Trang chủDestinationsNinh BìnhTôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt

Tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt


Phóng viên (PV): Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật trong công tác gia đình và PCBLGĐ ở Ninh Bình thời gian qua? 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường: Những năm qua, công tác gia đình đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vai trò, vị trí của gia đình, công tác gia đình và PCBLGĐ đã có những chuyển biến tích cực và có sự phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chuyển đổi hành vi luôn được duy trì và tăng cường. Nội dung, hình thức truyền thông đa dạng, kịp thời, tạo nên những hiệu ứng tích cực, thu hút đông đảo người dân hưởng ứng và tham gia các phong trào, mô hình, cuộc vận động tại địa phương. Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh tới cơ sở được quan tâm xây dựng, củng cố kiện toàn. Công tác sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát, khen thưởng được triển khai nghiêm túc… 

Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều phong trào được triển khai, nhiều mô hình được thực hiện, góp phần tích cực vào việc giáo dục đời sống gia đình, như: Mô hình “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; các phong trào xây dựng “Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh”, “Gia đình 5 không, 3 sạch”, “Góc tư vấn về giáo dục đời sống gia đình, giáo dục trước hôn nhân, tư vấn tiền hôn nhân” của Hội LHPN; mô hình “Dòng họ tự quản”; “Xóm, phố bình yên, gia đình hạnh phúc” của Công an tỉnh; phong trào xây dựng “Gia đình nông dân hạnh phúc” của Hội Nông dân; phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo” của Hội Người Cao tuổi… 

Đời sống của người dân, hộ gia đình và cộng đồng ngày càng được nâng lên, có điều kiện quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người. Việc giáo dục đời sống gia đình; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ được tăng cường; nhận thức về PCBLGĐ được nâng lên, số vụ BLGĐ đã giảm đáng kể. Công tác PCBLGĐ được tổ chức thực hiện xuyên suốt từ tỉnh tới cơ sở. 

Đến nay, toàn tỉnh đã và đang duy trì hoạt động 19 “Góc tư vấn giáo dục đời sống gia đình, giáo dục trước hôn nhân, tư vấn tiền hôn nhân”, 9 nhóm hạt nhân “Nam giới nói không với bạo lực gia đình”, 292 CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình 5 không, 3 sạch, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và 243 CLB “Phụ nữ với pháp luật”, “Bình đẳng giới”, “Phòng, chống bạo lực gia đình”… 

Toàn tỉnh hiện có 1.593 nhóm PCBLGĐ, 1.410 CLB xây dựng gia đình phát triển bền vững; 170 cơ sở y tế khám, chữa bệnh và tạm lánh cho nạn nhân BLGĐ. Cùng với đó, tại các xã, phường, thị trấn thành lập 143 đường dây nóng, 1.169 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, sẵn sàng tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân khi xảy ra BLGĐ; thường xuyên bám sát tình hình dân cư, phát hiện, hòa giải kịp thời các vụ xung đột, mâu thuẫn trong gia đình… 

PV: Công tác gia đình của tỉnh được tập trung vào những hoạt động gì, thưa đồng chí? 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường: Công tác tuyên truyền được coi là một trong những giải pháp trọng tâm của công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh đã chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền rộng khắp nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về ý nghĩa to lớn của công tác gia đình trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng và nâng cao các giá trị văn hóa gia đình trong tình hình mới. 

Thời gian tuyên truyền được tập trung thực hiện trong các dịp kỷ niệm về công tác gia đình như: Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3); ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Tháng hành động Quốc gia về PCBLGĐ (Tháng 6); ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11); Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (15/11 – 15/12) hàng năm… 

Nội dung tuyên truyền được thực hiện đa dạng, phong phú, trong đó chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, văn bản mới về công tác gia đình. Cùng với đó, hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng thông qua các hội nghị, hội thảo, hội thi, hội diễn, các buổi tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, tư vấn, thăm hỏi… 

Các cơ quan, đơn vị cũng tích cực tận dụng ưu thế của mạng xã hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về công tác gia đình trong sự phát triển của cuộc cách mạng số 4.0… Thông qua đó xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực. 

