Trang chủKinh tếNông nghiệpTôm sông, cá hồ ở hồ Trị An, sông Đồng Nai ít...

Tôm sông, cá hồ ở hồ Trị An, sông Đồng Nai ít đi, sao dân nói câu bất ngờ, bắt ít còn hơn nhiều?


Nguồn lợi thủy sản tự nhiên nơi các nhánh sông Đồng Nai, hồ Trị An ngày càng khan hiếm, khó đánh bắt. Tuy vậy, nhiều ngư dân vẫn kiên trì bám sông, trụ ở làng bè để mưu sinh.

“Tôm, cá đánh bắt được ít nhưng bán được giá còn hơn là đánh bắt nhiều mà giá bán bèo bọt, gây cạn kiệt tài nguyên, hao mòn ngư cụ” – ngư dân Tám Nghĩa (làng bè phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa) lý giải vì sao ở tuổi 67 mà ông vẫn còn “bồng bềnh” trên sông nước.

Vẫn bám sông, hồ dù lượng cá, tôm giảm

Con chó nhỏ nơi bè cá của ông Tám Nghĩa sủa dồn dập khi thấy chúng tôi ghé qua. Sau khi mắng chú chó không được làm ồn, ông Tám Nghĩa mới chậm rãi kể, từ ngày lấy mặt nước làng bè Long Bình Tân làm nhà, cá, tôm ông bắt được nơi các nhánh sông Đồng Nai rất khó cân đếm được chính xác. Tuy vậy, bản thân ông cũng lượng tính được, ngày ít thì vài ký, nhiều thì vài chục ký khi miệt mài thả 6-7 tay lưới (mỗi tay lưới dài từ 20-40m).

“Cá, tôm ở khu vực sông này không còn nhiều như trước nhưng giá lại cao gấp 3-4 lần nên cuộc sống của gia đình tôi vẫn ổn” – ông Tám Nghĩa bộc bạch.

“Sông nước, ghe, lưới là bạn của chúng tôi nên ngày nào người ướt thì chúng tôi còn có tiền và mai lại tiếp tục “bồng bềnh” trên mặt nước mưu sinh” – ngư dân BẢY HÙNG (ngụ phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa) lạc quan tỏ bày.

Làng bè Long Bình Tân trước kia có hàng trăm ngư dân, ghe (thuyền) nhỏ, ghe lớn đậu chật bến. Nay cá, tôm không còn nhiều và dân làng bè phần lớn chuyển đổi nghề nghiệp nên bến cá đìu hiu.

“Số người làm nghề nay còn chưa tới 1/3 và chủ yếu là người lớn tuổi. Tuy vậy, sông còn cá, tôm, ốc, hến… thì chúng tôi vẫn kiên nhẫn bám nghề” – ông Văn Thanh (61 tuổi), một ngư dân làng bè Long Bình Tân bày tỏ.

Xóm câu nơi khu phố 5, phường Bửu Hòa và làng bè Hiệp Hòa, phường Hiệp Hòa (thành phố Biên Hòa) chỉ còn vài chục ngư dân. Do công việc đánh bắt ngày càng khó khăn nên ngư dân sống được là nhờ con cái hỗ trợ, chứ không chỉ dựa vào nghề giăng lưới, thả câu của mình.

“Mỗi lần giăng lưới, thả câu chỉ được chút ít cá đem về ăn và bán, nhưng tôi thấy vui vì có đồng ra đồng vào, không phụ thuộc hoàn toàn vào con cái nên tôi cũng chưa bỏ nghề được” – ngư dân Chín Tịnh (64 tuổi, phường Hiệp Hòa) tâm sự.

Cũng theo ông Chín Tịnh, cá, tôm ở sông Đồng Nai giờ còn ít, khó đánh bắt, nhưng bù lại bán được giá; đánh được đem ra xóm, ra chợ bán cũng có người mua nên đủ chi phí xăng dầu, chi tiêu trong ngày.

img

Ông Ba Lành (ngụ xã La Ngà, huyện Định Quán) chuẩn bị dụng cụ để đi đánh bắt cá.

Có mặt theo dòng người dân Việt kiều Campuchia tìm về cố hương những năm 1990, ông Lâm Thạch (ngụ ấp Trường An, xã Thanh Bình, huyện Vĩnh Cửu) chọn lòng hồ Trị An (Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai) làm nơi mưu sinh. Cái bè nhỏ của gia đình ông cũng là nhà nên chân ông mấy chục năm nay chạm ván thuyền, bè nhiều hơn mặt đất.

