Trang chủNewsThời sựTP. Hồ Chí Minh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để...

TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy nguồn lực trong đồng bào các DTTS

Với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần IV – năm 2024 sẽ diễn ra ngày 06/12. Trước thềm Đại hội, cùng nhìn lại những thành tựu của Thành phố trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc sau 05 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ III – năm 2019 để thấy được, việc TP. Hồ Chí Minh đặt ra nhiều chỉ tiêu cao để phát triển mọi mặt đời sống cho đồng bào DTTS là hoàn toàn có cơ sở.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung triển khai các nội dung chính sách đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Sáng 5/12, tại Ninh Thuận, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tình hình thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, quá trình triển khai đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Lực lượng chức năng nhận định hơn 50.000 lon nước tăng lực, gần 114.000 vỏ lon… có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.Từ ngày 4 -10/12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai tổ chức 03 hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” năm 2024 tại các trường Trung học cơ sở (THCS) thuộc các làng, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.Ngày 5/12/2024, Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình nhà ở đầu tiên thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung triển khai các nội dung chính sách đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Mới đây, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) bàn giao ngôi nhà đầu tiên trong tổng số 344 ngôi nhà được xây dựng theo Nghị quyết số 188-NQ/TU/2024 ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Bình Gia.Với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần IV – năm 2024 sẽ diễn ra ngày 06/12. Trước thềm Đại hội, cùng nhìn lại những thành tựu của Thành phố trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc sau 05 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ III – năm 2019 để thấy được, việc TP. Hồ Chí Minh đặt ra nhiều chỉ tiêu cao để phát triển mọi mặt đời sống cho đồng bào DTTS là hoàn toàn có cơ sở.Công trình cấp nước ấp Cồn Chim là một trong 3 công trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đầu tư (bao gồm: Trạm cấp nước ấp Cồn Cò, trạm cấp nước ấp Cồn Phụng và trạm cấp nước ấp Cồn Chim) , với tống mức đầu tư 13 tỷ đồng.Nhằm nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 2820/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân huyện Văn Lãng ngày 30/10/2024 về Thực hiện Tiểu dự án 2, Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.

Từ sự quan tâm của Thành phố, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được tăng cường. (Trong ảnh: Đoàn đại biểu về tham dự Đại hội đại biểu các DTTS Thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IV năm 2024, diễn ra sáng 5/11, dâng hoa và chụp ảnh lưu niệm tại công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Từ sự quan tâm của Thành phố, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được tăng cường. (Trong ảnh: Đoàn đại biểu về tham dự Đại hội đại biểu các DTTS Thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IV năm 2024, diễn ra sáng 5/11, dâng hoa và chụp ảnh lưu niệm tại công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Thành tựu vượt bậc từ chính sách đặc thù

TP. Hồ Chí Minh hiện có 468.128 nhân khẩu thuộc 53 thành phần DTTS, chiếm 5,2% dân số của Thành phố. Trong đó có 03 dân tộc chiếm số đông và hình thành cộng đồng là dân tộc Hoa với 382.826 người (chiếm 81,8% trong tổng số DTTS); dân tộc Khmer có 50.422 người (chiếm 10,8%) và dân tộc Chăm có 10.509 người (chiếm 2,2%); còn lại là các DTTS khác, với 24.371 người (chiếm 5,2%).

Những năm qua, cùng với thành tựu chung của Thành phố, đời sống kinh tế của đồng bào các DTTS trên địa bàn đã được nâng cao; tỷ lệ nghèo trong đồng bào DTTS giảm nhanh và bền vững. Đầu năm 2021, theo chuẩn nghèo quốc gia, toàn Thành phố còn 2.622 hộ nghèo người DTTS, với 11.105 nhân khẩu và 1.597 hộ cận nghèo người DTTS, với 6.357 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 7,89% trên tổng số hộ cận nghèo Thành phố.

Đến cuối năm 2022, Thành phố không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia. Còn theo chuẩn nghèo của Thành phố, tính đến ngày 31/12/2023, toàn Thành phố còn 432 hộ nghèo người DTTS, với 1.743 nhân khẩu và 1.082 hộ cận nghèo người DTTS, với 4.587 nhân khẩu.

Chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS Thành phố lần thứ IV, ngày 22/11/2024, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Triển lãm hình ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” tại Đường đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1.

