Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTranh luận sôi nổi về môn thi thứ 3 vào lớp 10

Tranh luận sôi nổi về môn thi thứ 3 vào lớp 10

Bạn đọc Thanh Niên tranh luận sôi nổi về môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và mong rằng Bộ GD-ĐT nghiên cứu kỹ để sớm ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo thẩm quyền.

Như Thanh Niên đã thông tin, Cổng thông tin Chính phủ thông báo Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT.

Tranh luận sôi nổi về môn thi thứ 3 vào lớp 10- Ảnh 1.

Học sinh trao đổi với nhau sau buổi thi vào lớp 10 THPT

Theo đó, Phó thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn thiện, ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo thẩm quyền, trong đó xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường và học sinh (HS), nhất là trong việc chủ động có kế hoạch dạy và học, ôn tập phù hợp, hiệu quả.

Hồi tháng 10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định chung việc thực hiện 3 môn thi, gồm toán, ngữ văn và một môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31.3 hằng năm. Môn thi thứ 3 được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Việc lựa chọn môn thi thứ 3 có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản.

Không ít ý kiến cho rằng dù dự thảo Bộ GD-ĐT công bố không yêu cầu phải “bốc thăm” môn thi thứ 3 nhưng lại quy định môn thi thứ 3 phải thay đổi hằng năm thì các sở GD-ĐT khó có cách nào khác.

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho rằng môn thi tuyển sinh THPT nên xác định rõ ràng, minh bạch và ổn định trong nhiều năm. Không và tuyệt đối không dùng hình thức “bốc thăm”. Trong khi đó, điều 12, khoản 1 trong dự thảo lại quy định: môn thi thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học lựa chọn và một trong 2 phương án và công bố trước 31.3 hằng năm. “Quy định này nếu ban hành chính thức sẽ dẫn đến các sở GD-ĐT phải “bốc thăm”, “may nhờ rủi chịu”. Thật sự không nên!”, ông Khang góp ý.

Không nên “bốc thăm”, “may rủi”

Nhiều bạn đọc (BĐ) cho rằng không nên dùng hình thức “bốc thăm” để chọn môn thi thứ 3, vì cách làm này không phù hợp với giáo dục. BĐ Minh Duc Trinh góp ý: “Không nên và tuyệt đối không nên dùng phương án “may rủi” để xác định môn thi vào THPT. Hãy ổn định môn thi như trước để tránh gây hoang mang, bối rối cho HS và phụ huynh (PH). Tiếng Anh là môn cơ bản và quan trọng, có thể áp dụng nhiều trong đời sống thực tế, theo tôi, cần phải duy trì và phát triển nó”.

Nhiều BĐ khác cũng ủng hộ chọn môn thi thứ 3 là tiếng Anh. BĐ Lân Kỳ cho biết trong cuộc họp PH trường mới đây, thì “môn thi thứ 3 được các PH đặt câu hỏi, các HS cũng đang hoang mang. Hiện nay đi đâu cũng nghe nói công dân toàn cầu, hội nhập toàn cầu, ngoại ngữ được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, nên môn thi thứ 3 là ngoại ngữ, rất phù hợp”. BĐ Lài Trần Thị cũng bày tỏ: “Cứ theo như cũ là toán, văn, tiếng Anh, đừng làm xáo trộn thêm nữa. Việc cần làm là dẹp ngay chuyện dạy thêm và học thêm, tránh trường hợp giáo viên không truyền đạt hết kiến thức trên lớp cho HS”.

Các tỉnh, thành tự quyết định môn thi thứ 3

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến không đồng tình với việc chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ. BĐ Huynh góp ý: “Toán, văn là được rồi. Tiếng Anh chỉ là công cụ khi nào cần thì học, đi làm vẫn học được. Quan trọng là phát triển nền khoa học kỹ thuật”.

Cùng ý kiến, BĐ Pin chia sẻ: “Đề nghị chỉ tổ chức thống nhất thi 2 môn (toán, văn) là hợp lý. Điều kiện học ngoại ngữ hiện nay nhìn chung chưa đồng đều. Những nhà có điều kiện thì đã cho con em mình học ngoại ngữ ở trung tâm từ nhỏ, còn những nhà không đủ điều kiện hoặc ở vùng xa thì không thể làm được, nên sức học các em sẽ có sự chênh lệch. Và cũng không nên tổ chức “bốc thăm” thi môn thứ 3, vì vừa rất rối vừa thêm việc”.

Trong khi đó, BĐ DBBD chia sẻ: “Nên để các tỉnh, thành tự quyết định về môn thi thứ 3. Lên THPT đã cho chọn môn học môn không rồi thì còn sợ học lệch gì nữa, trong khi đó ở THCS các em đã học đủ các môn rồi”.

