Trang chủNewsKinh tếTriển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động - Bài...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài 4: Xu hướng lên ngôi của chủ nghĩa bảo hộ và phi toàn cầu hóa



Xu hướng này được thể hiện qua việc Mỹ duy trì thuế quan cao với hàng hóa Trung Quốc, ban hành đạo luật như Đạo luật CHIPS và Khoa học, có mục đích được nêu là để tái công nghiệp hóa và nỗ lực kiểm soát công nghệ then chốt. Liên minh châu Âu (EU) cũng không nằm ngoài xu hướng này với chính sách tự chủ chiến lược dựa trên công cụ Thỏa thuận Xanh châu Âu và các biện pháp bảo hộ thị trường nội khối. Ấn Độ cũng đã áp thuế quan đối với sản phẩm tấm pin Mặt trời nhập khẩu, kể từ năm 2018, nhằm ngăn chặn sự tràn lan của các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc.

Các biện pháp phi thuế quan, hay rào cản kỹ thuật, như các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, ngày càng trở nên phổ biến. Từ năm 2022, hơn 70% thương mại thế giới chịu rào cản kỹ thuật. Bằng cách áp đặt quy định cụ thể về bản chất của sản phẩm hoặc phương thức sản xuất, những biện pháp này trên thực tế tạo ra rào cản đối với việc nhập khẩu các sản phẩm không tuân thủ các quy định mới. EU đã áp dụng mạnh mẽ chính sách như vậy để bảo vệ ngành nông nghiệp nội khối, 90% trao đổi nông nghiệp buộc phải tuân thủ các điều kiện này. Các biện pháp khắt khe tạo thành ngoại lệ đối với nguyên tắc tối huệ quốc và đi ngược lại với chủ nghĩa đa phương mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ủng hộ.

Trong sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc là quốc gia đặc biệt bị ảnh hưởng. Việc Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 đồng nghĩa với sự tăng trưởng xuất khẩu, vì khi tham gia tổ chức này, Trung Quốc được hưởng lợi từ việc giảm đáng kể thuế quan áp dụng cho các sản phẩm xuất khẩu (theo điều khoản tối huệ quốc). Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cường quốc châu Á đã trở thành mục tiêu chính của các nước thành viên WTO. Vào năm 2019, 45% giá trị nhập khẩu toàn cầu bị ảnh hưởng bởi biện pháp bảo hộ tạm thời liên quan đến Trung Quốc, con số cao hơn hẳn so với mức 14% của năm 2001. Tỷ lệ này tiếp tục gia tăng do căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, vốn đã leo thang kể từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump (giai đoạn 2017-2021).

Thập kỷ vừa qua cũng đánh dấu sự thay đổi trong việc sử dụng chính sách thương mại. Các lý do cổ điển để bảo vệ công nghiệp trong nước giờ đây đã được thay thế bằng các lập luận chính trị và rộng hơn nữa là địa chính trị. Nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Trump là một ví dụ điển hình, minh họa cho mối liên hệ chặt chẽ giữa chính sách thương mại và cương lĩnh bầu cử. Chính ông là người đã xây dựng chiến dịch truyền thông dựa trên khẩu hiệu “America First” để giành thắng lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng, nhiệm kỳ 2017-2021, và tiếp tục đắc cử trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua với khẩu hiệu “Make America Great Again” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại).

Cuối cùng, người ta nhận thấy rằng các quốc gia ngày càng sử dụng nhiều công cụ phi truyền thống mà thoạt nhìn không thể hiện ý định bảo hộ, nhưng lại có tác động bảo hộ rất lớn. Ví dụ như Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được Chính phủ Mỹ thông qua vào tháng 7/2022. Đạo luật này cho phép các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ được hưởng trợ cấp cho tiêu dùng và sản xuất xe điện. Nhưng dưới vỏ bọc thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô xanh, luật này đưa ra các khoản trợ cấp công với điều khoản ưu tiên trong nước. Tương tự, EU cũng trang bị cho mình các công cụ thương mại mới, cho phép áp dụng các biện pháp tăng cường chính sách bảo hộ nội khối để đáp lại các áp lực bên ngoài.

Cơ hội và thách thức đan xen

Các chính sách bảo hộ đã dẫn đến sự tái cấu trúc toàn diện của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp đang chuyển từ tối ưu hóa chi phí sang đảm bảo an toàn. Ba xu hướng chuyển dịch chính đang diễn ra trên thế giới, đó là chuyển sản xuất sang các nước đồng minh tin cậy (friendshoring), đưa sản xuất về gần thị trường tiêu thụ (nearshoring) và đưa các dây chuyền sản xuất về nước (re-shoring).

