Với các yếu tố như lợi thế địa kinh tế, các chính sách đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, triển khai các dự án giao thông trọng điểm kết nối xuyên suốt các trung tâm kinh tế trong nước và quốc tế, các thị trường lớn tại Việt Nam như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, TP.HCM, Bình Dương,… tiếp tục là điểm sáng thu hút đầu tư.
Triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp Bắc Ninh năm 2025
Với các yếu tố như lợi thế địa kinh tế, các chính sách đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, triển khai các dự án giao thông trọng điểm kết nối xuyên suốt các trung tâm kinh tế trong nước và quốc tế, các thị trường lớn tại Việt Nam như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, TP.HCM, Bình Dương,… tiếp tục là điểm sáng thu hút đầu tư.
Bắc Ninh khẳng định vị thế dẫn đầu trong thu hút FDI tại Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, phân khúc bất động sản công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thúc đẩy sản xuất nội địa. Với sự mở rộng nhanh chóng của các khu công nghiệp và hạ tầng giao thông trọng điểm, Bắc Ninh bứt phá trở thành một trung tâm công nghiệp chiến lược tại miền Bắc.
Thủ tướng chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, biên bản ghi nhớ với các dựán, đối tác của tỉnh Bắc Ninh năm 2024. |
Tọa lạc cách Hà Nội 30 km và sân bay quốc tế Nội Bài chưa đầy 20 km, Bắc Ninh sở hữu vị trí đắc địa và hệ thống hạ tầng hiện đại, thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn lớn và thúc đẩy tăng trưởng của công nghiệp khu vực.
Năm 2024, tỉnh Bắc Ninh cấp mới 359 dự án FDI, tăng 2,9% so năm 2023 với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD, tăng 70,7%; điều chỉnh vốn 174 dự án với vốn điều chỉnh tăng gần 3 tỷUSD. Với 4,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, Bắc Ninh tiếp tục giữ vững vị trí trong tốp dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong quý III/2024, tỉnh đã trao chứng nhận đầu tư cho hàng loạt dự án lớn, nổi bật như Nhà máy FCPV Foxconn Bắc Ninh (383,3 triệu USD), Nhà máy Goertek Nam Sơn – Hạp Lĩnh (280 triệu USD), Dự án Victory Giant Việt Nam (260 triệu USD), Dự án LOGOS Yên Phong II-A (74 triệu USD), Dự án Nhà máy AAC Bắc Ninh (50 triệu USD)…
Cuộc đua bất động sản công nghiệp tại Bắc Ninh duy trì sức “nóng”
Thành công của Bắc Ninh là thu hút được các dự án đầu tư lớn, có thương hiệu mạnh tại châu lục và trên thế giới, xây dựng được đặc trưng của mỗi khu công nghiệp, kéo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh, tạo lập khu công nghiệp chuyên ngành và công nghiệp hỗ trợ với hệ sinh thái công nghiệp sở hữu hạtầng hoàn chỉnh, đồng bộ chất lượng, được xây dựng bởi các chủ đầu tư uy tin với năng lực triển khai các dự án lớn như VSIP, Viglacera, Western Pacific, Kinh Bắc…
Từ nền tảng các khu công nghiệp, Bắc Ninh đã mở rộng phát triển các khu đô thị mới và hệ thống hạ tầng xã hội, tạo nên một không gian kinh tế thuận lợi với môi trường đầu tư an toàn và các chính sách ưu đãi hấp dẫn. Đây chính là các yếu tố then chốt giúp Bắc Ninh vươn mình trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại hàng đầu của Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Dự án của Tập đoàn LOGOS được xây dựng tại Khu công nghiệp Yên Phong II-A. |
Trong năm 2025, thị trường bất động sản công nghiệp tại Bắc Ninh được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế dẫn đầu khu vực phía Bắc. Tỉnh tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch và thân thiện với môi trường, đồng thời đẩy mạnh chương trình chuyển đổi xanh tại các khu và cụm công nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các chủ đầu tư để hoàn thiện hạtầng các khu và cụm công nghiệp theo quy hoạch.
Bên cạnh đó, Bắc Ninh chú trọng thúc đẩy ngành công nghiệphỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh cũng tăng cường đối thoại thường xuyên với các doanh nghiệp nước ngoài để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tạo điều kiện phát triển bền vững. Với định hướng trởthành trung tâm công nghiệp điện tử hàng đầu Việt Nam, Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, đặc biệt trong ngành sản xuất công nghệ cao như sản xuất thiết bị bán dẫn, công nghệ thông tin, công nghiệp dược phẩm, y tế, thiết bị năng lượng tái tạo…
Ngoài việc giữ vững ngành sản xuất điện tử là động lực chính, Bắc Ninh đang hướng đến việc đa dạng hóa các ngành công nghiệp giá trị cao, tích hợp chuỗi giá trị với nghiên cứu phát triển và thiết kế. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp sử dụng năng lượng xanh và tái tạo được xem là trọng tâm để nâng cao vịthế của Bắc Ninh trên chuỗi giá trị toàn cầu, hứa hẹn sẽ tiếp tục đưa tỉnh trở thành động lực tăng trưởng không chỉ của khu vực mà còn của cả nước trong tương lai gần.
Nguồn: https://baodautu.vn/batdongsan/trien-vong-thi-truong-bat-dong-san-cong-nghiep-bac-ninh-nam-2025-d231829.html