“Tôi đồng tình với việc để các tỉnh, thành tự quyết định môn thi thứ 3, vì như vậy sẽ sát với tình hình địa phương. Nhưng có đề nghị là thi môn gì thì cũng nên giữ ổn định nhiều năm, đừng mỗi năm mỗi thay đổi, và công bố môn thi thật sớm, để nhà trường, PH, HS chủ động trong giảng dạy và học tập”, BĐ The Minh ý kiến.

Tôi đề nghị chỉ cần thi 2 môn là văn và toán, kết hợp với điểm học bạ cả quá trình học cấp 2.

[email protected]

Hoan nghênh nếu Bộ GD-ĐT chọn môn thứ 3 là ngoại ngữ. Vì ngoại ngữ là cánh cửa tri thức bước vào kỷ nguyên số cho các con.

Chi Nguyen




Nguồn: https://thanhnien.vn/tranh-luan-soi-noi-ve-mon-thi-thu-3-vao-lop-10-185241124204133603.htm

Cùng chủ đề

Dự kiến siết quy định xét tuyển sớm, các trường đại học than khó

Tại dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025 vừa công bố, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học không dành quá 20% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển sớm và khi xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 (thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay), trong đó bắt buộc có điểm môn Toán hoặc Văn. Về dự kiến siết xét tuyển sớm, ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm...

Siết chỉ tiêu tuyển sinh sớm đại học

TPO - Bộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.  TPO - Bộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.  Bộ GD&ĐT vừa thông tin về dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học (ĐH), tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non...

Nhiều thay đổi quan trọng

(NLĐO)- Bộ GD-ĐT dự kiến chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo ...

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

TPO - Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025. TPO - Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa thông báo...

TP.HCM hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên trong hè

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn xác định nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên trong hè. Theo đó, việc xác định nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên trong hè để làm cơ sở tính số...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bác sĩ dặn để ý 3 dấu hiệu xảy ra vài ngày trước cơn đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Nhận biết sớm cơn đột quỵ để điều trị kịp thời là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân. ...

NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh

Hôm nay (25.11), Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thúc giục giới lãnh đạo doanh nghiệp hãy chuẩn bị cho viễn cảnh chiến tranh và điều chỉnh dây chuyền...

Sơ mi polo dệt kim dáng ôm, ‘item’ hoang dã của mùa đông

Chiếc áo sơ mi polo dệt kim mùa này được định nghĩa là phiên bản 3.0 từ chiếc...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Khởi công dự án 300 tỉ đồng tại làng Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết tại P.Hòa Quý (TP.Đà Nẵng) - Điện Ngọc (Quảng Nam) với vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng. ...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Cùng chuyên mục

Diễn biến mới vụ cho con học ‘trường Mỹ’, không ngờ chỉ là trung tâm tiếng Anh

Xuất hiện video phụ huynh đến trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân đòi bảng điểm của con, nhưng trung tâm trả lời bất nhất. Trung tâm trả lời bất nhất? Điều đáng nói, trước đó cũng bà T. xuất hiện trong video trên...

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ dự kiến mở thêm nhiều ngành mới như: Trí tuệ nhân tạo; Luật dân sự và tố tụng dân sự... Ngoài ra, trường cũng vừa thành lập trường Sư phạm.

Nước lũ lên cao, Thừa Thiên – Huế tiếp tục cho học sinh nghỉ học

Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có công văn gửi các đơn vị trực thuộc cùng Phòng GD&ĐT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, TP Huế về việc tổ chức dạy học trong tình hình tiếp tục ứng phó với diễn biến mưa lũ. Trong công văn, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế nêu rõ, theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, từ chiều...

Nhiều trường tiếp tục cho học sinh nghỉ học để tránh mưa lũ

(Tổ Quốc) - Chiều 25/11, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản thông báo về việc tổ chức dạy và học trong tình hình tiếp tục ứng phó với diễn biến mưa lũ. ...

Làm sao để học thêm vì yêu thích chứ không phải vì gánh nặng điểm số?

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết nếu học sinh tự nguyện đi học vì yêu thích, chứ không phải học vì gánh nặng điểm số, vì sợ giáo viên trù dập. Bài viết "Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ...

Mới nhất

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương".

Bộ Quốc phòng gặp mặt Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 25/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt các đồng chí Trưởng cơ quan dại diện Việt Nam ở nước ngoài bổ nhiệm năm 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Phạm Thanh Bình, Thứ trưởng Bộ...

Bác sĩ dặn để ý 3 dấu hiệu xảy ra vài ngày trước cơn đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Nhận biết sớm cơn đột quỵ...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án “Bừng Sáng” của CARE

Dự án "Bừng Sáng", kéo dài từ năm 2023 đến 2027, được tổ chức CARE thực hiện với sự hỗ trợ từ Trung tâm tăng trưởng toàn diện Mastercard, hướng đến nâng cao sức khỏe tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam. Đây là nhóm doanh nghiệp...

Mới nhất