Trang chủNewsThời sựTránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả


Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 274/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.






Không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm. Ảnh minh họa. Ảnh: TL

Thông báo nêu: Công tác quản lý, điều hành giá trong những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chịu nhiều thách thức. Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn còn nhiều thách thức; lãi suất ngân hàng của nhiều nước còn ở mức cao. Xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, gia tăng chi phí vận tải và các rủi ro về an ninh năng lượng, lương thực; hoạt động sản xuất tại Trung Quốc chưa phục hồi mạnh mẽ. Giá xăng dầu, vàng, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất có biến động khó lường.

Trong nước, giá cả thị trường những tháng đầu năm biến động theo quy luật hàng năm; tăng vào 2 tháng đầu năm do trùng với thời điểm tháng Tết, giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết. Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2024, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu của người dân không cao nên mặt bằng giá nhìn chung ít biến động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5 năm 2024 tăng 1,24% so với tháng 12/2023, và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,78%; cơ bản nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kịch bản đề ra.

Để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, từ đầu năm đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá như đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện, tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản; tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp lễ Tết; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian tới, dự báo một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong nước như: giá các vật tư chiến lược dự báo vẫn biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng từ tình hình thế giới; áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ tăng cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu; chi phí vận tải đường biển tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương… đặt ra những thách thức trong công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm, đòi hỏi các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước cần tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5%

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong các tháng còn lại của năm 2024, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 31 tháng 01 năm 2024, Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 03 tháng 5 năm 2023. 

Trong đó, các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình thế giới, khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, kịp thời thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%.

Đồng thời, bảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị.

Không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá để xem xét, quyết định khi cần thiết với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Các Bộ: Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục…), phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan để đánh giá kỹ tác động đến CPI và mục tiêu kiểm soát lạm phát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả theo mục tiêu đề ra, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật. Các bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi sát thông tin, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định.

Các Bộ, ngành, địa phương chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để triển khai, hướng dẫn Luật Giá năm 2023 đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, điều hành giá.

Thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận. Công khai minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu

Đối với các mặt hàng cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, trong đó:

Xăng dầu: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu…

Đối với các mặt hàng điện, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá: các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế – xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

Lương thực, thực phẩm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường các mặt hàng nông sản thiết yếu như lúa gạo, thịt lợn, các vật tư nông nghiệp để kịp thời điều hòa cung cầu các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường.

Vật liệu xây dựng: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp bảo đảm cung cầu, bình ổn giá vật liệu xây dựng.

Dịch vụ vận tải hàng không: Bộ Giao thông vận tải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm, ổn định năng lực vận tải hàng không để cung ứng phù hợp, cân đối tải trên các đường bay và thị trường nội địa/quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hè 2024 sắp tới.

Dịch vụ giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ động nắm bắt thông tin về mức điều chỉnh học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập năm học 2024-2025 để có đánh giá tổng thể về mức độ tăng và tình hình triển khai thực hiện.

Đối với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/tranh-gay-xao-tron-lon-ve-mat-bang-gia-ca-667917.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp Cộng hòa Séc và TP Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan và Đại sứ Cộng hòa Séc tại...

Hà Nội tạm ngừng cấp căn cước công dân

Ngày 24/6, Công an TP Hà Nội phát đi thông báo liên quan đến cấp căn cước công dân mới từ ngày 1/7/2024. Công an TP Hà Nội cho biết, thực hiện chủ trương của Bộ Công an, để chuẩn bị điều kiện tổ chức cấp Căn cước cho công dân theo Luật Căn cước số 26/2023/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024, Công an thành phố Hà Nội tạm ngừng việc thu nhận hồ...

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn đường sắt, điện lực hàng đầu Trung Quốc

Về phần mình, Phó Chủ tịch PowerChina Vương Tiểu Quân cảm ơn sự hỗ trợ của phía Việt Nam trong suốt quá trình PowerChina hoạt động tại Việt Nam từ năm 2000 tới nay trong lĩnh vực năng lượng với tổng giá trị các hợp đồng...

Giới hạn dư lượng hóa chất nông nghiệp với nông sản xuất khẩu được Nhật Bản đề xuất ra sao?

Ngày 24/6, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) đã có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc Nhật Bản đề xuất sửa đổi mức giới hạn dư lượng (MRL) đối với hóa chất nông nghiệp. Đối với hoạt chất Benthiavalicarb-isopropyl,...

Trình Thủ tướng dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài giai đoạn 1 gần 20.000 tỷ đồng

UBND TPHCM vừa có tờ trình Thủ tướng về trình duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự án này thuộc nhóm A do UBND TPHCM làm cơ quan có thẩm quyền; đơn vị chuẩn bị dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp Cộng hòa Séc và TP Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan và Đại sứ Cộng hòa Séc tại...

Cầu nối thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam

 Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại buổi Lễ. (Ảnh: Thu Hương) ...

Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới

Chiều 24/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu Đoàn công tác, làm việc với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự cùng đoàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk...

Cơ bản giải phóng xong mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa

Tuyến cao tốc Biên Hòa -...

Rà soát kỹ quy định về đối tượng không chịu thuế

Chiều 24/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).  Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (Đoàn An Giang) nhận định, qua một thời gian dài thực hiện, Luật Thuế giá trị gia tăng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định với nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, vì...

