Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nghiên cứu phát hiện lợi ích của vo gạo trước khi nấu; 4 căn bệnh cần chú ý nếu bị đau chân kéo dài không khỏi; Phát hiện cách đi bộ giảm đến 39% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường…
9 lợi ích khi uống trà gừng lúc trời trở lạnh
Lợi ích sức khỏe của gừng bao gồm khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Sau đây là những lợi ích sức khỏe của uống trà gừng vào mùa đông.
Tăng cường hệ miễn dịch. Gừng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh mùa đông như cảm cúm tốt hơn.
Giảm triệu chứng cảm lạnh và cúm. Gừng có đặc tính thông mũi tự nhiên có thể giúp giảm các triệu chứng cảm cúm như ho, đau họng và nghẹt mũi.
Làm dịu các vấn đề về tiêu hóa. Gừng giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn. Nó cũng có thể thúc đẩy sự hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Giảm viêm đau khớp. Các cơn đau khớp và đau nhức cơ bắp thường trầm trọng hơn trong mùa lạnh. Gừng chứa các Gingerol có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể làm giảm đau cơ và viêm khớp. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất gừng có thể làm giảm đau đầu gối và cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
Cải thiện lưu thông máu. Gừng có khả năng làm ấm cơ thể từ bên trong bằng cách cải thiện lưu thông máu. Điều này có thể giúp chống lại tình trạng lạnh tay chân và ngăn ngừa các vấn đề về tuần hoàn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 30.11.
4 căn bệnh cần chú ý nếu bị đau chân kéo dài không khỏi
Đau chân dù là mạn tính hay cấp tính đều cần xác định rõ nguyên nhân. Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp các phương pháp điều trị đạt hiệu quả tốt. Trong đó, một số nguyên nhân gây đau là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Cơn đau chân có thể chỉ âm ỉ nhưng cũng có thể dữ dội. Có những trường hợp đau dữ dội và cấp tính, nhưng cũng có trường hợp kéo dài thành mạn tính. Điều quan trọng là để giảm đau thì phải hiệu nguyên nhân gây đau.
Đau chân kéo dài không khỏi có thể là do những nguyên nhân sau:
Bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi có mảng bám tích tụ trong thành động mạch, làm cản trở nguồn cung cấp máu cho chân. Chính vì dòng máu lưu thông bị cản trở nên sẽ gây đau nhức, đặc biệt là khi vận động. Người bệnh còn bị kèm theo một số triệu chứng khác như chuột rút, tê hoặc yếu ở chân.
Chèn ép dây thần kinh. Dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây cảm giác tê ngứa và sau đó là đau nhức khó chịu. Nếu dây thần kinh tọa bị chèn ép thì vị trí đau nhức là toàn bộ chân.
Nguyên nhân thường gặp gây chèn ép dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là ngứa ra, tê và đau lan xuống chân. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.11.
Nghiên cứu phát hiện lợi ích của vo gạo trước khi nấu
Gạo đang được sử dụng là lương thực chính ở nhiều quốc gia. Vo gạo được xem là phần không thể thiếu khi nấu cơm. Gạo được vo sẽ sạch hơn, giúp loại bỏ được bụi bẩn, côn trùng và những vỏ trấu còn sót lại. Một nghiên cứu mới đây còn phát hiện thêm những lợi ích mới khi vo gạo.
Vo gạo là khâu không thể thiếu khi nấu cơm. Nhiều người tin rằng vo gạo trước khi nấu có thể làm giảm lượng tinh bột trong khi gạo. Điều này không hoàn toàn đúng. Vì khi vo gạo, nước vo sẽ có màu trắng đục. Nghiên cứu cho thấy đó là tinh bột tự do, hay còn gọi là amyloza, bám trên bề mặt hạt gạo. Lượng tinh bột này hình thành trong quá trình xay xát để tách vỏ trấu ra khỏi hạt gạo.
Một nghiên cứu của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Bắc Kinh (Trung Quốc) được công bố mới đây đã so sánh lợi ích của vo gạo sau khi nấu giữa 3 loại gạo là gạo nếp, gạo trắng hạt vừa và gạo thơm. Mỗi loại gạo đều được chia làm 3 nhóm, gồm không vo, vo 3 lần và vo 10 lần.
Nghiên cứu cho thấy dù có vo gạo hay không cũng không ảnh hưởng đến độ dính và dẻo của hạt cơm sau khi nấu chín. Vì độ dính và dẻo của hạt cơm không phụ thuộc vào tinh bột bề mặt mà là do một dạng tinh bột khác gọi là amylopectin. Chúng sẽ hình thành trong quá trình nấu. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!