Trang chủNewsThời sựTóm tắt lịch sử 75 năm xung đột tại Gaza

Tóm tắt lịch sử 75 năm xung đột tại Gaza


Được Đế chế Ottoman nắm giữ cho đến năm 1917, Sau đó, khu vực này được chuyển từ quyền cai trị quân sự của Anh, Ai Cập sang Israel và hiện là nơi sinh sống của hơn 2 triệu người Palestine. Dưới đây là một số cột mốc quan trọng trong lịch sử 75 năm qua của khu vực này:

tom tat lich su 75 nam xung dot tai gaza hinh 1

Khói bốc lên từ khu vực cảng của Gaza. Ảnh: Reuters

1948: Chấm dứt sự cai trị của Anh

Khi chế độ thuộc địa của Anh chấm dứt ở Palestine vào cuối những năm 1940, bạo lực đã gia tăng giữa người Do Thái và người Ả Rập, đỉnh điểm là chiến tranh giữa Nhà nước Israel mới thành lập và các nước láng giềng Ả Rập vào tháng 5/1948.

Quân đội Ai Cập đã chiếm được một dải bờ biển hẹp dài 40 km này, chạy từ Sinai đến phía Nam Ashkelon. Sau đó, hàng chục nghìn người Palestine đã đến tị nạn ở Gaza. Dòng người tị nạn khiến dân số Gaza tăng gấp ba lần lên khoảng 200.000 người.

1950- 1960: Sự cai trị của quân đội Ai Cập

Ai Cập nắm giữ Dải Gaza trong hai thập kỷ, cho phép người Palestine làm việc và học tập tại Ai Cập. Trong thời gian này, những người Palestine có vũ trang đã tiến hành các cuộc tấn công vào Israel.

Sau đó, Liên hợp quốc đã thành lập một cơ quan tị nạn có tên UNRWA, hiện đang cung cấp dịch vụ cho 1,6 triệu người tị nạn Palestine ở Gaza, cũng như cho người Palestine ở Jordan, Lebanon, Syria và Bờ Tây.

1967: Chiến tranh và chiếm đóng quân sự của Israel

Israel chiếm được Dải Gaza trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967. Cuộc điều tra dân số của Israel năm đó cho thấy dân số tại Gaza là 394.000 người, với ít nhất 60% trong số đó là người tị nạn.

Khi người Ai Cập rời đi, nhiều công nhân tại Gaza đã bắt đầu làm việc trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ bên trong Israel. Quân đội Israel tiếp tục quản lý lãnh thổ và bảo vệ các khu định cư mà Israel xây dựng trong những thập kỷ tiếp theo. Những điều này đã trở thành nguồn gốc khiến người Palestine ngày càng phẫn nộ.

1987: Cuộc nổi dậy đầu tiên của người Palestine

20 năm sau cuộc chiến năm 1967, người Palestine phát động cuộc nổi dậy đầu tiên. Vụ việc bắt đầu vào tháng 12/1987 sau một vụ tai nạn giao thông, khi một chiếc xe tải của Israel đâm vào một chiếc xe chở công nhân Palestine ở trại tị nạn Jabalya ở Gaza, khiến 4 người thiệt mạng. Tiếp theo đó là các cuộc biểu tình ném đá, đình công và đóng cửa.

Tổ chức Anh em Hồi giáo có trụ sở tại Ai Cập đã lợi dụng sự tức giận của người dân để thành lập một nhánh vũ trang của người Palestine, chính là nhóm Hamas, với căn cứ quyền lực ở Gaza. Hamas chuyên ủng hộ việc tấn công Israel và khôi phục chế độ cai trị Hồi giáo.

1993: Hiệp định Oslo và quyền bán tự trị của người Palestine

Israel và người Palestine đã ký một hiệp định hòa bình lịch sử vào năm 1993 dẫn đến việc thành lập Chính quyền Palestine. Theo thỏa thuận tạm thời, người Palestine lần đầu tiên được trao quyền kiểm soát hạn chế ở Gaza và Jericho ở Bờ Tây.

