Trang chủThừa Thiên - HuếSản vậtTrà Cung đình Huế: Hội tụ tinh hoa cố đô

Trà Cung đình Huế: Hội tụ tinh hoa cố đô

Qua 16 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Trà Cung đình Huế đã tạo dựng được vị thế khó lòng lay chuyển trên khắp cả nước.

Cái tên Trà Cung đình Huế chắc chắn không còn lạ lẫm với giới thưởng trà. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng hương vị trà mang đậm dấu ấn quý tộc, vua chúa, cùng văn hóa xứ Huế rõ nét, vô cùng độc đáo này lại do một chàng trai đất Thái Bình sáng tạo nên.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở một vùng quê tỉnh Thái Bình, anh Nguyễn Văn Phượng – Giám đốc Trà Cung đình Huế bắt đầu cuộc hành trình kiếm sống với công việc bán trà dạo khắp các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Khánh Hòa… Sau đó, anh quay lại Huế để bán trà tại chợ Đông Ba. Ở Huế, anh đã thuê một phòng trọ để ở và đạp xe quanh thành phố để bán trà, đặc biệt là khu vực chợ Đông Ba. Tại đây lượng khách trong nước cũng như du khách nước ngoài qua lại rất đông. Thương hiệu Trà Cung đình Huế trứ danh cũng được anh Phượng ấp ủ trong suốt 10 năm đằng đẵng hành nghề bán trà kiếm sống này.

Trà Cung đình Huế: Hội tụ tinh hoa cố đô - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Văn Phượng – Giám đốc Trà Cung đình Huế

Anh chia sẻ: “Năm 2005, Huế lúc này mở cửa đón càng nhiều khách du lịch về tham quan, mua sắm. So với những mặt hàng như: mè xửng, tôm chua,… thì món trà mà tôi bán đã không còn hút khách nữa. Để có thể tồn tại, lúc đó tôi đã nghĩ rằng phải xây dựng một thương hiệu mang đậm chất Cố đô để thu hút du khách. Rồi, ý tưởng tạo ra một loại trà độc đáo, mang dấu ấn của giới quý tộc, chốn cung đình đã lóe lên trong đầu tôi.”

Để tạo ra một dòng trà mới vừa lòng khách hàng không phải là điều đơn giản. Với quyết tâm sáng tạo ra một sản phẩm trà tốt cho sức khỏe nhưng người uống không bị say, không bị mất ngủ, anh Phượng đã phải vừa buôn bán kiếm sống vừa tìm tòi sách vở, nguyên liệu, công thức để chế tạo trà. Ròng rã trong hai năm, thương hiệu Trà Cung đình Huế đã ra đời trong căn phòng trọ chật hẹp như thế, và nhanh chóng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của giới thưởng trà.

Trà Cung đình Huế được tinh chế từ 16 vị thảo dược khắp ba miền Nam, Trung, Bắc như atiso, cỏ ngọt, đại táo, hoài sơn, đẳng sâm, hồng táo, hồi hoa, cam thảo bắc, hoa cúc, tim sen, hoa hòe, hoa lài, thảo quyết minh, khổ qua, kỷ tử, vối nụ. Sau khi bào chế qua các công đoạn bí truyền, trà sẽ được chọn giờ để “sao vàng hạ thổ” theo quy luật âm – dương. Đặc biệt, sản phẩm Trà Cung đình Huế được sản xuất theo phương pháp cổ truyền, không sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng huyết áp, đau đầu, mất ngủ, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nhiệt, giảm cholesterol…

Trà Cung đình Huế: Hội tụ tinh hoa cố đô - Ảnh 2.

Trà Cung đình Quý phi

Sau thành công ban đầu, anh Phượng tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau từ trà như: Trà Cung đình G8 được bào chế từ 16 loại thảo dược, Trà Cung đình G9 cũng bao gồm các nguyên liệu từ trà G8 nhưng tỷ lệ các thảo dược quý nhiều hơn, Trà Cung đình G10 với nguyên liệu giống như 2 loại trên, nhưng khối lượng nhiều hơn, lại được chia thành từng gói nhỏ vừa uống và được hút chân không kỹ lưỡng.

Gần đây, anh Phượng còn cho ra đời Trà Cung đình Quý Phi dành riêng cho phái đẹp, với tác dụng làm giảm căng thẳng, tốt cho da, làm chậm tiến trình lão hóa, ngừa mụn, ngủ ngon, giảm béo. Còn Trà Cung đình Minh Mạng dành riêng cho nam giới, có tác dụng ngừa nguy cơ bị bệnh gout, giải độc gan, gan nhiễm mỡ, đào thải độc tố do các thứ rượu, bia, thuốc lá, tăng cường sinh lực. Riêng đối với Trà Cung đình Mẫu Hậu thì dành cho người già, cùng với những công dụng nổi bậc như ngăn ngừa cao huyết áp, tim mạch, giúp ngủ ngon, ăn ngon miệng.