Cùng với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống thì việc học tập, nâng cao trình độ dân trí trong đồng bào DTTS của Thành phố được quan tâm, bản sắc văn hóa của các DTTS tiếp tục được giữ gìn, phát huy. Đồng bào các DTTS trên địa bàn Thành phố ổn định, an tâm lao động và sinh hoạt, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, từng bước hòa nhập vào xu hướng phát triển chung của Thành phố.

Những thành tựu đó xuất phát từ các chính sách đặc thù của Thành phố trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. TP. Hồ Chí Minh có đầy đủ 53 thành phần DTTS của cả nước cư trú. 

Tuy nhiên, ngoài 03 dân tộc chiếm số đông và hình thành cộng đồng là dân tộc Hoa, dân tộc Khmer và dân tộc Chăm, thì đồng bào các DTTS khác đa phần là người tạm cư, làm việc theo thời vụ, thường xuyên thay đổi nơi lưu trú.

Chính vì vậy, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Thành phố có tính đặc thù hơn so với với địa phương khác thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước. Những năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã vận dụng những chính sách của Trung ương và căn cứ tình hình thực tế của đồng bào DTTS trên địa bàn để đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đặc thù, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhằm ổn định và phát triển toàn diện cho đồng bào DTTS.

Các chính sách dân tộc đặc thù trên địa bàn Thành phố tập trung vào các lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội; hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề; gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào người dân tộc. Các chính sách đặc thù đã tạo điều kiện và khuyến khích người dân chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, trình độ văn hóa và phù hợp về tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc mình, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Có thể kể đến như, chính sách miễn học phí đối với học sinh người dân tộc Khmer, dân tộc Chăm từ mẫu giáo đến trung học phổ thông (kể cả giáo dục thường xuyên) tại các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2019 – 2020 đến năm học 2023 – 2024; chính sách hỗ trợ giáo dục đối với trẻ mầm non, học sinh, học viên cao học và nghiên cứu sinh là người DTTS tại Thành phố kể từ năm học 2022 – 2023; chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người DTTS là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Các đại biểu tham dự phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra sáng 5/11.
Các đại biểu tham dự phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra sáng 5/11.

Từ năm 2019 đến nay, có 10.081 lượt học sinh được tiếp cận chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh DTTS; có 278 lượt sinh viên tiếp cận chính sách hỗ trợ chi phí học tập; 20 trường hợp được tiếp cận chính sách hỗ trợ học viên cao học và nghiên cứu sinh là người DTTS;… Các chính sách dân tộc đặc thù hỗ trợ giáo dục đưa đến kết quả tỷ lệ huy động trẻ em người DTTS đến trường theo độ tuổi cấp Mầm non đạt 100%; cấp Tiểu học đạt 100%; cấp THCS đạt trên 98%; cấp THPT đạt 99%.

Nhiều sinh viên DTTS sau khi tốt nghiệp Đại học đã tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ; nhiều gia đình đồng bào dân tộc tạo điều kiện cho con em du học, qua đó đã góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS trên địa bàn Thành phố.

Quan tâm phát triển toàn diện

Cách đây 05 năm, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ III – năm 2019 có chủ đề: “Đồng bào các dân tộc TP. Hồ Chí Minh bình đẳng, đoàn kết, phát huy nội lực cùng nhau xây dựng thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Chủ đề này đã được Thành phố quán triệt sâu sắc, được triển khai bằng những giải pháp sáng tạo sau 05 năm thực hiện.

Triển lãm hình ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” tại Đường đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 trưng bày 83 hình ảnh được sưu tầm và giới thiệu theo 3 chủ đề. (Trong ảnh: Đại biểu tham quan những hình ảnh quý được trưng bày tại Triển lãm).
Triển lãm hình ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình” tại Đường đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 trưng bày 83 hình ảnh được sưu tầm và giới thiệu theo 3 chủ đề. (Trong ảnh: Đại biểu tham quan những hình ảnh quý được trưng bày tại Triển lãm).

Theo ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh, trong 05 năm qua, triển khai Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Thành phố đã thực hiện sáng tạo, hiệu quả các chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như không ngừng nâng cao đời sống, phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc tại Thành phố trong thời kỳ hội nhập.

