Trang chủNewsThời sự"Tổng thống Donald Trump 2.0" sẽ rất khác

“Tổng thống Donald Trump 2.0” sẽ rất khác

Năm 2016, ông Donald Trump từ doanh nghiệp bước vào chính trường nên còn nhiều hoài nghi, do dự. Nay, ông có trong tay kinh nghiệm của một nhiệm kỳ Tổng thống, sự đoàn kết mạnh mẽ trong đảng Cộng hòa và con đường “trải hoa hồng” tại Quốc hội.

Đó là quan điểm của nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ giai đoạn từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2018 – khi phân tích với PV Báo Giao thông về chiến thắng của ông Donald Trump và nhận định chính quyền “Donald Trump 2.0” sắp tới.

Đại sứ Phạm Quang Vinh:

Nhìn lại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, ông đánh giá như thế nào về quá trình bầu cử và chiến thắng ngoạn mục đưa ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng?

Có thể đánh giá đây là cuộc bầu cử rất bất ngờ. Điều bất ngờ không nằm ở việc ông Trump chiến thắng vì trước bầu cử nhiều người đã dự báo điều này, mà nằm ở chỗ ông thắng với số phiếu đại cử tri cách biệt rất lớn và giành được cả đa số phiếu phổ thông, quá trình kiểm phiếu nhanh gọn.

Nhìn lại toàn bộ quá trình kể từ lúc tranh cử, có rất nhiều sự cố xảy ra. Chưa bao giờ bầu cử Mỹ chứng kiến một chính đảng thay đổi ứng cử viên vào phút gần sát đến cuộc đua. Bà Kamala Harris đã thay ông Joe Biden khi chỉ còn ba tháng là tới ngày bầu cử. Hay như hai vụ mưu sát ông Trump – việc rất hiếm xảy ra.

Hơn nữa, thăm dò bầu cử lên xuống, giằng co. Mãi đến trước ngày bầu cử, kết quả thăm dò đều cho thấy kết quả sít sao và liên tục đảo chiều, không ổn định. Bản thân các chuyên gia cũng dự báo sẽ mất nhiều thời gian để xác định người chiến thắng.

Nhưng cuối cùng, kết quả bầu cử cho thấy ông Trump không chỉ thắng, mà còn thắng một cách ngoạn mục, ở cả số phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông.

Đại sứ Phạm Quang Vinh:

Theo ông, điều gì làm nên chiến thắng của ông Trump?

Yếu tố lớn nhất là ông Trump đánh trúng tâm lý. Điều cử tri Mỹ quan tâm nhất là kinh tế, an ninh, bao gồm an ninh biên giới, công ăn việc làm.

Đương nhiên, bà Kamala Harris cũng nêu bật được sự dân chủ, nêu lên quyền của phụ nữ, trong đó có quyền nạo phá thai vốn là vấn được cải thiện, chẳng hạn lạm phát được kiềm chế, dịch bệnh đã qua, kinh tế phát triển xung quanh 2%. Đó là thành tích rất tốt của chính quyền ông Joe Biden. Song với không ít người dân, họ vẫn cảm nhận những năm qua kinh tế khó khăn, thậm chí khó hơn thời gian trước.

Một phần thắng lợi của ông Trump còn xuất phát từ yếu tố đảng Dân chủ lung lay, chấp chới. Việc thay ứng cử viên “giữa dòng”, vào phút gần sát bầu cử khiến bà Kamala Harris không tiếp cận được hết, khó có thể truyền tải thông điệp của mình tới cử tri một cách sâu sắc, chắc chắn có lỗ hổng về liên minh của bà Kamala Harris.

Trong thăm dò dư luận của cử tri, một câu hỏi đặt ra: “Bạn đánh giá thế nào về cuộc sống của mình hôm nay, so với thời gian trước đây?”. Kết quả, hơn 70% nói rằng, họ cảm nhận cuộc sống không tốt hơn.

Chính điều đó phản ánh tâm lý người dân muốn thay đổi, hướng tới điều tốt hơn. Mặt khác, cũng có một số thăm dò dư luận chỉ ra người dân đánh giá, trong thời kỳ 4 năm cầm quyền của ông Donald Trump, kinh tế phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm.