Trà Cung đình Huế: Hội tụ tinh hoa cố đô - Ảnh 3.

Trà Cung đình Mẫu hậu

Hiện tại, Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm Trà Cung đình Huế tại số 24 Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế và sản phẩm Trà Cung đình Huế được bày bán tại tất cả các hệ thống bán lẻ, sỉ trên toàn quốc, mỗi năm tiêu thụ lên tới gần 100 tấn trà. Không chỉ tạo ra một dòng trà đặc trưng mang tầm xứ Huế, anh còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục nhân công lao động ở trên địa bàn tỉnh.

Được biết, ngoài những đại lý truyền thống, sản phẩm Trà cung đình của doanh nhân Nguyễn Văn Phương đã có mặt tại siêu thị Aeon và hệ thống siêu thị Co.opmart trên toàn quốc. Anh cũng luôn có mặt tại các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong và ngoài nước, để giới thiệu sản phẩm xử sở Cố đô đến người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế.

Trà Cung đình Huế: Hội tụ tinh hoa cố đô - Ảnh 4.

Đệ nhất danh trà xứ Huế

Anh Phượng chia sẻ: “Khi dịch COVID-19 xuất hiện, sản lượng bán ra đã giảm mạnh xuống chỉ còn 20% so với bình thường. Đứng trước khó khăn đó, tôi đã kết nối với các kênh phân phối lớn, đặc biệt là hệ thống Co.opmart thực hiện chương trình khuyến mãi giảm giá từ 10% đến 15% nhằm gia tăng sức mua của khách hàng. Đồng thời, công ty đã đẩy mạnh dịch vụ giao hàng, thu tiền tại nhà, cũng đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ người tiêu dùng”.

Xuyên suốt 16 năm hình thành và phát triển, Trà Cung đình Đức Phượng đã tạo dựng được vị thế không thể lay chuyển. Đệ nhất danh trà xứ Huế là danh xưng xứng đáng với chất lượng tuyệt vời cũng như những nỗ lực mà chủ nhân thương hiệu đã tâm huyết vun bồi.

Cùng chủ đề

Vinausteel – hành trình 30 năm phát triển bền vững Thương hiệu Quốc gia

Vinausteel - Thép Việt Úc đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển với giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 - một danh hiệu danh giá khẳng định vị thế thương hiệu thép hàng đầu hiện nay. Tự hào là Thương hiệu Quốc gia  Vào tối ngày 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố các sản phẩm đạt danh hiệu Thương hiệu...

Trong nước ổn định; giá tiêu đen xuất khẩu giảm mạnh ở các nước

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/11/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/11 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 12/11/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ ổn định ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 139.000 -141.200 đồng/kg; giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông. Theo đó, giá...

Phát triển kinh doanh sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Trong bối cảnh công nghệ, mạng xã hội ngày càng phát triển, việc đưa các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) lên các sàn thương mại điện tử; triển khai kinh doanh, quảng bá sản phẩm OCOP trên các nền tảng trực tuyến được xem là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP… tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, cũng như phát triển các kênh tiêu thụ...

Nơi kết nối, thúc đẩy cung cầu sản phẩm OCOP

Nhiều tỉnh, thành phố đem các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng… giới thiệu, quảng bá tại Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP) vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuần lễ sản phẩm OCOP là hoạt động cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc các vùng, miền trên phạm...

Hòa An chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Hòa An triển khai nhiều giải pháp phù hợp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng của địa phương, đặc biệt là nông sản chủ lực, tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ; nâng cao giá trị nông sản, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Phát triển sản phẩm OCOP từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

PRESS RELEASE: Key activities for 70th anniversary of Dien Bien Phu Victory

1. Purpose and meaning of the event celebration The Dien Bien Phu victory on May 7, 1954, which "echoed across five continents and shook the entire world", was recorded in the nation's history as a Bach Dang, a Chi Lang or a Dong Da in the twentieth century, with great significance for the Vietnamese and peace-loving people in the world. The victory affirmed the brave, skillful and wise leadership of the Communist Party of Vietnam led by President Ho...

Khẳng định vị thế tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

Ngày 31/5/2023, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng 07 chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học của Nhà trường, gồm: Báo chí, Quan hệ công chúng, Khoa học Quản lý, Quản trị khách sạn, Quản trị văn phòng, Tôn giáo học và Việt...

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng...

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn giữ vững tôn chỉ là đội ngũ tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục...

EVN hoàn thành đàm phán, ký hợp đồng với 40 chủ đầu tư dự án điện chuyển tiếp đề xuất giá tạm

Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) cho biết, đến cuối ngày 26/5/2023, EVNEPTC đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 40/40 chủ đầu tư đề xuất giá tạm 50% khung giá trần. EVN đã hoàn thành đàm phán và ký PPA với 40/40 chủ đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đề xuất giá tạm 50% Trong ngày 27/5, EVN có văn bản trình Bộ Công...

