Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTP.HCM - ĐBSCL: Bắt tay vì thịnh vượng chung

TP.HCM – ĐBSCL: Bắt tay vì thịnh vượng chung

Ngày 29-11, tại TP Cần Thơ diễn ra hội nghị sơ kết phát triển kinh tế – xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023-2024 và triển khai kế hoạch năm 2024-2025.

TP.HCM - ĐBSCL: Bắt tay vì thịnh vượng chung - Ảnh 1.

Các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của từng địa phương ở ĐBSCL thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu dự hội nghị – Ảnh: CHÍ QUỐC

TP.HCM và 13 tỉnh thành ĐBSCL đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong giai đoạn 2024-2025 và 2026-2030, tập trung vào các dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đường sắt TP.HCM – Cần Thơ và phát triển du lịch đường thủy.

Đặc biệt, hai vùng kinh tế trọng điểm này sẽ xây dựng khung quy chế cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu đóng góp 30% GDP cả nước và trở thành hình mẫu phát triển kinh tế vùng.

Đã tốt, cần làm tốt hơn

Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh thành vùng ĐBSCL thống nhất rằng sự hợp tác giữa TP.HCM và ĐBSCL thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các bên nhấn mạnh cần thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và thực chất hơn trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho rằng giai đoạn 2024-2025 cần tập trung liên kết phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ. Trong đó ưu tiên các dự án trọng điểm như nâng cấp, mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương, tuyến đường ven biển kết nối TP.HCM với ĐBSCL và các tuyến cao tốc đang triển khai. Ông cũng đề xuất nghiên cứu khai thác vận tải đường thủy kết nối TP.HCM với các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, đồng thời phối hợp phát triển du lịch đường thủy trên những tuyến này.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh vai trò không thể tách rời giữa TP.HCM và ĐBSCL trong quá trình phát triển. Theo ông, ngoài việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, cần xây dựng khung quy chế cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông đưa ra ví dụ: các địa phương cần có cơ chế hỗ trợ về phần mềm và phần cứng cho doanh nghiệp công nghệ cao, hoặc ưu tiên thủ tục hành chính và đất đai cho các doanh nghiệp từ TP.HCM đầu tư vào ĐBSCL. Những quy định này cần được thông báo rộng rãi để doanh nghiệp nắm rõ và triển khai.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân đồng tình với quan điểm này và đề nghị khuyến khích sự tham gia tối đa của các doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm hợp tác trước đây.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đề xuất nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa ĐBSCL tại TP.HCM, đặc biệt là đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị, thay vì chỉ giới hạn ở hội chợ. Điều này sẽ giúp gia tăng giá trị sản phẩm và cải thiện đời sống người dân trong vùng. Ông cũng gợi ý TP.HCM tận dụng các cơ quan truyền thông của mình để quảng bá mạnh mẽ cho ĐBSCL, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện trong khu vực.

Hợp tác đôi bên cùng có lợi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã thể hiện quan điểm rõ ràng về mối quan hệ hợp tác với vùng ĐBSCL, trong đó nhấn mạnh TP.HCM không chỉ đơn thuần đến để giúp đỡ mà thực sự cần và nhận được nhiều giá trị từ mối quan hệ này. TP xác định có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác vùng một cách hiệu quả.

Về kế hoạch từ nay đến năm 2025, ông Mãi đã giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch chủ trì phối hợp với các tỉnh để tạo ra những hợp tác thiết thực, có trọng tâm. Ưu tiên hàng đầu được đặt vào việc kết nối hạ tầng, dù tốn kém nhưng cần được thực hiện cơ bản trước.

Cụ thể, TP sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thiện pháp lý, thúc đẩy mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương, mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 50B, đồng thời nghiên cứu phát triển đường ven biển và đường biên giới kết nối với ĐBSCL.

Đặc biệt, TP.HCM sẽ chủ động nghiên cứu và mời các tỉnh ĐBSCL tham gia quá trình phát triển hạ tầng. Một trong những dự án trọng điểm là đường sắt TP.HCM – Cần Thơ, với mục tiêu hoàn thiện pháp lý và khởi công trước năm 2030. Song song đó, TP cũng đề xuất khởi động lại các dự án giao thông đường thủy quan trọng, hướng tới mở rộng kết nối sang Campuchia, nhằm phát triển du lịch đường thủy và logistics.

Trong lĩnh vực du lịch, Sở Du lịch TP.HCM được giao nhiệm vụ xây dựng các tour tuyến phối hợp, với mục tiêu kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế tại Việt Nam. Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức lễ hội, sự kiện theo lịch phân bổ hợp lý, đảm bảo mỗi tháng đều có hoạt động thu hút du khách.

Về xúc tiến đầu tư và thương mại, TP.HCM dự kiến tổ chức không gian ĐBSCL hoặc tuần lễ ĐBSCL tại TP để giới thiệu toàn diện tiềm năng vùng. Đây sẽ là cơ hội để các địa phương quảng bá, thu hút đầu tư và phát triển du lịch. TP cũng sẽ tận dụng hệ thống truyền thông sẵn có để hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL trong công tác truyền thông, thông qua việc giao Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch chi tiết.

Những đề xuất và cam kết này thể hiện quyết tâm của TP.HCM trong việc tăng cường kết nối, hợp tác toàn diện với vùng ĐBSCL, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng chung cho cả vùng.

TP.HCM - ĐBSCL: Bắt tay vì thịnh vượng chung - Ảnh 2.

Tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương là một trong những dự án được TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL xác định ưu tiên xúc tiến nâng cấp, mở rộng – Ảnh: CHÍ QUỐC

3 thách thức trong mối liên kết TP.HCM và ĐBSCL

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL. Theo bà, sự hợp tác này đã tạo nên một khu vực kinh tế phát triển với tính liên kết ngày càng chặt chẽ, đóng góp khoảng 30% GDP cả nước và đang trở thành hình mẫu phát triển kinh tế vùng.

Tuy nhiên, bà Ngọc chỉ ra ba thách thức lớn trong quan hệ hợp tác này. Thứ nhất là sự chênh lệch về phát triển kinh tế – xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL còn rất lớn, thể hiện qua hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục và thu nhập.

Thứ hai là vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường, khi ĐBSCL chịu tác động nặng nề nhất, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang ảnh hưởng đến tài nguyên nước, đất đai và tình trạng ngập, xâm nhập mặn.

Thứ ba là đầu tư hạ tầng vùng ĐBSCL còn chậm và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ đồng hành cùng TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL thông qua việc tham mưu Chính phủ ưu tiên phát triển hạ tầng kết cấu xã hội, tháo gỡ các điểm nghẽn. Bộ sẵn sàng phối hợp với TP.HCM và các địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang vướng mắc. Bộ kỳ vọng mô hình hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL sẽ trở thành hình mẫu tốt, có thể nhân rộng trên cả nước.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-dbscl-bat-tay-vi-thinh-vuong-chung-20241130081022962.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất Thủ tướng cho làm cầu cạn cao tốc sau thử nghiệm thành công ở khu phi thuế quan Xuân Cầu

Công ty TNHH Hòa Bình vừa đề xuất Thủ tướng cho làm cầu cạn cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long với suất đầu tư khoảng 12 triệu đồng/m² đường cao tốc. Suất đầu tư 12 triệu đồng/m² cao tốc cầu cạnNgoài xây dựng...

Tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ vẫn chờ cát để tăng tốc thi công

Trên công trường tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ, nhà thầu đã tăng cường nhân lực, thiết bị, máy móc và tổ chức nhiều mũi thi công. Tuy nhiên, cát chưa về nên việc thi công của nhà thầu vẫn đang gặp khó. ...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam TP Cần Thơ

(NADS) - Sáng 15/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam TP Cần Thơ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029. Cùng ngày, Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam TP Cần Thơ tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Quê hương Cần Thơ trên đường đổi mới, phát triển và hội nhập”. ...

Tạm dừng hoạt động tuyến buýt số 7 phục vụ thi công sửa chữa đường tỉnh 921

Phục vụ duy tu, sửa chữa mặt đường và lắp đặt cống thoát nước đường tỉnh 921, từ ngày 18/12, tuyến xe buýt ngã ba Lộ Tẻ - thị trấn Cờ Đỏ tạm dừng hoạt động. ...

Hiến kế cho Đà Lạt phát triển du lịch xanh bền vững từ “nội lực”

(NLĐO) - Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong ngành văn hóa, du lịch có nhiều góp ý để Đà Lạt phát triển du lịch xanh, bền vững. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. Giá vàng thế giới giảm nhẹCuối ngày hôm nay 18-12, giá vàng thế giới ở mức 2.639,5 USD/ounce, giảm 8...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội luôn tiên phong trong khoa học công nghệPhát biểu...

Giá cà phê quay đầu giảm liệu có đáng lo?

Sau khi tăng và đạt mức ổn định trong nhiều ngày qua, giá cà phê trong nước và thế giới hôm nay 18-12 đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê...

Hà Nội – TP.HCM lọt top 10 chặng bay bận rộn nhất thế giới, đường bay châu Âu ‘vắng bóng’

Chặng bay nội địa giữa Hà Nội (HAN) và TP.HCM (SGN) tiếp tục lọt top 10 đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2024. Đường bay nội địa ở châu Âu "vắng bóng" trong top 10 thế giớiTheo báo cáo năm...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

TS Trần Đình Thiên bị mạo danh mời đầu tư, bán khóa học tràn lan trên Facebook

(NLĐO) – Một loạt chuyên gia kinh tế bị các trang mạng xã hội mạo danh mời đầu tư, bán khóa học, mới nhất là TS Trần Đình Thiên. ...

Cùng chuyên mục

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. Giá vàng thế giới giảm nhẹCuối ngày hôm nay 18-12, giá vàng thế giới ở mức 2.639,5 USD/ounce, giảm 8...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh...

Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 đã được Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu ra tại Hội nghị tổng kết vừa qua, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ KRX. Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực....

Giá cà phê quay đầu giảm liệu có đáng lo?

Sau khi tăng và đạt mức ổn định trong nhiều ngày qua, giá cà phê trong nước và thế giới hôm nay 18-12 đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê...

Bớt rườm rà thủ tục pháp lý, giá nhà sẽ giảm?

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại xây dựng Lê Thành cho biết, các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội luôn chỉ mong đạt mức lợi nhuận bình quân khoảng 7%/năm. Tuy nhiên, nếu thủ tục pháp lý kéo dài thì chi phí sẽ càng tăng lên, kéo theo giá nhà sẽ tăng lên.Cụ thể, nếu mất 5 năm để triển khai dự án thì mức lợi nhuận phát sinh cần phải tăng...

Mới nhất

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. ...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại phường Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Ngô Thị Thúy Lan điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý...

Nga: Việc kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là chuyện của quá khứ

Đây là khẳng định của Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov trước báo giới hôm 18/2."Nhìn chung, chủ đề kiểm soát vũ khí đã là chuyện của quá khứ vì việc quay trở lại mức độ tin cậy tối thiểu là điều không thể do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Và nếu không có lòng...

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển

Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng, đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc. ...

Mới nhất