Việc tái cấu trúc có chủ ý các giao dịch thương mại vì mục đích an ninh này ngày càng áp đặt logic về sự gần gũi, trên cả khía cạnh địa lý và giá trị – một cách để tạo nội dung cho các khái niệm nearshoring hoặc friendshoring. Trên thực tế, Mỹ muốn xích lại gần và xây dựng chuỗi giá trị trên lục địa Mỹ trong khuôn khổ Hiệp định Mỹ-Canada-Mexico (USMCA). Ở châu Á, phù hợp với ý tưởng toàn cầu hóa giữa bạn bè, Mỹ ưu tiên thương mại với các đồng minh của mình – Nhật Bản, Hàn Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) – đặc biệt là trong trao đổi công nghệ then chốt như chip thế hệ mới nhất.

Xu hướng phi toàn cầu hóa mang lại cả cơ hội và thách thức. Về mặt tích cực, nó giúp tăng cường an ninh chuỗi cung ứng, thúc đẩy phát triển công nghiệp nội địa, và giảm phụ thuộc vào nguồn cung đơn lẻ. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những tác động tiêu cực: chi phí sản xuất tăng, lạm phát cao hơn, và hiệu quả kinh tế giảm sút do mất đi lợi thế của chuyên môn hóa và quy mô.

Theo chuyên gia Isabelle Job-Bazille, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế tại Crédit Agricole của Pháp, mặc dù các sự kiện gần đây cho thấy xu hướng bảo hộ mạnh hơn trước, việc thực hiện các biện pháp bảo hộ dường như cũng trở nên khó khăn và không chắc chắn hơn đối với các chính phủ, do sự đan xen của chuỗi giá trị quốc tế. Do đó, khó có thể biết liệu nền kinh tế áp dụng chính sách bảo hộ cuối cùng có phải trả chi phí phụ thêm nhiều hơn so với các nền kinh tế ban đầu bị nhắm đến hay không.

Ví dụ, một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia kinh tế Mỹ Mary Amiti, Stephen Redding và David Weinstein cho thấy năm 2018, trong thời gian chính quyền Tổng thống Trump thực hiện các biện pháp bảo hộ, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ không thay đổi do toàn bộ việc tăng thuế hải quan đã chuyển sang giá bán. Do đó, chính người tiêu dùng Mỹ và các công ty Mỹ nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho hoạt động sản xuất của họ lại là những người phải trả thuế bảo hộ, ước tính lên đến 4 tỷ USD mỗi tháng.

Như vậy, các biện pháp bảo hộ bằng hàng rào thuế quan được thực hiện dưới thời Tổng thống Trump đã khiến giá hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ tăng lên và đối tượng phải trả giá cho sự gia tăng này lại là người tiêu dùng bản địa và doanh nghiệp nhập khẩu chứ không phải là doanh nghiệp hay nước xuất khẩu. Điều này nhấn mạnh sự không tương thích có thể có giữa mục tiêu của chính phủ và mục tiêu của doanh nghiệp. Địa chính trị thuộc về chính phủ, nhưng việc truyền tải nó vào quan hệ kinh tế phụ thuộc vào hành vi của các doanh nghiệp, thường là các công ty đa quốc gia.

Nhìn về tương lai, xu hướng bảo hộ dự báo sẽ còn tiếp tục và sâu sắc hơn trong những năm tới. Giai đoạn 2024-2025 sẽ chứng kiến sự tiếp tục của các chính sách bảo hộ và tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Đến giai đoạn 2026-2030, chúng ta có thể thấy sự hình thành rõ nét của một trật tự thương mại đa cực, với các chuỗi cung ứng khu vực và sự cân bằng mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh này, các quốc gia cần xây dựng chiến lược công nghiệp quốc gia phù hợp, đa dạng hóa quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và nguồn nhân lực.

Điều quan trọng là tìm được điểm cân bằng giữa bảo hộ và mở cửa, giữa an ninh và hiệu quả. Đối với doanh nghiệp, đây là thời điểm then chốt để điều chỉnh chiến lược. Cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đẩy mạnh số hóa và tự động hóa, đồng thời phát triển thị trường nội địa như một phòng tuyến trước biến động bên ngoài.

