Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrên 63% giáo viên có nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy...

Trên 63% giáo viên có nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy thêm

Trên 63% giáo viên được khảo sát bày tỏ nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy thêm. Đó là kết quả được ghi nhận từ ‘Nghiên cứu đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang’ do Viện Phát triển chính sách ĐH Quốc gia TP.HCM thực hiện.

Trên 63% giáo viên có nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy thêm- Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu kiến nghị vấn đề dạy thêm, học thêm cần được nhìn nhận đa chiều

Trong khuôn khổ đề án “Nghiên cứu đời sống của giáo viên khu vực Nam bộ: Thực nghiệm tại tỉnh Bình Thuận, Tây NinhHậu Giang”,Viện Phát triển chính sách ĐH Quốc gia TP.HCM đã tiến hành nghiên cứu, phỏng vấn 132 các nhà quản lý giáo dục, giáo viên các cấp và khảo sát diện rộng 12.505 giáo viên thuộc 3 địa phương trên trong tháng 9-10 vừa qua.

Trên 25% giáo viên dạy thêm trong trường

Ngoài hoạt động dạy chính khóa tại trường, vẫn còn tình trạng giáo viên tham gia hoạt động dạy thêm để gia tăng thu nhập. Có trên 25% giáo viên được khảo sát có thực hiện dạy thêm trong trường và trên 8% có dạy thêm ngoài trường. Việc dạy thêm chủ yếu tập trung vào nhóm các môn học như: toán, văn, Anh văn, lý, hóa (chiếm trên 79%). Thời gian dạy thêm của giáo viên cũng tăng dần theo các cấp học, trung bình những giáo viên có dạy thêm ở cấp giáo dục tiểu học là 8,6 giờ/tuần, cấp THCS là 13,75 giờ/tuần và cấp THPT là 14,91 giờ/tuần.

Các loại hình dạy thêm của giáo viên cũng rất đa dạng từ dạy thêm tại trường, tại nhà, trung tâm, hình thức trực tuyến và trên các kho dữ liệu học tập mở. Việc dạy thêm tại trường chủ yếu là các hoạt động dạy phụ đạo, tăng tiết, ôn thi tốt nghiệp với sự thống nhất tổ chức của nhà trường và phụ huynh học sinh. Dạy thêm tại trung tâm chủ yếu rơi vào nhóm giáo viên phụ trách môn ngoại ngữ. Ngoài ra, giáo viên vẫn còn tình trạng dạy thêm tại nhà với các hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến mặc dù việc này vẫn đang bị cấm hiện nay.

Nhưng nhóm nghiên cứu nhìn nhận, nhiều giáo viên tâm sự rằng ngoài một số trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” trong hoạt động dạy thêm, thì hiện nay nhu cầu được học thêm là có thật và chính đáng. Do tình trạng bệnh thành tích nên nhiều trường hợp học sinh yếu vẫn cứ được “tạo điều kiện” để lên lớp hoặc chuyển cấp. Kết quả các học sinh này bị mất gốc, tiếp thu không nổi và kịp kiến thức đang học ở lớp, cảm thấy chán học. Trường hợp này phụ huynh rất có nhu cầu cho các em được học thêm để củng cố lại kiến thức.

Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu cũng nhìn nhận, một bộ phận phụ huynh hiện nay cũng đặt kỳ vọng về con mình rất cao nên họ rất muốn con mình phải học thêm, đặc biệt là các lớp chuẩn bị chuyển cấp để được vào học các trường tốt. Ngoài ra hiện nay, nhiều phụ huynh làm công chức hay công nhân, giờ làm việc cố định nên không đón con kịp, họ có nhu cầu nhờ giáo viên đưa đón về nhà, dạy thêm thậm chí là chăm cho các em ăn, uống. Như vậy, nếu thầy cô dạy bằng cái tâm, học trò học vì nhu cầu thật sự thì dạy thêm học thêm là cần cần thiết và như thực tế đang tồn tại.

Trước những nhu cầu có thật này thì giáo viên phải dạy “chui”. Điều này, theo nhiều giáo viên thừa nhận, làm tổn thương nghiêm trọng đến hình ảnh của nhà giáo trong mắt các em học sinh và cả xã hội.

Trên 63% giáo viên có nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy thêm- Ảnh 2.

Dự thảo thông tư quy định về dạy thêm học thêm đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận

Những câu hỏi cần có lời giải

Quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận được những băn khoăn của giáo viên như: vì sao những ngành nghề khác được làm thêm hợp pháp nhưng nghề giáo thì không, vì sao giáo viên dạy ở trường không được dạy thêm còn giáo viên tự do có thể mở lớp dạy? Nhóm nghiên cứu cho rằng, đây là những câu hỏi cần có lời giải. Chính vì vậy, có đến trên 63% giáo viên bày tỏ nguyện vọng được hợp pháp hóa việc dạy thêm, bao gồm cả dạy thêm ở nhà và dạy thêm trực tuyến để tăng thu nhập từ chính năng lực của mình. Đồng thời giữ được hình ảnh cao quý của nghề giáo trong mắt học sinh và xã hội còn hơn làm các nghề tay trái ít liên quan đến nghề nghiệp.