Cục Điều tiết điện lực thông tin về các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

Trao đổi với Tạp chí Công Thương, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết, tính đến 23/5/2023 mới chỉ có 18/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, có đến 12 dự án chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán giá nhưng chưa nộp hồ sơ cấp phép (gồm 11 dự án điện gió, 01 dự án điện mặt trời). Hiện nay, Bộ Công Thương đã...

Bài đọc nhiều

Thanh trà – thứ quả đặc sản thơm ngon, tao nhã của người cố đô

Trái thanh trà nhỏ và không mọng nước như bưởi nhưng lại thơm ngon, ngọt thanh, đượm vị. Cố đô Huế vốn nổi tiếng với nhiều đặc sản nức lòng du khách thập phương. Ngoài cơm hến, tôm chua, bún bò, mè xửng, bánh canh, bánh bột lọc... còn có một thứ quả được nâng lên tầm thương hiệu của vùng đất này, đó là trái thanh trà. Thanh trà trồng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên -...

HƯƠNG VỊ MÓN ĂN XỨ HUẾ

Từ muôn đời nay trong cuộc sống hàng ngày chuyện ẩm thực quả chiếm nhiều thời gian. Người ta thích ăn ngon hoàn toàn không chỉ vì đói mà còn vì những niềm vui tinh thần nữa. Đối với người Huế, chuyện ăn uống được coi là một nghệ thuật và là một lạc thú ở đời. Huế đã từng có mấy thế kỷ là trung tâm của Đàng Trong thời chúa Nguyễn, đến thế kỷ XIX là đất kinh...

Sản vật Quý Hương Cần thơm, ngọt

Cơm màu hồng nhạt, khi ăn vị ngọt và thanh. Vì thế, mới có câu thơ của Tùng Thiện Vương: “… chỉ dành để cho người yêu bóc, mùi thơm ngát tận xương…” Quýt Hương Cần Quýt Hương Cần là một loại quả ngọt trồng nhiều ở Thừa Thiên – Huế, Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên – Huế có nhiều loại đặc sản về hoa quả nổi tiếng như long nhãn (nhãn xưa chỉ dành cho nhà vua dùng), măng cụt,...

Cùng chuyên mục

Thanh trà – thứ quả đặc sản thơm ngon, tao nhã của người cố đô

Trái thanh trà nhỏ và không mọng nước như bưởi nhưng lại thơm ngon, ngọt thanh, đượm vị. Cố đô Huế vốn nổi tiếng với nhiều đặc sản nức lòng du khách thập phương. Ngoài cơm hến, tôm chua, bún bò, mè xửng, bánh canh, bánh bột lọc... còn có một thứ quả được nâng lên tầm thương hiệu của vùng đất này, đó là trái thanh trà. Thanh trà trồng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên -...

Sản vật Quý Hương Cần thơm, ngọt

Cơm màu hồng nhạt, khi ăn vị ngọt và thanh. Vì thế, mới có câu thơ của Tùng Thiện Vương: “… chỉ dành để cho người yêu bóc, mùi thơm ngát tận xương…” Quýt Hương Cần Quýt Hương Cần là một loại quả ngọt trồng nhiều ở Thừa Thiên – Huế, Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên – Huế có nhiều loại đặc sản về hoa quả nổi tiếng như long nhãn (nhãn xưa chỉ dành cho nhà vua dùng), măng cụt,...

HƯƠNG VỊ MÓN ĂN XỨ HUẾ

Từ muôn đời nay trong cuộc sống hàng ngày chuyện ẩm thực quả chiếm nhiều thời gian. Người ta thích ăn ngon hoàn toàn không chỉ vì đói mà còn vì những niềm vui tinh thần nữa. Đối với người Huế, chuyện ăn uống được coi là một nghệ thuật và là một lạc thú ở đời. Huế đã từng có mấy thế kỷ là trung tâm của Đàng Trong thời chúa Nguyễn, đến thế kỷ XIX là đất kinh...

Mới nhất

Kỳ thú xem bệnh và chữa bệnh qua lỗ tai

Với diện tích không quá 20cm, nhưng loa tai nhỏ bé lại được các thầy thuốc đông y coi như "bảo bối" để chẩn đoán và chữa bệnh. Tai là điểm xuất chiếu của tất cả các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể và là nơi...

Nhận diện động lực sẽ giúp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển

DNVN - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, sắp tới, nhu cầu đầu tư vào nền kinh tế rất lớn, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật....

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm mời Tổng thống đắc cử Donald Trump thăm lại Việt Nam. Tổng thống đắc cử Donald Trump vui vẻ nhận lời và mời Tổng Bí thư Tô Lâm sang thăm lại Hoa Kỳ vào thời gian thích hợp. ...

Cách nấu lẩu gà lá é ngon, chuẩn vị tại nhà

Lẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà. Xem nhanh: 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é 2. Cách nấu lẩu gà lá é ngon 3. Lưu ý khi nấu lẩu gà lá é 1. Nguyên...

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong...

Mới nhất