Xu hướng phi toàn cầu hóa, bảo hộ thương mại không đồng nghĩa với sự kết thúc của hợp tác quốc tế. Thay vào đó, thế giới đang chứng kiến sự chuyển đổi sang một mô hình mới – một mô hình cân bằng hơn giữa hội nhập và tự chủ, giữa hiệu quả và an ninh. Thách thức đặt ra cho cộng đồng quốc tế là làm sao để quản lý sự chuyển đổi này một cách hiệu quả, tránh những xung đột không cần thiết và đảm bảo một trật tự kinh tế thế giới công bằng, bền vững cho tất cả các bên.

Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn cầu





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/trien-vong-tang-truong-tu-mot-the-gioi-bien-dong-bai-4-xu-huong-len-ngoi-cua-chu-nghia-bao-ho-va-phi-toan-cau-hoa/20241206102115459

Cùng chủ đề

Thủ tướng đôn đốc triển khai các dự án nhà ở xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội. ...

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân yêu cầu các cấp khẩn trương cụ thể hóa, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tinh thần quyết liệt, hiệu quả. ...

Malaysia-Australia ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông

Ngày 10/12, tại Melbourne, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Mohamed Khaled Nordin và Phó Thủ tướng Australia kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles đã tiến hành cuộc họp Ủy ban cấp cao Malaysia-Australia về hợp tác quốc phòng lần thứ 4.

Thương hiệu tiên phong trong khái niệm nghỉ dưỡng “all-inclusive” đến Việt Nam

Tiếp tục là “thỏi nam châm” thu hút các thương hiệu nghỉ dưỡng đẳng cấp nhất thế giới, trong đó có Rixos với mô hình “all-inclusive” về Việt Nam, Phú Quốc đang trở thành điểm đến mới của giới thượng lưu toàn cầu. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng: Kiến nghị sớm hoàn thiện, đưa khu công viên phần mềm số 2 vào hoạt động

DNVN - Tại kỳ họp thứ 21 của HĐND TP Đà Nẵng khai mạc ngày 11/12, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP kiến nghị cần khẩn trương hoàn thành dự án để sớm đưa hạ tầng khu công viên phần mềm (CVPM) số 2 vào hoạt động. ...

Kính viễn vọng James Webb phát hiện vũ trụ mở rộng nhanh hơn dự đoán

DNVN - Nghiên cứu từ kính viễn vọng James Webb của NASA vừa được công bố đã đưa ra một phát hiện đáng chú ý, cho thấy tốc độ mở rộng của vũ trụ nhanh hơn 8% so với ước tính trước đây. ...

Nghiên cứu thành công loại bọt biển sinh học làm từ bông và xương mực loại bỏ tới 99,8% vi nhựa trong nước

DNVN - Các chuyên gia Trung Quốc công bố rằng họ đã phát triển thành công bọt biển sinh học làm từ xương mực và bông, có khả năng loại bỏ gần như toàn bộ hạt vi nhựa trong nước với tỷ lệ đạt tới 99,8%. ...

EU điều tra thỏa thuận quảng cáo nhắm đến thanh thiếu niên giữa Google và Meta

DNVN - Theo Financial Times, ngày 10/12, cơ quan quản lý Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động cuộc điều tra liên quan đến thỏa thuận quảng cáo bí mật giữa Google và Meta. EU nghi ngờ thỏa thuận này có thể vi phạm các quy định của tổ chức này. ...

ByteDance và TikTok đề nghị tạm ngừng thi hành lệnh cấm tại Mỹ

DNVN - TikTok, ứng dụng video ngắn nổi tiếng, cùng công ty mẹ ByteDance đã nộp đơn lên tòa án ngày 9/12, đề nghị Tòa Phúc thẩm Mỹ tại Quận Columbia tạm hoãn thực hiện luật buộc ByteDance phải bán cổ phần tại TikTok trước hạn chót 19/1. Yêu cầu này nhằm chờ phán...

Bài đọc nhiều

Thương hiệu Quốc gia 2024: Tự tin vươn mình vào kỷ nguyên xanh

Từ khi ra đời vào năm 2003, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã trở thành biểu tượng đầy tự hào của tinh thần dân tộc và khát vọng vươn xa của đất nước. Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, Chương trình còn mang ý nghĩa lớn lao, đánh dấu nỗ lực khẳng định vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế thông qua những thương hiệu...