Trong nghiên cứu, nhóm tác giả cho rằng, thay vì nghiêm cấm dạy thêm, học thêm chúng ta cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, cơ chế minh bạch, công khai trong việc dạy thêm để lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh và cộng đồng cùng tham giám sát. Đồng thời phải đặt trong bối cảnh chuyển đổi số của ngành giáo dục và trên nền tảng quản lý trực tuyến với sự thống nhất cả nước. Ngoài ra tập trung các giải pháp từ nhiều bên liên quan để nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm tình trạng dạy thêm học thêm không cần thiết thay vì tập trung cấm đoán.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS-TS Đỗ Phú Trần Tình, Viện trưởng Viện phát triển chính sách ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết nhóm nghiên cứu mong muốn khảo sát thêm ý kiến của phụ huynh ở các nhóm địa phương khác nhau để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề dạy thêm học thêm.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tren-63-giao-vien-co-nguyen-vong-hop-phap-hoa-viec-day-them-185241124165631023.htm

Cùng chủ đề

Kiên Giang: Tuyên truyền kiến thức pháp luật cho giáo viên, học sinh tại thành phố Phú Quốc

Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 vừa tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật cho hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tại TP Phú Quốc (Kiên Giang). Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12), ngày 15/12, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Phú...

Giáo viên tự bỏ tiền túi mua tivi để dạy học: Trân trọng nhưng không nên khuyến khích

Nhằm giúp tiết học trở nên sinh động, các giáo viên Trường tiểu học Tân Quới 2 (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã tự bỏ tiền túi mua tivi đưa đến trường dạy học. Câu chuyện này khơi lên ý kiến trái chiều...

Hà Nội thiếu hơn 6.000 giáo viên, khó ký hợp đồng

Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội mới đây, ông Cảnh nói rằng, hiện nay đội ngũ giáo viên các cấp mới chỉ đáp ứng được 93% so với định mức, thiếu hơn 6.000 người.Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, nhiều quận, huyện có khu đô thị tăng dân số mạnh dẫn đến giảm tỷ lệ giáo viên, thiếu giáo viên. Có những năm tuyển sinh đầu cấp đối với lớp 1 tăng mạnh....

‘Không cần luyện chữ đẹp, con tôi viết xấu vẫn có thể thành công’

Suốt mấy tháng nay, kể từ ngày cậu con trai út - Anh Khôi vào lớp 1, chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thường xuyên nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo chủ nhiệm về việc con viết chữ như gà bới.Cô giáo trao đổi, Anh Khôi có chữ xấu nhất lớp nên rất khó khăn trong quá trình chấm bài, trong khi các bạn ai cũng viết đẹp, rõ ràng. Thậm...

Trần tình của thầy giáo thuê 2 người dạy thay hơn một năm

(Dân trí) - Nam giáo viên thuê người đứng lớp thay ở Gia Lai trần tình, do không theo kịp chương trình đổi mới giáo dục, dù đã nỗ lực trau dồi kỹ năng. Ngày 10/12, ông Rơ Châm Thom, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã trần tình khi bị kỷ luật vì nhờ người đứng lớp thay.Theo ông Thom, trong làng, ông may mắn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Khó khăn thì thích nghi!

Tôn vinh nghề thêu Hà Nội qua bộ sưu tập áo dài ‘Đường thêu của mẹ’

Bộ sưu tập áo dài (BST) Đường thêu của mẹ ra mắt vào thời điểm chào đón năm...

Chính phủ mới Syria muốn Nga ‘xem xét lại’ hiện diện quân sự

Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria. ...

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ "thiện cảm" với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ "xem xét" lại lệnh cấm ứng dụng này. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Chấp hành Luật An toàn giao thông là một tiêu chí

TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã dành chương II để quy định về các nội dung liên quan đến giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho học sinh.  TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Mới nhất

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Bình Dương tăng cường đấu tranh với tội phạm ‘tín dụng đen’

Tỉnh Bình Dương đã phát hiện triệt xóa 74 vụ với 148 đối tượng về các hành vi liên quan đến "tín dụng đen", trong đó đã khởi tố 50 vụ với 91 bị can về hành vi cho vay nặng lãi. Ngày 11/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg...

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Omega-3 là nhóm các axit béo. Trong đó, DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là chất béo Omega-3 có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Tay chân tê cóng ngày lạnh, đeo găng tay vẫn lạnh: Đừng chủ quan

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến tay chân lạnh cóng, còn nếu đã đi tất, đeo găng tay… mà tay chân vẫn lạnh, cần phải nghĩ tới các bệnh lý nguy hiểm và tìm cách khắc phục. ...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!

Sản phẩm OCOP Hà Nội