Hiệp định Oslo đã mang lại cho Chính quyền Palestine mới thành lập một số quyền tự chủ và dự kiến trở thành nhà nước sau 5 năm. Nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Israel cáo buộc người Palestine từ bỏ các thỏa thuận an ninh và người Palestine tức giận trước việc Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư.

Các phong trào Hamas và Thánh chiến Hồi giáo (Jihad) đã thực hiện các vụ đánh bom nhằm cố gắng làm chệch hướng tiến trình hòa bình, khiến Israel áp đặt nhiều hạn chế hơn đối với việc di chuyển của người Palestine ra khỏi Gaza. 

2000: Cuộc nổi dậy thứ hai của người Palestine

Năm 2000, quan hệ giữa Israel và Palestine lại xuống mức thấp mới sau khi cuộc nổi dậy thứ 2 của người Palestine bùng phát. Vụ việc đã mở ra một thời kỳ đánh bom liều chết và tấn công bằng súng của người Palestine, cũng như việc Israel tiến hành các cuộc không kích, phá hủy và quản lý nghiêm ngặt khu vực.

Sân bay Quốc tế Gaza, một biểu tượng cho thấy hy vọng độc lập về kinh tế của người Palestine được khai trương vào năm 1998, bị Israel coi là mối đe dọa an ninh và họ đã phá hủy ăng-ten radar cũng như đường băng của sân bay này vài tháng sau vụ tấn công ngày 11/9/2001 tại Mỹ.

Một nạn nhân khác là ngành đánh cá của Gaza, nguồn sống của hàng chục nghìn người. Khu vực đánh cá của Gaza đã bị Israel thu hẹp, một hạn chế mà họ cho là cần thiết để ngăn chặn các tàu buôn lậu vũ khí.

2005: Israel sơ tán các khu định cư ở Gaza

Vào tháng 8/2005, Israel đã sơ tán tất cả quân đội và người dân định cư ra khỏi Gaza, nơi đã được Israel rào chắn cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài vào thời điểm đó.

Người Palestine đã phá bỏ các tòa nhà và cơ sở hạ tầng bỏ hoang để lấy phế liệu. Việc dỡ bỏ các khu định cư đã dẫn đến sự tự do di chuyển lớn hơn trong Gaza và một “nền kinh tế đường hầm” bùng nổ. Các nhóm vũ trang, những kẻ buôn lậu và nhiều doanh nhân đã nhanh chóng đào nhiều đường hầm vào Ai Cập để tiến hành buôn lậu hàng về Gaza.

2006: Bị cô lập dưới thời Hamas

Năm 2006, Hamas giành chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử quốc hội Palestine và sau đó giành toàn quyền kiểm soát Gaza. Phần lớn cộng đồng quốc tế đã cắt viện trợ cho người Palestine ở các khu vực do Hamas kiểm soát vì họ coi Hamas là một tổ chức khủng bố.

Israel đã ngăn chặn hàng chục nghìn công nhân Palestine nhập cảnh vào nước này, cắt đứt một nguồn thu nhập quan trọng. Các cuộc không kích của Israel đã làm tê liệt nhà máy điện duy nhất của Gaza, gây mất điện trên diện rộng. Viện dẫn những lo ngại về an ninh, Israel và Ai Cập cũng áp đặt các hạn chế chặt chẽ hơn đối với việc di chuyển của người và hàng hóa qua các cửa khẩu Gaza.

Hamas có kế hoạch tái tập trung nền kinh tế của Gaza về phía biên giới với Ai Cập, tránh xa Israel. Tuy nhiên, do xem Hamas là một mối đe dọa, ông Abdel Fattah al-Sisi, người đắc cử Tổng thống Ai Cập vào năm 2014, đã đóng cửa biên giới với Gaza và cho nổ tung hầu hết các đường hầm. Một lần nữa, nền kinh tế của Gaza bị cô lập.

Chu kỳ xung đột

Nền kinh tế Gaza liên tục bị ảnh hưởng bởi vòng xoáy xung đột, tấn công và trả thù giữa Israel và các nhóm chiến binh Palestine.