“Chúng tôi mong sao tất cả ngư dân hành nghề đều ý thức tốt trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản nơi ao, hồ, sông, suối. Khi mọi người đều có trách nhiệm với nghề, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì cái nghề bồng bềnh trên mặt nước sẽ không còn nặng lo toan” – ngư dân THẠCH KHUY (ngụ xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) bộc bạch.

Ông Lâm Thạch cho biết, các loại cá: chim trắng, lóc bông, bông lau, bóng tượng hay tôm càng xanh… giờ khó đánh bắt hơn trước. Bù lại, các loại cá, tôm này giờ trở thành đặc sản của hồ Trị An nên giá cao gấp nhiều lần, mỗi chuyến đánh bắt ông cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Nhờ vậy, ông vẫn sống được với nghề.

Tâm tư với nghề

Hồ Trị An rộng trên 32 ngàn hécta, có 6 khu làng bè với khoảng 600 bè và hơn 1 ngàn ngư dân. Cụ thể các khu làng bè như: khu phố 1, thị trấn Vĩnh An và ấp 1, ấp 4, xã Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu); La Ngà (xã La Ngà), Phát Thanh Sơn (xã Thanh Sơn), khu vực hồ Trị An (huyện Định Quán). Mặc dù việc đánh bắt trên lòng hồ được kiểm soát, tôm, cá được thả bổ sung thường xuyên, có khu vực bảo tồn, cấm đánh bắt… nhưng ngư dân vẫn luôn ca thán tôm, cá ngày càng khó bắt.

Ngư dân Út Cường (ngụ ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường, huyện Định Quán) cho biết, nguồn lợi thủy sản hồ Trị An những năm gần đây không dồi dào bằng chục năm về trước. Tuy vậy, nó vẫn đảm bảo cuộc sống cho những ngư dân kiên trì bám nghề, đánh bắt kết hợp nuôi trồng. Chính vì vậy, ông Út Cường chắc nịch tuyên bố, hồ Trị An còn nước để vận hành phát điện thì còn người hành nghề đánh bắt vì cá, tôm còn.

img

Cá cơm nước ngọt do ngư dân làng bè La Ngà (xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) đánh bắt được đem ra vựa bán.

Suốt đêm căng mắt lái mũi ghe đuổi theo luồng cá, đến sáng người mệt nhoài nên ông Ba Lành (ngụ xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) nặng nề đôi chân bước lên bờ cùng với mấy giỏ cá cơm ướp đá. 

Đêm qua, ông Ba Lành đánh bắt được trên 30 ký cá cơm, giá cá cân vựa 25 ngàn đồng/kg nên ông bỏ túi được 750 ngàn đồng. 

Tiền bán cá hôm nay ông Ba Lành đem về cho vợ tuy thấp hơn các đêm khác 300-500 ngàn đồng nhưng ông vẫn hài lòng, vì còn một tháng nữa mới vào mùa cá cơm, không có gì phải vội, ráng sức.

Chợ cá Bến Nôm (xã Phú Cường) 6 giờ sáng đã có rất nhiều ghe, xe vào bán và mua tôm, cá. Tại quán cà phê nhỏ của ông Phạm Kiên (ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường), ngư dân lác đác vào ngồi bàn tán chuyện nghề, chuyện đời.

 
Điều các ngư dân ấm ức nhất không phải đêm qua đánh bắt được ít tôm, cá hay giá cả bị tụt giảm theo từng phiên chợ, mà là kiểu đánh bắt “bất lương” của một bộ phận nhỏ ngư dân như: sử dụng xung điện, ủi vồ, lồng xếp (lờ dây, bát quái, dớn, lừ)… gây tiếng xấu cho ngư dân hành nghề tuân thủ quy định đánh bắt cá ở lòng hồ Trị An.

“Sông, hồ còn nước thì còn tôm, cá. Nhưng cá, tôm nhiều hay ít phải phụ thuộc vào việc các cơ quan có thẩm quyền kiên quyết trong việc loại trừ kiểu đánh bắt tận diệt bằng các ngư cụ cấm, không biết để dành tôm, cá cho tương lai” – ông Tư Hải (57 tuổi, ngụ làng bè Suối Tượng, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu) tỏ bày.