Ngoài ra, quá trình tranh cử, mỗi bên đều có biện pháp vận động quyết liệt, tập trung từ nhóm cử tri nòng cốt đến nhóm cử tri còn do dự.

Theo nghiên cứu, ông Trump nhận được sự ủng hộ của nam giới nhiều hơn và bà Kamala Harris nhận được sự ủng hộ của nữ giới nhiều hơn.

Ông Trump được người ở nông thôn, những người bị mất việc làm, học vấn thấp ủng hộ. Trong khi đó, bà Kamala Harris nhận được sự ủng hộ của người thành thị, những người có học vấn cao, nhóm da màu, dù đôi nơi đã bị xói mòn và nghiêng theo ứng viên đảng Cộng hòa.

Từ bức tranh chung đó, có thể thấy, nước Mỹ bước vào bầu cử với bối cảnh vốn đã bị phân hóa, chia rẽ và có khoảng cách trong lòng xã hội, khoảng cách về thu nhập, giàu nghèo, trình độ học vấn, công ăn việc làm và thất nghiệp, chủng tộc, quan điểm liên quan nạo, phá thai, kiểm soát súng đạn…

Trong bối cảnh hai bên giằng co và sít sao như vậy, ai đánh trúng tâm lý của cử tri, mong muốn của họ, thì sẽ chiến thắng.

Đại sứ Phạm Quang Vinh:

Kết quả bỏ phiếu cho thấy ông Trump thắng lớn ở Arizona, bao trọn phiếu đại cử tri 7 bang chiến trường (Biểu đồ: AP).

Màn thể hiện của ông Trump năm nay so với năm 2016 khác biệt như thế nào, thưa ông?

Điểm giống là tính cách ông Donald Trump vẫn quyết liệt và có nhiều tuyên bố, động thái gây sốc. Với tính cách đó, năm nay, khi xảy ra sự việc mưu sát, ông Trump vẫn đứng lên, thể hiện rõ quyết tâm hành động mạnh mẽ. Hành động đó nhận về làn sóng ca ngợi từ đảng Cộng hoà, cũng như báo giới.

Còn lại, khác biệt rất nhiều. Năm 2016, ông Trump từ doanh nghiệp bước vào chính trường, rất ít người nghĩ ông sẽ giành chiến thắng.

Tôi còn nhớ, đến sáng ngày bầu cử, tất cả hãng thăm dò dư luận và các báo lớn của Mỹ đều đánh giá bà Hillary Clinton dẫn trước ông Donald Trump đến 70-80%. Hơn nữa, lúc đó, dù ông là ứng cử viên của đảng Cộng hòa nhưng trong đảng cũng chưa tập hợp lực lượng một cách chặt chẽ.

Nhưng ở năm 2024 này, đến tháng 7, khi đại hội, đảng Cộng hòa đã tập hợp xung quanh ông Trump và lấy khẩu hiệu “Make American great again” (Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại) cùng 20 mục tiêu lớn của ông làm cương lĩnh của đảng.

Đại sứ Phạm Quang Vinh:

Vậy, lợi thế và thách thức với ông Trump trong nhiệm kỳ tới là gì?

Song song với bầu cử Tổng thống, còn có bầu cử Thượng viện, Hạ viện và bầu lại nhiều thống đốc bang. Kết quả cho đến nay, đảng Cộng hoà đang chiếm lợi thế rất lớn.

Họ không chỉ lật được thế cờ ở Thượng viện, mà còn giành được đa số ghế Thống đốc ở các bang so với đảng Dân chủ. Ở Hạ viện, hiện tại, việc kiểm phiếu chưa hoàn tất, nhưng đảng Cộng hòa cũng nắm nhiều lợi thế, có trong tay 210 ghế và chỉ cần ba ghế nữa là đủ đa số ở Hạ viện.

Ông Trump không chỉ thắng lợi ròn rã, đạt được tín nhiệm cao hơn của cử tri, mà đảng Cộng hòa cũng giành được lợi thế trong cán cân quyền lực ở nước Mỹ. Chắc chắn, trong nhiệm kỳ tới, với cán cân quyền lực đó, các quyết sách của ông Trump sẽ thuận hơn so với 2016.