TP. Hồ Chí Minh luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp doanh nghiệp trong đồng bào DTTS an tâm mở rộng sản xuất, kinh doanh. Toàn Thành phố hiện có 29.109 người DTTS là chủ doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; trong đó chủ doanh nghiệp dân tộc Hoa có 24.709 người, dân tộc Khmer có 1.148 người, dân tộc Chăm có 534 người, các dân tộc khác là 2.718 người.

UBND Thành phố đã chỉ đạo, điều hành các cấp, các ngành tổ chức thực hiện toàn diện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và chính sách dân tộc đặc thù của Thành phố để chăm lo phát triển kinh tế – xã hội cho đồng bào DTTS. Trong 5 năm qua, Thành phố đã thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trên các lĩnh vực an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đặc biệt, Thành phố đã tổ chức các hoạt động, chăm lo nhân dịp Tết Nguyên đán; lễ, tết của đồng bào dân tộc hàng năm như: Lễ hội Nguyên tiêu của đồng bào Hoa; Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Đônta của đồng bào Khmer; tháng Ramadan, Đại lễ Raya Idil Ahha, lễ Kate của đồng bào Chăm; thăm và tặng quà các đồng chí lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, gia đình căn cứ Ban Hoa vận và các hộ nghèo, hộ cận nghèo của đồng bào DTTS trên địa bàn Thành phố.

Từ năm 2019 đến nay, Ban Dân tộc Thành phố đã tổ chức thực hiện chăm lo chế độ, chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn. Thành phố hiện có 1.185 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đây là lực lượng nòng cốt, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng các DTTS, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Ngoài ra, UBND các quận, huyện đã chủ động tổ chức thăm, tặng quà hàng năm trên 17.336 lượt đồng bào dân tộc thuộc các diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người gia neo đơn, công nhân, sinh viên khó khăn với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng/năm.

Đặt nhiều chỉ tiêu cao

Theo Trưởng Ban Dân tộc TP, Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024 diễn ra trong bối cảnh Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố đang ra sức thi đua, tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn từ dịch bệnh COVID-19 và các thách thức khác để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025).

Đại hội cũng là sự kiện chính trị xã hội quan trọng, tạo không khí thi đua trong đồng bào DTTS của Thành phố để chào mừng các sự kiện, lễ trọng đại của đất nước, tiến tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025); triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

TP. Hồ Chí Minh luôn quan tâm hỗ trợ về tinh thần, vật chất để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa của mỗi cá nhân và cộng đồng. (Trong ảnh: Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh bàn giao nhà tình thương cho đồng bào DTTS ở quận 11)
TP. Hồ Chí Minh luôn quan tâm hỗ trợ về tinh thần, vật chất để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa của mỗi cá nhân và cộng đồng. (Trong ảnh: Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh bàn giao nhà tình thương cho đồng bào DTTS ở quận 11)

Bởi vậy, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024 thống nhất với chủ đề: “Đồng bào các dân tộc Thành phố bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Còn chủ đề của Đại hội lần III – năm 2019 là: “Đồng bào các dân tộc Thành phố bình đẳng, đoàn kết, phát huy nội lực cùng nhau xây dựng Thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Điểm mới trong chủ đề của Đại hội lần thứ IV – năm 2024 cũng xuất phát từ mục tiêu của Thành phố trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn những năm tới. Ngoài mục tiêu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo trong đồng bào DTTS theo tiêu chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo trong đồng bào DTTS theo chuẩn nghèo Thành phố thì TP. Hồ Chí Minh cũng đặt ra nhiều chỉ tiêu cao để phát triển mọi mặt đời sống cho đồng bào DTTS.

Có thể kể đến các chỉ tiêu: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái DTTS hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và trên 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; 100% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; tuổi thọ trung bình người DTTS đạt 77 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 tuổi; trên 95% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và được bồi dưỡng, đào tạo lĩnh vực, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu, trong đó trên 70% có trình độ đại học và trung cấp lý luận chính trị trở lên;…

Theo Trưởng Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh, Ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, để đạt những chỉ tiêu, mục tiêu này, thời gian tới, Thành phố tiếp tục tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, hiểu quả quản lý Nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong lĩnh vực công tác dân tộc. Đẩy mạnh luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường cán bộ, công chức, viên chức trẻ, người DTTS về công tác tại cơ sở, đặc biệt là tại các địa bàn có đông người DTTS, các khu vực còn khó khăn, khu vực nông thôn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; tạo cơ sở tuyên truyền, vận động, gắn kết quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và cộng đồng DTTS ở cơ sở.

