Trang chủKinh tếNông nghiệpTP. Hồ Chí Minh bàn giải pháp phát triển du lịch nông...

TP. Hồ Chí Minh bàn giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp


Nông dân ở TP. Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần làm nông mà còn là những người “kể chuyện” về văn hóa, truyền thống của quê hương và du lịch nông nghiệp đang tạo ra cơ hội để du khách tiếp cận giá trị này…

Nhiều điểm nhấn trong du lịch nông nghiệp

TP. Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Các địa phương của thành phố tập trung đẩy mạnh các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch gắn liền với du lịch, đồng thời giới thiệu nhiều tour tuyến đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Thời gian qua, nhiều du khách quốc tế đến thành phố, bất ngờ vì không nghĩ một thành phố công nghiệp hóa mạnh mà lại có mảng xanh như ở Cần Giờ, Củ Chi…

TP. Hồ Chí Minh bàn giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp
Cần Giờ phát triển du lịch nông nghiệp với dịch vụ trải nghiệm nghề làm muối cho du khách

Điển hình nhất là mô hình du lịch cộng đồng tại ấp đảo Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (triển khai từ cuối năm 2022), đến nay đã đón khoảng 4.500 lượt khách. Du khách trải nghiệm các hoạt động mới mẻ như “tắm rừng”, đua bạch tuộc, tìm hiểu nghề làm muối hay thưởng thức những đặc sản địa phương…

Tại TP. Thủ Đức thời gian gần đây phát triển mạnh mẽ mô hình du lịch xanh, điển hình như Suối Tiên Farm mang đến trải nghiệm có một không hai tại Sài Gòn. Theo đó, du khách được trực tiếp tham quan, tận tay hái, ăn và mua trái tại vườn mà không cần phải vượt quãng đường quá xa. Tại huyện Bình Chánh lại có các mô hình: trồng dưa Huỳnh Long, làng Mai Vàng Bình Lợi, mô hình nuôi cá Koi trong ao đất… trong hành trình tour “Bình Chánh những điều chưa kể”. Đại diện UBND huyện này cho biết, huyện còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển các tour du lịch về văn hoá, lịch sử, sinh thái… Huyện Bình Chánh sở hữu 20 tài nguyên có thể khai thác và phục vụ du khách.

Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho biết tài nguyên du lịch nông nghiệp tại thành phố với nhiều sản phẩm có chất lượng như các làng nghề, nông trại, mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo đúng nhu cầu thị trường. Sản phẩm du lịch nông nghiệp đang được du khách quan tâm là trải nghiệm đời sống nông thôn gắn với du lịch cộng đồng, ăn ở cùng, trải nghiệm làm sản phẩm, chăm sóc cây trồng và quan trọng là du khách muốn đi về nông thôn nghỉ dưỡng với thiên nhiên thư thái, yên bình.

Theo Hội Nông dân TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua, du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn đã có bước phát triển khởi sắc với nhiều khu, điểm du lịch mới được hình thành, nhiều điểm đến, điểm dừng chân với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch nông nghiệp, tham quan vườn cây ăn trái, làng nghề, di tích lịch sử,… đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan trải nghiệm.

TP. Hồ Chí Minh bàn giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp tại Củ Chi thời gian qua thu hút du khách cả trong và ngoài nước

“Tuy nhiên, để phát triển du lịch nông nghiệp hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan, trong đó chủ đạo là ngành nông nghiệp và ngành du lịch. Hiện nay lĩnh vực du lịch nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh còn một số hạn chế như nguồn nhân lực, các sản phẩm, các tour, tuyến chưa đa dạng… Ngành du lịch đang cần ngành nông nghiệp hỗ trợ để phát triển lĩnh vực này”, ông Hòa nói.

Để du lịch nông nghiệp phát triển

Thống kê cho thấy trong năm 2023, chỉ có 14% du khách đến TP. Hồ Chí Minh đi về các huyện ngoại thành, các vùng nông thôn để du lịch. Điều này cho thấy giá trị du lịch nông nghiệp gắn với nông thôn tại thành phố còn quá thấp so với tiềm năng.

Tại buổi gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân thành phố năm 2024, chủ đề “Vai trò của nông dân trong phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn trên địa bàn TP. Hồ Chí MInh”, ngày 27/11, kiến nghị cho việc phát triển du lịch nông nghiệp, ông Võ Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi đề nghị thành phố cần sớm ban hành các chính sách khuyến khích phát triển du lịch nông thôn, bảo tồn các nghề truyền thống trên địa bàn huyện; sớm điều chỉnh quy hoạch đất thương mại, dịch vụ để các cá nhân, tổ chức thuận lợi trong việc thực hiện xây dựng nhà lưu trú (homestay), láng trại, nhà vệ sinh…

Đang vận hành mô hình du lịch nông thôn tại huyện Hóc Môn với ý tưởng quảng bá hình ảnh 18 thôn vườn trầu ở xã Bà Điểm, ông Phan Văn Kèo – chủ mô hình cho biết, đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. Hiện nay, dù đã có quy định cho phép xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp, nhưng diện tích cho phép còn quá nhỏ, chưa đủ để phục vụ du khách. Cạnh đó, nông dân không thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất cùng một lúc đến từ 1 đến 3ha.

