP phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận đến năm 2025. Trên địa bàn có 15/15 đồ án quy hoạch phân khu đô thị...

Trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021

Trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Chính phủ vừa ban Nghị quyết 149/NQ-CP ngày 23/9/2024 về việc xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) Tại Nghị quyết trên, Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết...

Nhiều bến thủy du lịch ở Khánh Hòa chờ hướng dẫn gia hạn thuê đất

Cho gia hạn sử dụng đất trong khi chờ hướng dẫn của bộĐược biết, trong số các bến thủy nội địa hết hạn giấy phép, đang chờ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Khánh Hòa mới chỉ đồng ý gia hạn sử dụng đất bến thủy nội địa Thanh Vân - Tân Thành và gia hạn sử dụng...

Rà soát quy hoạch sử dụng đất dọc sông Sài Gòn

Theo đó, UBND TP.HCM vừa giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT) rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất dọc sông Sài Gòn trong phạm vi hành lang bảo vệ bờ sông. Từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp trên nền tảng các thông tin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều thương, bệnh binh được hỗ trợ tối thiểu 2 triệu đồng/tháng

Tại hội nghị, có gần 50 doanh nghiệp, mạnh thường quân đã ký kết, trong đó tham gia hỗ trợ thêm cho các thương binh, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn, những gương thương binh, bệnh binh...

Quỹ “Cứu trợ” các cấp tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận được hơn 56 tỷ đồng

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao kết quả công tác Mặt trận trong thời...

Thi cử không phải trò chơi may rủi

Theo tinh thần dự thảo, tới đây sẽ có 2 phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT gồm xét tuyển và thi tuyển. Với phương thức xét tuyển, căn cứ để xét tuyển là kết quả rèn luyện...

GDP năm 2024 ước đạt 6,8-7%

Đạt và vượt 14/15 chỉ tiêuBáo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt...

Huyện Đại Lộc giành giải nhất Cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

“Từ khi kế hoạch được ban hành, Ban tổ chức cuộc thi được hình thành đã kịp thời ban hành thể lệ, các ban chấm thi và lực lượng phục vụ cuộc thi để triển khai cuộc thi...

Bài đọc nhiều

Đặt mục tiêu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Ngày 9/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển...

8 khó khăn kinh tế xã hội Việt Nam đối diện trong năm 2024

Ngày 9/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng rằng việc Timor Leste sớm trở thành thành viên sẽ tiếp thêm sức mạnh tự cường cho ASEAN và khu vực.Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh ASEAN...

Mốc son lịch sử hào hùng của nhân dân Thủ đô

16 giờ 30 ngày 9/10/1954, những lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.Sáng 10/10, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong -...

GDP năm 2024 ước đạt 6,8-7%

Đạt và vượt 14/15 chỉ tiêuBáo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt...

Cùng chuyên mục

GDP năm 2024 ước đạt 6,8-7%

Đạt và vượt 14/15 chỉ tiêuBáo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng rằng việc Timor Leste sớm trở thành thành viên sẽ tiếp thêm sức mạnh tự cường cho ASEAN và khu vực.Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh ASEAN...

8 khó khăn kinh tế xã hội Việt Nam đối diện trong năm 2024

Ngày 9/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển...

Đặt mục tiêu hết năm 2025, Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

Ngày 9/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển...

Mốc son lịch sử hào hùng của nhân dân Thủ đô

16 giờ 30 ngày 9/10/1954, những lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.Sáng 10/10, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong -...

Mới nhất

Giảm 33kg, cô gái Sài thành ‘lột xác’ hoàn toàn, tự tin hẳn

Cuộc sống của cô gái Sài thành thay đổi hoàn toàn từ sau khi giảm cân thành công. Không chỉ người thân, bạn bè, chính cô nàng cũng ngỡ ngàng về sự “lột xác” của mình. Tổn thương vì những lời chọc ghẹo Trước khi sở hữu ngoại hình xinh đẹp, quyến rũ như hiện tại, Nguyễn Thị Tuyết Nhung (biệt...

Nhà khoa học Việt: VinFuture sánh ngang các giải thưởng khoa học

TS. Demis Hassabis và TS. John Jumper, chủ nhân giải Đặc biệt VinFuture 2022 vừa giành được Nobel Hóa học 2024 cùng với công trình mô hình AI dự đoán cấu trúc protein.  Giới chuyên gia đánh giá, với việc tập hợp được nhiều trí tuệ khoa học danh tiếng trên thế giới tham gia Hội...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Nuôi ước mơ gieo con chữ cho người nghèo

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024Đó là câu chuyện của bà giáo Nguyễn Thị Ba, 75 tuổi. Mong ước duy nhất của bà là học trò có cơ hội học chữ, từ đó vươn lên trong cuộc sống.Trước khi...

Tàu bay mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp về tới TP. HCM

Lễ đón có sự tham dự của lãnh đạo Tổng lãnh sự Cộng hòa Pháp. Tàu bay mới được bàn giao vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp và chúc mừng thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ...

Mới nhất