Yến Sào Khánh Hòa từ niềm tự hào quốc gia đến thương hiệu toàn cầu

Khánh Hòa là vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, những bãi biển xanh trong và nguồn tài nguyên phong phú. Đặc biệt, nơi đây còn là quê hương của một sản phẩm đặc biệt, được mệnh danh là “vàng trắng” của Việt Nam - yến sào. Được biết đến không chỉ vì giá trị dinh dưỡng cao mà còn vì những câu chuyện gắn liền với lịch sử và văn hóa, yến sào Khánh...

Gcoop Việt Nam trao quà tặng cho người khiếm thị tại mái ấm Thiên Ân

Mái ấm Thiên Ân được thành lập từ năm 1999, nơi đây đã trở thành một mái nhà đầy tình thương của những người khiếm thị. Mái nhà nhỏ bé này đang nuôi dưỡng hơn 40 người không may mắn bị khuyết tật.Nhằm chia sẻ phần nào khó khăn, động viên tinh thần cho những hoàn cảnh kém may mắn tại Mái ấm Thiên Ân, Quỹ từ thiện "Trái tim Gcooper" của Gcoop Việt Nam đã trao tặng...

Ea Kly vun đắp niềm tin đi tới

(ĐCSVN) - Khi mặt trời vừa ló rạng, khu vực trung tâm xã Ea Kly, huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk đã bừng lên sinh khí của một ngày mới. Trên các ngả đường, người vào nương rẫy, người buôn bán, học sinh nô nức đến trường nhộn nhịp, huyên náo. Ngày mới ở Ea Kly bây giờ là thế, không còn cảnh hoang vu, đìu hiu một thuở. ...

Cùng chuyên mục

Vẻ đẹp khó cưỡng của Hòn Khô ở Quy Nhơn

Đảo Hòn Khô nằm trong quần thể 32 hòn đảo gần bờ của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 19km. Hòn Khô xinh đẹp, bình yên, mềm mại chứ không hề khô khan như cái tên của mình. Hòn Khô có rất ít cây và hầu như không có cây nào cao quá đầu, vì vậy cực kỳ nắng. Vậy nên nếu không muốn đi chơi về có một làn da bánh mật thì...

Tiêu hủy hàng chục ngàn sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng

Sáng 9/12, tại Nhà máy của Công ty CP Môi Trường Việt Úc (Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tổ chức tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm, dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đại diện các phòng chuyên môn và các Đội Quản lý thị trường liên quan.Tổng có gần 20.000 sản phẩm vi phạm đã được tiêu hủy...

Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israsel

Ngày 11/12, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã được giới thiệu chính thức tại Hà Nội. Chiều ngày 11/12, tại Hà Nội, hội thảo giới thiệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được tổ chức đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ giữa Việt Nam và Israel. VIFTA không...

Buôn lậu gia tăng với giá trị hàng hóa vi phạm tăng mạnh

(ĐCSVN) - Trong tháng 11/2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Mặc dù số vụ vi phạm giảm 19,01% so với cùng kỳ năm 2023, giá trị hàng hóa vi phạm lại tăng đột biến tới 140,3%. Điều này cho thấy các đối tượng buôn lậu đang gia tăng hoạt động với quy mô lớn hơn và thủ đoạn tinh vi...

Thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

(ĐCSVN) - Thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH) là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, trung...

Mới nhất

Đồng Tháp dựa vào thế mạnh đặc trưng để bứt phá

Đồng Tháp cần huy động mọi nguồn lực, các thế mạnh đặc trưng để bứt phá, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng...

“Bữa tiệc offline” với khách hàng lần đầu tiên

Chỉ trong 4 ngày từ 28/11-1/12/2024, sự kiện Zalopay Year End Fes 2024 đã thu hút hơn 172.000 lượt khách tham quan, ghi nhận 25.000 giao dịch thành công cùng sự đồng hành của hơn 30 thương hiệu lớn như: NAPAS, Ngân hàng CIMB Việt Nam, VinFast, MobiFone, Chứng khoán DNSE, VNGGames, FPT Shop… Tất cả hoạt động mua...

Bác sĩ chỉ ra các bài tập đơn giản giúp mắt khỏe

Những người thường cảm thấy mỏi mắt, nhức mắt, nhất là khi bị cận, do làm việc hay tiếp xúc nhiều với thiết...

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra , giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP...

Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện...

Mới nhất