Nguồn: https://danviet.vn/tom-song-ca-ho-o-ho-tri-an-song-dong-nai-it-di-sao-dan-noi-cau-bat-ngo-bat-it-con-hon-nhieu-2024081118085921.htm

Cùng chủ đề

Công an điều tra vụ ô tô rơi xuống sông Đồng Nai, nữ tài xế thiệt mạng

Sáng 15/12, Công an TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc xe ô tô 4 chỗ rơi xuống sông Đồng Nai làm nữ tài xế thiệt mạng.Theo quan sát, phương tiện gặp nạn là xe ô tô 4 chỗ, khi được vớt đã bị bẹp dúm, biến dạng. Các cửa kính vỡ vụn, nội thất bên trong ngập nước và bùn đất; phần nóc xe bị móp...

Tìm kiếm ô tô 4 chỗ đâm sập lan can cầu, rơi xuống sông Đồng Nai

Theo thông tin ban đầu, khoảng 18h ngày 14/12, chiếc ô tô 4 chỗ chạy trên quốc lộ 1 theo hướng TP.HCM về tỉnh Đồng Nai Khi vừa qua cầu Đồng Nai được khoảng 100m thì bất ngờ lao lên phần đường dành cho người đi bộ, tông gãy một đoạn lan can rồi lao thẳng xuống sông.Theo quan sát, vị trí ô tô rơi là khe hở giữa hai cầu Đồng Nai cũ và cầu Đồng Nai mới,...

Triều cường dâng cao, người dân bỏ nhà, thuê phòng trọ tránh ngập

Chính sách không thiếu, vì sao vốn vay lãi suất thấp khó tiếp cận? TPO - Doanh nghiệp (DN) cho biết nguồn vốn hỗ trợ lãi suất rất cần cho những DN vừa và nhỏ, DN mới thành lập, nhưng để tiếp cận thì rất khó khăn. Đại diện Ngân hàng Agribank cũng cho rằng “chính sách không thiếu, vấn đề là làm thế nào...

Trên sông Đồng Nai, dòng sông nội địa lớn nhất Việt Nam có bao nhiêu cây cầu bắc qua?

Mỗi cây cầu bắc qua dòng sông Đồng Nai đều gắn với lịch sử vùng đất mà nó hình thành.Đồng Nai là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược của vùng Đông Nam Bộ; đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ kết nối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ về mô hình tổ chức, tư cách pháp nhân và thiếu nguồn lực hoạt động; năng lực của một số...

IELTS 8.0, SAT 1560, vừa nhận học bổng 7,5 tỷ đồng du học Mỹ

Trần Nam Khánh, học sinh lớp chuyên Anh 12A3, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vừa nhận được học bổng 7,5 tỷ đồng cho 4 năm học từ ngôi trường top đầu của Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Ngọt giòn cải làn Tân Liên

Sản phẩm OCOP 3 sao “Rau cải làn Tân Liên” của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Tân Liên (thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, người dân thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật trồng gối vụ, chăm sóc và thu hoạch...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ về mô hình tổ chức, tư cách pháp nhân và thiếu nguồn lực hoạt động; năng lực của một số...

Mới nhất

Hướng đi sáng tạo cho truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

Sáng ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam, tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo...

Thêm hai ca ghép tủy đồng loại thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế

NDO - Các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế vừa ghép tế bào gốc đồng loại thành công hai bệnh nhi ở Quảng Trị và Đà Nẵng mắc bệnh tan máu bẩm sinh, mở ra nhiều cơ hội sống cho các bệnh nhân khác. Ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đội...

Tăng tốc thi công nút giao phức tạp nhất dự án Vành đai 3 TP.HCM

Do vướng mặt bằng nên gói thầu xây dựng nút giao Tân Vạn của dự án Vành đai 3 TP.HCM có chiều hướng chậm tiến độ. Tuy nhiên, chủ đầu tư và các nhà thầu nỗ lực, tăng tốc để giữ vững kế hoạch về đích. ...

Cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho kinh doanh dược phẩm

Luật Dược sửa đổi có nhiều chính sách thu hút đầu tư và thúc đẩy nghiên cứu, phát triển sản xuất thuốc cùng các cơ chế ưu đãi về thủ tục hành chính, cấp phép nhập khẩu, cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ được đơn giản hóa. Cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho...

Đề xuất xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng Hàng không Thọ Xuân

(ĐCSVN) – Ngày 19/12, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thanh Hóa thông tin, Ban cán sự Đảng vừa có tờ trình báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng Hàng không (CHK) Thọ Xuân. ...

Mới nhất

Cá kho làng Vũ Đại