Nhiều gia đình có 3, 4 thế hệ chung sống với nhau đầm ấm, hạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, là tấm gương về sự yêu thương và chia sẻ, về sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng phong trào, hỗ trợ tích cực cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, xây dựng nếp sống lành mạnh, chống lại sự xâm nhập của văn hóa độc hại, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. 

Sở Văn hóa và Thể thao cũng hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhân các ngày kỷ niệm như ngày Gia đình Việt Nam, ngày Quốc tế Hạnh phúc, ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái… Đồng thời, tổ chức biểu dương, tôn vinh các gia đình văn hóa tiêu biểu nhằm nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh. 

Ngoài ra, ngành Văn hóa còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể tỉnh và địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục, lồng ghép triển khai thực hiện công tác gia đình gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. 

Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp cũng thường xuyên được tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về công tác gia đình, PCBLGĐ, được trang bị các kỹ năng tổ chức sinh hoạt CLB, sinh hoạt nhóm, tổ chức tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ cho các nhóm PCBLGĐ… 

Các khách mời tham gia chương trình Trạm yêu thương của Hội Phụ nữ xã Gia Lạc (Gia Viễn). Ảnh: Minh Quang

 

PV: Thực tế hiện nay, việc xây dựng gia đình văn hóa vẫn còn những khó khăn nhất định, ở một số nơi còn mang tính hình thức. Theo đồng chí, nguyên nhân do đâu? 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường: Đúng là ở một vài cơ sở, việc tổ chức đăng ký xây dựng gia đình văn hóa và công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa có lúc vẫn còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế, có những gia đình rất ý thức, quý trọng và cùng nỗ lực để đạt được danh hiệu gia đình văn hóa. Tuy nhiên, cũng còn nhiều gia đình chưa quan tâm đến vấn đề này. Nguyên nhân được nhận định là do công tác tuyên truyền, vận động tại một số địa phương chưa được thực hiện hiệu quả. Việc nêu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc còn hạn chế. 

Cùng với đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bối cảnh giao lưu văn hóa cũng tác động không nhỏ đến đời sống gia đình và những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình. Tình trạng ly hôn, bạo lực gia đình, hiện tượng bất bình đẳng trong gia đình, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em… vẫn còn diễn ra. Do đó rất cần sự nỗ lực, chung tay của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong tổ chức thực hiện, hướng tới xây dựng những giá trị phát triển bền vững của gia đình. 

PV: Năm nay, thông điệp gửi đến các gia đình nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 có ý nghĩa như thế nào và tỉnh ta có những hoạt động trọng tâm gì để hưởng ứng, thưa đồng chí? 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường: Năm 2023, chủ đề được chọn để hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là “Gia đình hạnh phúc – Quốc gia thịnh vượng”. Đây là một chủ đề mới và mang nhiều ý nghĩa giáo dục, nhân văn sâu sắc. Chủ đề này chú trọng đến mối quan hệ trong gia đình và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia. Gia đình là cái nôi đầu tiên, là nơi mà mỗi cá nhân bắt đầu phát triển, học hỏi và tạo dựng các giá trị, phẩm chất của bản thân. Gia đình hạnh phúc được xem là căn cứ bản lề để hình thành các công dân hạnh phúc và khỏe mạnh, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội bền vững cho quốc gia. 

Tương quan trở lại, một trong những mục tiêu quan trọng của các chính sách kinh tế và chính trị, văn hóa, xã hội của một quốc gia đó là phát triển công tác gia đình, tạo điều kiện để mỗi gia đình có được “hạnh phúc”, từ đó, đóng góp cho sự thịnh vượng của mỗi cộng đồng và cả dân tộc. Chủ đề này mang những hy vọng lớn lao và tạo hiệu ứng tích cực, khơi gợi tinh thần đoàn kết, chung tay để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh, góp phần xây dựng xã hội, quốc gia ngày càng phát triển bền vững và hưng thịnh. 

