Cả hai phán quyết của ECJ đều là phán quyết cuối cùng, có nghĩa là các công ty không thể kháng cáo. Các phán quyết nêu bật lập trường cứng rắn của Liên minh châu Âu nhằm hạn chế quyền lực của các công ty công nghệ lớn (Big Tech).
Trong phán quyết chống lại Apple, ECJ đã duy trì quyết định năm 2016. Theo đó, Ủy ban châu Âu đã ra lệnh cho Apple phải trả 13 tỷ euro tiền thuế truy thu cho Ireland, với lý do nhà sản xuất iPhone đã được giảm gánh nặng thuế xuống mức thấp nhất là 0,005% vào năm 2014.
Apple từng khiếu nại phán quyết này. Tòa án chung của EU, tòa án cấp dưới của ECJ, đã cho rằng các cơ quan quản lý không đáp ứng được tiêu chuẩn pháp lý để chứng minh rằng Apple được hưởng lợi thế không công bằng.
Nhưng đến ngày 10/9, Tòa án Công lý cấp cao của ECJ đã bác bỏ phán quyết của Tòa án sơ thẩm và đứng về phía Ủy ban châu Âu.
“Hôm nay là một chiến thắng to lớn cho công dân châu Âu và công lý thuế”, Vestager cho biết trong một tuyên bố hôm 10/9. “Ủy ban sẽ tiếp tục công việc của mình về cạnh tranh thuế có hại và lập kế hoạch thuế tích cực”.
Cũng trong ngày 10/9, Google đã thua trong cuộc chiến chống lại khoản tiền phạt 2,42 tỷ euro do cơ quan quản lý chống độc quyền của EU đưa ra vào năm 2017, một trong ba khoản tiền phạt lớn được áp dụng cho công ty này vì nhiều hành vi chống cạnh tranh.
Google đã bị phạt vì lạm dụng vị thế thống lĩnh trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến bằng cách ưu tiên dịch vụ của mình hơn so với các đối thủ cạnh tranh tại hơn chục quốc gia châu Âu.
Vào thời điểm đó, Vestager cho biết hành vi của Google “đã từ chối quyền lựa chọn dịch vụ của người dùng châu Âu và toàn bộ lợi ích của sự đổi mới” từ các đối thủ nhỏ hơn.
Trong tuyên bố của mình, Vestager cho biết vụ kiện chống lại Google là “chất xúc tác cho sự thay đổi… Điều này chứng minh rằng ngay cả những công ty công nghệ mạnh nhất cũng có thể phải chịu trách nhiệm”.
Ngọc Ánh (theo CNN, Reuters)
Nguồn: https://www.congluan.vn/apple-va-google-bi-toa-an-chau-au-phat-hang-chuc-ty-usd-vi-doc-quyen-post311743.html