Trước năm 2023, một số cuộc giao tranh tồi tệ nhất xảy ra vào năm 2014, khi Hamas và các nhóm vũ trang khác phóng tên lửa vào các thành phố trung tâm ở Israel. Israel đã tiến hành các cuộc không kích và pháo kích tàn phá các khu dân cư ở Gaza. Hơn 2.100 người Palestine đã thiệt mạng. Phía Israel có 73 người thiệt mạng. 

2023: Cuộc tấn công bất ngờ

Trong khi Israel tin rằng họ đang kiềm chế Hamas một cách hiệu quả, thì các chiến binh của nhóm này đang được huấn luyện trong bí mật.

Vào ngày 7/10, các tay súng Hamas đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, tàn phá các thị trấn, nổ súng vào hàng trăm người và bắt cóc hàng chục con tin. Israel đã tiến hành trả đũa, tấn công Gaza bằng các cuộc không kích trong đợt xung đột tồi tệ nhất trong 75 năm qua với khoảng 2.000 người đã thiệt mạng tại cả hai phía.

Quốc Thiên (theo Reuters)





Nguồn

Cùng chủ đề

Chiến thắng của ông Trump ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel

(CLO) Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt các cuộc xung đột ở Trung Đông trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. ...

Từ Gaza đến Myanmar, hàng triệu người có nguy cơ chết đói vì xung đột vũ trang

(CLO) Theo các chuyên gia và báo cáo của Liên hợp quốc, các khu vực đang bị xung đột vũ trang tàn phá như phía bắc Gaza và Myanmar đang phải đối mặt với nguy cơ nạn đói, ước tính hơn hai triệu người có thể chết đói. ...

Khói lửa tiếp diễn ở Trung Đông

Reuters ngày 8.11 đưa tin ít nhất 10 người đã thiệt mạng và một số người bị thương trong cuộc không kích của quân đội Israel vào một trường học do LHQ quản lý ở trại tị nạn Shati thuộc TP.Gaza. ...

Israel mở rộng tấn công tại Gaza, Li Băng

Israel mở rộng tấn công Hamas và Hezbollah, trong khi thảo luận với ông Donald Trump - tổng thống đắc cử của Mỹ, về mối đe dọa từ Iran. ...

Nga nói gì về ông Trump sau bầu cử Mỹ?

(CLO) Sau khi ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Điện Kremlin nói rằng "hãy xem" liệu lời lẽ của ông Trump về việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine có thành hiện thực hay không. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay đổi này được nhiều chuyên gia nhận định sẽ thúc đẩy tăng cơ hội tham gia của tất cả các...

Chiến thắng của ông Trump ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel

(CLO) Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt các cuộc xung đột ở Trung Đông trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. ...

Báo Giáo dục & Thời đại ra mắt văn phòng đại diện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Ngày 9/11, tại TP Cần Thơ, Báo Giáo dục & Thời đại (GD&TĐ) tổ chức lễ khai trương văn phòng đại diện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện do UBND thành phố chỉ đạo, Sở VHTT Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị...

Đánh bom ở ga xe lửa Pakistan, ít nhất 24 người chết

(CLO) Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương trong vụ đánh bom tại một nhà ga xe lửa ở Quetta, tây nam Pakistan vào ngày 9/11. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm không ngừng sáng tạo và phấn đấu, Hateco đã khẳng định vị thế trên các lĩnh vực: bất động sản,...

Bão số 7 tăng cấp trở lại sau gần hai ngày ‘quần thảo’ Biển Đông

Cụ thể, lúc 19h ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 (tên quốc tế Yinxing) trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 365km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/h), giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.Dự báo trong 24 giờ tới, bão trên vùng biển phía Tây Bắc  khu vực Bắc Biển Đông, cách...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. Thôn Đông Lôi 2 hiện có hơn 300 hộ...

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay đổi này được nhiều chuyên gia nhận định sẽ thúc đẩy tăng cơ hội tham gia của tất cả các...

Chiến thắng của ông Trump ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel

(CLO) Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt các cuộc xung đột ở Trung Đông trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. ...

Mới nhất

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư

Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế...

Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tế

Là mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan trọng nhất của tập đoàn. Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tếLà mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan...

Mới nhất