Các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sẽ căn cứ tình hình, đặc điểm, điều kiện cụ thể để lựa chọn hình thức hưởng ứng phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả; vận động các tầng lớp nhân dân tham gia tổ chức các hoạt động nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6) với những hoạt động cơ bản như: Tổ chức hội nghị, tọa đàm, diễn đàn về chủ đề ngày Gia đình Việt Nam như: các buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề về xây dựng gia đình hạnh phúc; tọa đàm về kỹ năng sống để xây dựng gia đình hạnh phúc, PCBLGĐ, văn hóa ứng xử trong gia đình; các hoạt động giao lưu, hội thi về Mô hình PCBLGĐ… tại các địa bàn dân cư, có thể lồng ghép vào nội dung hoạt động của các câu lạc bộ tại cơ sở; tổ chức vinh danh các cá nhân, tập thể, cộng đồng có hoạt động tích cực trong xây dựng gia đình hạnh phúc và PCBLGĐ. 

Cùng với đó, tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi, giúp đỡ tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt CLB hoặc sinh hoạt chuyên đề của đoàn thể hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về PCBLGĐ. Khuyến khích các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ cộng đồng, các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí… Tổ chức cuộc thi, hội thi, triển lãm tranh, ảnh, sách hoặc chiếu phim chủ đề về xây dựng gia đình hạnh phúc và PCBLGĐ… 

Qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của gia đình và công tác gia đình; tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam nói chung, gia đình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 

PV: Xin cảm ơn đồng chí! 

Mai Phương (thực hiện)





Source link

Cùng chủ đề

Hiệu quả thi đua “Dân vận khéo” ở Hậu Giang

Thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Hậu Giang được triển khai rộng khắp, trở thành một phương thức hiệu quả trong công tác vận động quần chúng. Hiệu quả của phong trào góp phần tạo đồng thuận xã hội, khơi dậy tinh thần trách nhiệm về truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Từ khi Chỉ thị số 40-CT/TU ngày 10/3/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về việc...

Hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững

(Dân trí) - Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Sáng 13/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Sự kiện này có chủ đề "Đảm bảo...

Chồng bị vợ bạo lực ngay giữa đám cưới

GĐXH - Đến đám cưới trong tình trạng say xỉn, chú rể lĩnh ngay đòn của cô dâu đến choáng váng mặt mày. ...

Tỷ lệ học sinh bạo lực học đường liên quan đến bạo lực gia đình là rất lớn

Ngày 24/9, Hội LHPN TP Hà Nội đã tổ chức chương trình truyền thông "Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường - Xây dựng trường học an toàn, thân thiện" cho học sinh tại trường THCS...

Cần những kịch bản sân khấu chất lượng tuyên truyền về gia đình

Ở nhiều địa phương, nhân dân tự giác thực hiện hương ước, quy ước của địa phương; tích cực, chủ động tham gia các phong trào thi đua như phong trào khuyến học, khuyến tài, phong trào nuôi con khỏe, dạy con ngoan, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng Sim Thăng Long tìm hiểu ý nghĩa số 39 và giải đáp những thắc mắc về con số này

Ý nghĩa số 39 theo quan niệm dân gian Trong dân gian, số 39 còn được gọi là con số Thần Tài - một vị thần ban phát tài lộc, mang đến sự may mắn. Người xưa tin rằng,...

10 địa điểm cho thuê xe máy ở Ninh Bình giá rẻ giao tận nơi

Thuê xe máy Ninh Bình du lịch có ưu điểm gì?Với những ai ở gần, tự chạy xe máy là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Ngược lại, những bạn ở xa thì thuê xe máy Ninh...

Cùng chuyên mục

Nơi hồn đá hóa nghệ thuật

Làng đá Ninh Vân, tọa lạc tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng khắp cả nước với nghề điêu khắc đá truyền thống. Với lịch sử hàng trăm năm, những người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào những khối đá thô sơ, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

Mới nhất

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Nguyên nhân dẫn đến đau tim trong phòng tắm

'Một trong những điều nguy hiểm là người bệnh tim có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Ninh Sơn

Ngày 20/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Ninh Sơn. Được ủy quyền của Chủ...

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiêu thụ quá nhiều muối

Muối giúp cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng bên trong và ngoài tế bào, được gọi là cân bằng nội môi...

Phát hiện thêm lợi ích bất ngờ của vài tách cà phê mỗi ngày

Nhiều người mắc chứng rung nhĩ - tình trạng rối loạn nhịp tim, thường tránh cà phê. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới...

Mới nhất