Có điều, ông Trump chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ mới với một nước Mỹ bị phân hóa với rất nhiều lĩnh vực như đã nêu trên. Chưa kể, tình hình thế giới qua bốn năm, có nhiều khác biệt. Trong đó, cạnh tranh nước lớn gia tăng mạnh so với khi ông Trump cầm quyền nhiệm kỳ đầu.

Nếu như năm 2016, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và các nước lớn, gồm cả Trung Quốc, mới khởi động, thì bây giờ, cạnh tranh chiến lược là toàn diện. Thế giới biến chuyển bất ổn hơn với nhiều cuộc khủng hoảng và xung đột ở châu Âu (Nga – Ukraine) hay Trung Đông.

Trong quá trình tranh cử, ông Trump đưa ra rất nhiều cam kết sẽ giải quyết những xung đột và đây là lúc ông phải đối mặt, xử lý các vấn đề đang thách thức này.

Đại sứ Phạm Quang Vinh:

Sau khi nhậm chức, ông Trump được dự báo sẽ có chính sách khác rất nhiều so với chiến lược của lãnh đạo Mỹ đương nhiệm. Ông có thể chỉ ra một số điểm đáng chú ý nhất trong chính sách ngoại giao của ông Trump ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

Nếu soi vào cương lĩnh tranh cử của đảng Cộng hòa hay những tuyên bố của ông Trump trong quá trình tranh cử, kết hợp bốn năm nắm quyền trước đây, có thể thấy, ông Donald Trump sẽ đề cao lợi ích và vai trò dẫn dắt thế giới của nước Mỹ.

Không riêng ông Trump, dù đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ, ai là Tổng thống cũng làm như vậy. Đó là sự nhất trí chung trong nước Mỹ.

Chỉ có điều, cách tiếp cận của ông Donald Trump sẽ rất khác so với chính quyền trước và đặc biệt rất khác so với ông Donald Trump nhiệm kỳ một.

Đại sứ Phạm Quang Vinh:

Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định, nước Mỹ dưới thời “Donald Trump 2.0” tiếp tục coi trọng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao hàm lợi ích chiến lược và kinh tế của nước Mỹ.

Ông Trump sẽ khai thác triệt để chủ thuyết nước Mỹ là trên hết. Trong quan hệ với thế giới, quan hệ với các nước, ông Trump sẽ đề cao lợi ích nước Mỹ, trên cơ sở các bên cùng có lợi và sòng phẳng, ít để câu chuyện về ý thức hệ chi phối, đi thẳng vào lợi ích nước Mỹ, đặc biệt là lợi ích về kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghệ.

Với đồng minh và đối tác, nước Mỹ vẫn cần có quan hệ nhưng cách tiếp cận theo hướng vừa có quan hệ chiến lược vừa có ý nghĩa thực dụng. Như tại châu Âu, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO) chắc chắn phải tăng ngân sách quốc phòng chứ không thể chỉ dựa vào Mỹ, dự kiến tăng ngân sách quốc phòng lên khoảng từ 2% GDP. Hàn Quốc cũng tương tự.

Hay trong khủng hoảng ở Ukraine, ông Trump tuyên bố không chỉ để Mỹ một mình đóng góp, châu Âu cũng phải chung tay hơn nữa.

Một số nước Liên minh châu Âu như Đức, Pháp, trước đây có thể là đồng minh chiến lược, nhưng khi động đến vấn đề thương mại, nếu có khúc mắc, ông Trump cũng đòi hỏi rất sòng phẳng, chia sẻ công bằng.

Trong quan hệ đa phương, trước đây, ông Trump từng rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Theo tôi, ông Trump sẽ nhấn mạnh nhiều hơn quan hệ song phương, chứ không phải quan hệ đa phương vì cho rằng, Mỹ tham gia sẽ thua thiệt nhiều.

Trong quan hệ với nước lớn, ông sẽ tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh chiến lược. Riêng với cạnh tranh Mỹ – Trung, ông sẽ nhấn mạnh hơn tới lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghệ.

Câu hỏi đặt ra là trong cạnh tranh nước lớn đó, Mỹ sẽ tranh thủ đồng minh và đối tác như thế nào?