“Thành phố phải có đề án phát triển du lịch riêng cho nông dân các huyện ngoại thành. Trong đó, người làm du lịch nông nghiệp được phép xây dựng công trình phụ trợ bán kiên cố trên đất nông nghiệp với diện tích lớn hơn. Nếu cần thiết, buộc nông dân phải cam kết trong việc xây dựng công trình phụ trợ”, ông Kèo đề xuất.

TP. Hồ Chí Minh bàn giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp với những tuyến tour trải nghiệm cách làm nông của HTX nông nghiệp Tuấn Ngọc thu hút du khách trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Ở góc độ khác, đại diện HTX nông nghiệp Tuấn Ngọc cho rằng du lịch nông nghiệp không chỉ giới hạn ở một HTX hay một trang trại đơn lẻ, mà thường cần có sự liên kết giữa nhiều HTX hoặc nhiều hộ nông dân để tạo ra một hệ sinh thái du lịch nông nghiệp rộng lớn. “HTX Tuấn Ngọc vẫn chưa thể kết nối liên kết với các HTX khác trên địa bàn. Điều này khiến các hoạt động du lịch trải nghiệm tại HTX bị hạn chế về quy mô và tính đa dạng. Do đó, HTX cần hỗ trợ để liên kết cũng như hỗ trợ đầu tư cho các đơn vị liên kết về cơ sở hạ tầng để mở rộng mô hình cũng như xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản”, ông Lâm Ngọc Tuấn, đại diện HTX Tuấn Ngọc cho biết.

Với mong muốn góp phần cùng ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh phát triển, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, ông Lê Minh Dũng Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hồ Chí Minh kiến nghị thành phố tập trung xây dựng các mô hình du lịch dựa trên tài nguyên bản địa, kết hợp với lợi ích cộng đồng.; Đồng thời, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh đào tạo nông dân về kỹ năng truyền thông và quản lý để họ trở thành những người dẫn dắt, truyền cảm hứng trong các trải nghiệm du lịch… Những giải pháp này sẽ là những yếu tố quan trọng để khắc phục hạn chế, đưa du lịch nông thôn của TP. Hồ Chí Minh trở thành một điểm nhấn đặc sắc trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Nhấn mạnh tình trạng đô thị hóa gây ra những khó khăn nhất định cho người nông dân, do đó, phải làm sao để người dân có đất nông nghiệp có thể sản xuất và sống được với mảnh đất đó, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh yêu cầu thành phố tăng cường đưa nông dân đi học tập, tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp trong nước và trên thế giới. “Người nông dân thành phố phải khác nông dân các tỉnh trong việc đi đầu áp dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đô thị, thì mới tạo ra giá trị”, ông Hải nói.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tp-ho-chi-minh-ban-giai-phap-phat-trien-du-lich-nong-nghiep-158205.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành thuế: Chuyển đổi tư duy quản lý sang phục vụ, hỗ trợ

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 do Tổng cục Thuế tổ chức ngày 19/12. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại hội nghị Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết tổng thu ngân sách...

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống. Cần đa dạng hóa tín dụng nông thôn Chiếm lĩnh thị trường tín dụng nông thôn, đẩy lùi tín dụng đen Theo...

Vốn Agribank giúp doanh nghiệp vươn tầm quốc tế

Với sứ mệnh là NHTM Nhà nước hàng đầu, Agribank đã không ngừng khẳng định vai trò tiên phong trong việc cung cấp nguồn vốn, tạo động lực cho doanh nghiệp Việt phát triển bền vững và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Bệ phóng nâng tầm nông sản Việt Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), một biểu tượng của ngành nông...

Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có 6 đơn vị hành chính, bao gồm: Phường Bắc Hồng, phường Nam Hồng, phường Đậu Liêu, phường Đức Thuận, phường Trung Lương và xã Thuận Lộc, với tổng diện tích 5.897,3 ha, dân số trung bình năm 2023 là 40.412 người; mật độ dân số trung bình là 685 người/km2. Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Quế Phong...

Tiềm năng lớn trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ

Mười một tháng năm 2024, thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 1/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, cho thấy mối quan hệ kinh tế, thương mại song phương này đặc biệt quan trọng. Trong khi đó, dư địa trong tương lai còn rất lớn trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, thương mại, hợp tác trên các lĩnh vực mới như công nghệ, bán dẫn, trí tuệ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Ngọt giòn cải làn Tân Liên

Sản phẩm OCOP 3 sao “Rau cải làn Tân Liên” của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Tân Liên (thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, người dân thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật trồng gối vụ, chăm sóc và thu hoạch...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Mới nhất

Lần đầu tiên một bệnh viện công lập đoạt giải thưởng Vàng Chất lượng quốc gia năm 2024

NDO - Ngày 19/12, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tại Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia tổ chức, Bệnh viện Chợ Rẫy đã vinh dự đoạt Giải thưởng Vàng Chất lượng quốc gia năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng khi lần...

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự...

Phê chuẩn kết quả bầu chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1616/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Quyết định, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ...

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản 2021 – 2030

Kế hoạch được ban hành nhằm định hướng cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Quy hoạch. Cùng với đó, xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các mục...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ...

Mới nhất