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên tổ chức Ngày hội Văn hóa thiếu nhi các dân tộc, tạo sân chơi tìm hiểu văn hóa, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc cho đội viên, học sinh Thành phố.
Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên tổ chức Ngày hội Văn hóa thiếu nhi các dân tộc, tạo sân chơi tìm hiểu văn hóa, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc cho đội viên, học sinh TP

Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách đặc thù trong đồng bào DTTS để nâng cao trình độ dân trí trong đồng bào, giúp đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững nâng cao mức sống của đồng bào DTTS; ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe của đồng bào DTTS; tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế, dân số có chất lượng, giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS;…

Với riêng lĩnh vực kinh tế, cùng với triển khai lồng ghép chính sách dân tộc trong quá trình triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố thì TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng, tiềm năng kinh tế của đồng bào các dân tộc phát triển các ngành nghề, các thành phần kinh tế đúng pháp luật, khuyến khích đồng bào các DTTS kêu gọi thân nhân ở nước ngoài đầu tư vào Thành phố; động viên các doanh nhân, doanh nghiệp người DTTS tích cực tham gia phát triển các ngành nghề, lĩnh vực liên quan cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế – xã hội để phát huy mọi nguồn lực trong đồng bào các DTTS. 

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS





Nguồn: https://baodantoc.vn/tp-ho-chi-minh-thuc-hien-dong-bo-nhieu-giai-phap-de-phat-huy-nguon-luc-trong-dong-bao-cac-dtts-1733374823026.htm

Cùng chủ đề

Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng...

Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tới đây.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính...

Nhìn lại 5 năm thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới

Cách đây 5 năm, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc (CTDT) trong tình hình mới. Việc quán triệt, nghiêm túc thực hiện Kết luận số 65-KL/TW đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về công tác dân tộc, từ đó phát...

Góp ý Đề án rà soát, đánh giá tổng thể các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về lĩnh vực công...

Ngày 28/11, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Đề án "Rà soát, đánh giá tổng thể các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về lĩnh vực công tác dân tộc, đề xuất điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc" lần thứ 2. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Giáo...

Sẽ có cơ chế, chính sách vượt trội, toàn diện để phát triển Huế nhanh, bền vững

Bộ trưởng Bộ Nội vụ tán thành cao các ý kiến góp ý về việc phải có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để Huế phát triển nhanh, bền vững. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả...

Điện Biên: Tập trung giải quyết các vấn đề bức thiết trong vùng đồng bào DTTS

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung triển khai các nội dung chính sách đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng,...

Liên hoan Ẩm thực quốc tế tại Hà Nội: “Bản giao hưởng” ẩm thực đa sắc, gắn kết các nền văn hóa

Với chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực quốc tế (International Food Festival) 2024 diễn ra từ ngày 7 - 8/12, tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Hà Nội) sẽ mang đến “bản giao hưởng” ẩm thực đa sắc, góp phần giới thiệu, quảng bá những nét tinh hoa của ẩm thực Việt Nam và thế giới, đồng thời thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa...

Nỗ lực giúp đồng bào vùng lũ “an cư lạc nghiệp”

Sau trận mưa lũ lịch sử hồi tháng 9 (bão số 3) vừa qua, hàng nghìn ngôi nhà của người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị sập đổ, vùi lấp. Với quyết tâm hết năm 2024 sẽ hoàn thành việc khắc phục thiệt hại về nhà ở do bão số 3 gây ra, tỉnh Lào Cai đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện mục tiêu này.Trong...

Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng...

Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tới đây.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

TikToker Lê Tuấn Khang khiến mạng xã hội đua nhau tìm kiếm là ai?

TikToker Lê Tuấn Khang đang là cái tên được tìm kiếm nhiều hiện nay với những video đạt vài chục đến hàng trăm triệu lượt xem. Từ “chàng trai chăn vịt” đến TikToker trăm triệu view Kể từ sau lễ trao giải “TikTok Awards VietNam 2024” diễn ra tối 23/11, Lê Tuấn Khang (SN 2002, quê Sóc Trăng) là cái tên được ngưòi dùng mạng đua nhau tìm kiếm. Anh được vinh danh ở hạng mục “Nhà sáng tạo nội dung...