Ở thời Tổng thống Joe Biden, ông coi những mối quan hệ đó là quan hệ chiến lược để tạo thêm sức mạnh cho nước Mỹ. Còn ông Trump, chính sách chung là theo hướng thực dụng. Song nếu nhìn lại, ông cũng từng đề cập chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó nêu vai trò quan trọng của đồng minh và đối tác.

Năm 2017, chính ông Trump là người đầu tiên đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tôi cho rằng, nước Mỹ dưới thời “Donald Trump 2.0” tiếp tục coi trọng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao hàm lợi ích chiến lược và kinh tế của nước Mỹ. Ông Trump sẽ tiếp tục đầu tư, coi trọng đồng minh, đối tác trong khu vực này.

Đại sứ Phạm Quang Vinh:



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dai-su-pham-quang-vinh-tong-thong-donald-trump-20-se-rat-khac-19224111016390982.htm

Cùng chủ đề

5 sự kiện quốc tế đáng “lót dép hóng” trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trải dài trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.

Tổng thống Mỹ Biden và ‘nước cờ cuối’ củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài ‘bậc thầy thương thuyết’

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông. Tuy nhiên, sẽ chỉ là "muối bỏ bể' với tình hình hiện tại, còn một khoảng trống chính sách rất lớn để Tổng thống đắc cử Donald Trump có cách tiếp cận mang bản sắc của riêng mình.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 22/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.

Bà Harris là lựa chọn hàng đầu của phe Dân chủ cho bầu cử tổng thống Mỹ 2028

Kết quả một cuộc khảo sát mới được công bố cho thấy mặc dù thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris là lựa chọn hàng đầu của các đảng viên Dân chủ cho cuộc bầu cử vào năm 2028.   Theo cuộc khảo sát được tiến hành bởi Puck News/Echelon Insights, 41% các cử tri có thể thuộc Dân chủ sẽ bầu bà Harris làm đại diện đảng ra tranh cử...

Tiêu chuẩn nào cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Pete Hegseth, người dẫn chương trình Fox News, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng đã thực sự gây bất ngờ cho cộng đồng ngoại giao, an ninh và quốc phòng Mỹ.   Vào năm 2017, ông Pete Hegseth từng phỏng vấn Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng (Ảnh: Reuters). Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 12/11 thông báo đề cử ông Pete Hegseth, 44 tuổi, cựu quân nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tôi không phải là ngôi sao sớm nở tối tàn

Dừng chân đầy tiếc nuối trong Chị đẹp đạp gió 2024, Ái Phương "chị đẹp ấm áp của khán giả" có dịp chia sẻ nhiều hơn về hành trình tự tin, tìm thấy chính mình và mong muốn dùng âm nhạc để giúp đỡ mọi người. ...

Người trúng đấu giá biển số VIP 30L-999.99 đã nộp đủ hơn 12 tỷ đồng

Biển số Hà Nội 30L-999.99 được đưa lên sàn đấu giá trực tuyến vào trưa 4/12. Sau nhiều vòng đấu, một khách hàng đã trúng đấu giá với số tiền hơn 12,1 tỷ. ...

Cà Mau rà soát toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Ngại vừa ký công văn chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. ...

Chủ tịch Quốc hội trao nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chiều 18/12, TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố giai đoạn 2023-2025. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15...

Cháy lớn quán hát ở Hà Nội, nhiều người tử vong

(NLĐO)- Vụ cháy lớn xảy ra tại một quán hát trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khuya ngày 18-12 đã khiến nhiều người thiệt mạng. ...

Nhiều vướng mắc tại “siêu dự án” ở Lâm Đồng

Dự án khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim ở Đức Trọng, Lâm Đồng đang gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng & chưa chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 35 ha đất lúa ...

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hợp tác giữa Quân đội Việt Nam

(ĐCSVN) - Chúc mừng Thượng tướng Khamliang Outhakaysone được Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng đồng chí sẽ lãnh đạo Quân đội Nhân dân Lào ngày càng phát triển, quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào ngày càng bền chặt. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Mới nhất

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Mới nhất