Bài đọc nhiều

Ngăn chặn “Hộ pháp Kim Cang” lợi dụng hình ảnh ông Thích Minh Tuệ

Ngày 23-6, Công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương thông tin cho biết, cơ quan chức năng của địa phương vừa gặp gỡ, tuyên truyền để ông Đặng Văn Phòng (quê ở xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà) không mặc quần áo giống nhà sư, đi khất thực, gây hiếu kỳ, hiểu lầm, có thể dẫn đến phức tạp tình hình an ninh trật tự ở địa phương. https://www.youtube.com/watch?v=ehYIHvOuAxg Theo đó, ông Đặng Văn Phòng...

Nắm bắt cơ hội vàng ở thị trường rộng lớn của Liên bang Nga

Trong cuộc họp báo sau hội đàm với Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu: "Quan hệ đối tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp đang phát triển. Nguồn cung nông sản lẫn nhau đang tăng lên và loại sản phẩm ngày càng phong phú hơn. Tập đoàn TH của Việt Nam đang xây dựng các nhà máy chế biến sữa ở một số vùng của Nga,...

Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra thông tin công nhân tưới cây giữa trời mưa tầm tã

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội việc một công nhân đang tưới cây giữa trời mưa tầm tã - Ảnh: MXH Sáng 24-6, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một công nhân đứng phía sau chiếc xe bồn chở nước đang tưới cây trên đường Nguyễn Trãi (đoạn qua quận Thanh Xuân, Hà Nội) dù trời đang mưa lớn. Theo đó, chiếc xe bồn mang biển số 29H-491.xx đang chở một công nhân đội nón, dùng vòi từ bồn...

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Lòng tin Việt – Mỹ chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế

(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbink khẳng định lòng tin mạnh mẽ giữa hai nước, đồng thời khẳng định Mỹ đầu tư vào sự thành công của Việt Nam.   Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink trong cuộc gặp báo chí tại Hà Nội vào ngày 22/6 (Ảnh: Thành Đạt). "Chúng tôi đã đưa quan hệ đối tác của mình với Việt Nam lên tầm cao lịch sử. Chúng tôi...

Quảng Ninh: Phạt 6,5 triệu đồng nhà hàng đuổi khách, yêu cầu gọi điện xin lỗi

Cơ quan chức năng cũng yêu cầu đại diện nhà hàng Minh Phi 1 phải trực tiếp gọi điện xin lỗi khách hàng.UBND TP Hạ Long khẳng định sẽ tăng cường chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở cố tình vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, kinh doanh hàng cấm, hàng...

Cùng chuyên mục

Hà Nội tạm ngừng cấp căn cước công dân

Ngày 24/6, Công an TP Hà Nội phát đi thông báo liên quan đến cấp căn cước công dân mới từ ngày 1/7/2024. Công an TP Hà Nội cho biết, thực hiện chủ trương của Bộ Công an, để chuẩn bị điều kiện tổ chức cấp Căn cước cho công dân theo Luật Căn cước số 26/2023/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024, Công an thành phố Hà Nội tạm ngừng việc thu nhận hồ...

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn đường sắt, điện lực hàng đầu Trung Quốc

Về phần mình, Phó Chủ tịch PowerChina Vương Tiểu Quân cảm ơn sự hỗ trợ của phía Việt Nam trong suốt quá trình PowerChina hoạt động tại Việt Nam từ năm 2000 tới nay trong lĩnh vực năng lượng với tổng giá trị các hợp đồng...

Trình Thủ tướng dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài giai đoạn 1 gần 20.000 tỷ đồng

UBND TPHCM vừa có tờ trình Thủ tướng về trình duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự án này thuộc nhóm A do UBND TPHCM làm cơ quan có thẩm quyền; đơn vị chuẩn bị dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư...

Uniqlo đồng hành cùng doanh nghiệp Việt, nâng cao năng lực sản xuất ngành dệt may

Ngày 24/6/2024, thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, từ ngày 21 - 23/6/2024, nhân chuyến công tác tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có buổi làm việc với ông Noriaki Koyanma - Giám đốc Điều hành kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Fast Retailing tại trụ sở của Fast Retailing Nhật Bản. Tại buổi làm việc, ông...

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Phấn đấu đến năm 2029, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm trên 3%

Hữu Lũng là huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, có tổng diện tích tự nhiên là 806,74 km2. Toàn huyện có 23 xã và 1 thị trấn, gồm 203 thôn, khu phố, trong đó có 8 xã khu vực III, 2 xã khu vực II, 13 xã, thị trấn khu vực I; có 54 thôn đặc biệt khó khăn.Những năm qua, xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân...

Mới nhất

Điểm sáng phát triển kinh tế huyện Cái Bè

Sau khi cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành nối thông cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, huyện nông thôn mới Cái Bè đang phát huy hiệu quả tiềm năng, vị thế, mở ra triển vọng mới thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây của tỉnh Tiền Giang. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc

Tiếp ông Tôn Vinh Khôn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Lãnh đạo Công ty TNHH đầu máy và toa xe Đại Liên, Trung Quốc (CRRC), Thủ tướng Chính...

Nhất Tiến Chung hợp tác phân phối sản phẩm Edge AI của Lanner

Ngày 24-6-2024, Công ty TNHH Tin học Viễn thông Nhất Tiến Chung (NTC) đã được Lanner Electronics Inc., nhà sản xuất thiết bị nhúng và điện toán biên hàng đầu tại Đài Loan (Trung Quốc), chứng nhận là nhà phân phối chính thức các sản phẩm Edge AI tại thị trường Việt Nam. ...

Mới nhất