HLV Kim Sang-sik cứng rắn: Đội tuyển Việt Nam phải đoàn kết, đạt kết quả tốt tại AFF Cup

HLV Kim Sang-sik muốn đội tuyển Việt Nam đoàn kết để hướng tới mục tiêu lọt vào chung kết AFF Cup 2024. HLV Kim Sang-sik hài lòng về học trò Nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã có đợt tập huấn tại Gyeongju (Hàn Quốc). Sau 10 ngày ngày tập luyện và thi đấu cọ xát với các CLB K-League, HLV Kim Sang-sik hài lòng về sự tiến bộ của các học trò. Trong thời gian tập huấn...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Temu tạm dừng cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam, chờ Bộ Công Thương cấp phép

Thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương, Công ty Elementary Innovation – chủ sở hữu nền tảng Temu – đã tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, đã làm việc với Công ty Elementary Innovation và yêu cầu thực hiện các biện pháp để tuân thủ quy định pháp luật về thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam. Cụ thể, Elementary Innovation đã...

Cộng đồng Việt Nam tại Hàn Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi những diễn biến chính trị

Ngày 5/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết những diễn biến vừa qua tại Hàn Quốc chưa tác động tới sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại địa bàn. Người dân tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 4/12/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngay sau khi nhận được thông tin liên quan, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc khẩn trương theo dõi...

Chủ tịch nước Lương Cường: Đưa Thanh Hóa phát triển nhanh, bền vững

Sáng 5/12, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Thanh Hóa tranh thủ thời cơ, thuận lợi, tận dụng tối đa những tiềm năng khác biệt, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Sáng 5/12, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá về tình hình thực...

Chốt chỉ tiêu GDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4.900 USD

Quốc hội chốt chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7,0% và phấn đấu khoảng 7,0 - 7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Quốc hội chốt GDP bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD. Ảnh: Phạm Thắng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký chứng thực Nghị quyết số 158/2024/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó Quốc...

Vinh danh những nghiên cứu “thay đổi thế giới” tại VinFuture vào tối 6/12

Chủ nhân của các giải thưởng với tổng trị giá gần 115 tỷ đồng (tương đương 4,5 triệu USD) sẽ được công bố tại Lễ trao giải VinFuture 2024 vào tối 6/12 tại Nhà hát Hồ Gươm. Những nhà nghiên cứu hàng đầu, nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đều đã hội tụ tại Hà Nội, sẵn sàng cho sự kiện tâm điểm được giới khoa học công nghệ thế giới mong chờ nhất hiện nay. Điểm hẹn của những tên...

Mới nhất

Doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cùng với nỗ lực tái cơ cấu toàn diện để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước mong muốn được thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn mới. Vietnam Airlines đón nhận máy bay...

Chủ tịch hội đồng giải VinFuture 2024: Người chiến thắng năm nay sẽ khiến mọi người kinh ngạc

Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture, giáo sư Richard Henry Friend, chia sẻ giải thưởng năm nay nhận được nhiều đề cử xuất sắc, trong đó có một đề cử từ Việt Nam. ...

Lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng quy mô 20.000 ha

TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định 1511 về việc thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, với quy mô diện tích khoảng 20.000 ha, trong đó có 2.909 ha đất lấn biển, có các khu chức năng phù hợp với mục tiêu phát triển của kinh tế. ...

Chủ tịch nước Lương Cường: Đưa Thanh Hóa phát triển nhanh, bền vững

Sáng 5/12, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Thanh Hóa tranh thủ thời cơ, thuận lợi, tận dụng tối đa những tiềm năng khác biệt, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Sáng 5/12, Chủ tịch nước Lương Cường và...

Vì sao hàu Việt Nam đang được khách Đài Loan mua ồ ạt bỗng dưng chậm lại?

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu nửa đầu năm 2024 xuất khẩu hàu tăng trưởng đột phá, từ tháng 8 đến nay giá trị xuất khẩu hàu Việt sụt giảm liên tục, đặc biệt thị trường Đài Loan. ...

Mới nhất