Trang chủNewsThời sựtính kỹ những yếu tố tác động

tính kỹ những yếu tố tác động


Tạo động lực nâng cao năng suất

Theo Tờ trình của Chính phủ, Chính phủ kiến nghị Quốc hội việc thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực DN theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm: điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng 6% áp dụng từ ngày 1/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với DN Nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).

Với phương châm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong khu vực công theo lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương, Quốc hội đã giao Chính phủ triển khai các nội dung đã đủ điều kiện để thực hiện, trong đó điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 (chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay).

Với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở T.Ư, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6/2024 của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) với tiền lương từ ngày 1/7/2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.

Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 1/7/2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6/2024.

Song song đó, Chính phủ kiến nghị điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024. Cụ thể, tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH; đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp. Trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).

Theo Báo cáo của Chính phủ, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp lũy kế 3 năm 2024 – 2026 tăng thêm 913 nghìn tỷ đồng. Quốc hội đã giao Chính phủ sớm báo cáo Ban Chấp hành T.Ư về việc mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách T.Ư và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu cùng các khoản trợ cấp, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, đây là mức tăng lương cơ sở cao nhất từ trước đến nay, sẽ góp phần cải thiện đời sống NLĐ, tạo động lực nâng cao năng suất. Cải cách tiền lương thì phải đạt được mục tiêu tăng lương, nên phải bám sát Nghị quyết 27-NQ/TW để tính toán, do vậy, phương án được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương đã quyết định thể hiện rất sáng suốt.

Trong đó, thực hiện việc rất mới là bố trí 10% quỹ lương cơ bản để hàng năm thủ trưởng đơn vị được toàn quyền quyết định thưởng đột xuất cho các CBCCVC, sẽ giúp các đơn vị có thêm cơ chế khen thưởng và hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.

Cùng với việc này, cần hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ việc bảo đảm các nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, trong đó có sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế; hướng dẫn thực hiện thống nhất để quản lý tiền lương và thu nhập với từng đối tượng đơn vị sự nghiệp tự chủ hay hưởng lương từ ngân sách.

“Phương án cải cách tiền lương như vậy được đánh giá là tối ưu, sẽ cơ bản giữ nguyên được các văn bản quy phạm pháp luật về tiền lương của các đối tượng, với các phụ cấp hiện nay được giữ nguyên và sẽ tiếp tục rà soát nghiên cứu, bổ sung. Như vậy, Nghị quyết 27-NQ/TW được thực hiện theo lộ trình chắc chắn, hiệu quả, khả thi và đáp ứng mong mỏi của các đối tượng, không ai bị thiệt thòi”- bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Lương đủ trang trải cuộc sống, cán bộ sẽ không muốn tham nhũng

 

Thực tế trước khi tăng lương thì giá đã tăng trước một đoạn. Vì thế, cùng với tăng lương cần có giải pháp bình ổn giá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng; đồng thời phải quan tâm vấn đề giảm trừ gia cảnh, lương tăng 30% thì ít nhất giảm trừ gia cảnh phải tăng được 30%, thậm chí đến 50%.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam)

Đặc biệt quan tâm tới việc tăng lương của công chức, viên chức và cách thức tăng lương, các đại biểu Quốc hội cũng thể hiện vẫn có băn khoăn và những quan điểm khác nhau.

Bày tỏ thống nhất cần thực hiện cải cách tiền lương, các khoản trợ cấp và các chính sách liên quan theo lộ trình từng bước thận trọng, song đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng, tổng quỹ lương của CBCCVC tăng 30% và lực lượng vũ trang tăng 51,93% là chưa bình đẳng với các đối tượng hưởng lương, chưa phù hợp bảng lương mới theo dự kiến.

Cùng đó, khi chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo đang hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ với phụ cấp chức vụ lãnh đạo sẽ rất khó khăn do nhiều bậc lương cũ. Ngoài ra, phát sinh chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ trước và sau 1/7/2024, bỏ phụ cấp nghề thâm niên của một số công chức, viên chức chuyên ngành khiến lương mới giảm nhiều, dẫn đến tâm tư cho công chức, viên chức.

Trong khi, theo đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), giải pháp điều chỉnh tăng lương cơ sở đối với công chức, viên chức, lực lượng vũ trang khu vực công từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng và tăng vào quỹ tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, đã đáp ứng một phần mong mỏi của cử tri, nhưng do chưa áp dụng chính sách cải cách tiền lương nên chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng thang bảng lương, chế độ phụ cấp hiện hành. Vì thế, một số bộ phận công chức, viên chức khu vực công, trong đó có viên chức ngành giáo dục còn rất nhiều tâm tư.

“Từ năm 2013, sau khi Ban Chấp hành T.Ư ban hành Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đến nay, nhiều chính sách lớn về đổi mới giáo dục đã tạo áp lực không nhỏ lên vai các nhà giáo, nhưng chính sách tiền lương lại chỉ áp dụng Nghị quyết 29, đó là lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hành chính sự nghiệp. Sau 11 năm đến nay quy định này vẫn nằm nguyên trên giấy. Tôi tha thiết đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu chính sách cải cách tiền lương cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng luật hoặc văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp nghề đối với nhà giáo” – đại biểu Dương Minh Ánh nói.

Quan tâm cách thức trả lương, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) đề nghị Chính phủ xem xét đưa ra công thức trả lương theo hướng GDP tăng đến đâu thay đổi tiền lương tới đó, sẽ giúp cán bộ, công chức yên tâm về thu nhập, gắn bó lâu dài với công việc và cũng là cách chống tham nhũng ngay từ đầu. Bởi lẽ, khi lương đã xứng đáng, đủ trang trải nuôi gia đình, thì họ sẽ e ngại khi dính vào tham nhũng, vì có thể mất đi nguồn thu nhập rất lớn.

Tăng lương 30% là mức cao nhất trong lịch sử, cũng có nghĩa phải thực hiện tốt kiềm chế lạm phát để bảo đảm quyền lợi NLĐ; giải quyết không tốt thì sẽ đẩy giá sinh hoạt hàng ngày lên, là bài toán đặt ra cho Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ liên quan tập trung giải quyết. Chính phủ sẽ giao Ban Kinh tế T.Ư đánh giá lại những khó khăn trong triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW, sau đó Ban Chấp hành cho ý kiến để tiếp tục triển khai.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/cai-cach-tien-luong-tinh-ky-nhung-yeu-to-tac-dong.html

Cùng chủ đề

Mở rộng nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới tại châu Âu, Úc

Bên cạnh thị trường xuất khẩu lao động truyền thống Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam đã và đang kết nối nhiều thị trường mới như Hy Lạp, Pháp, Hungary, Tây Ban Nha, Phần Lan, Úc... Giải quyết tình trạng "bán" lao...

Doanh nghiệp Nhật “trải thảm” đón nhân lực Việt mà tuyển mãi không đủ

(Dân trí) - Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan, trở ngại lớn nhất với công tác đưa lao động Việt đi nước ngoài là nguồn tuyển chọn. Nhiều đối tác nước ngoài chủ động tìm lao động nhưng vẫn gặp trở ngại. Thị trường "đen" mua bán lao độngTại tọa đàm "Nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài" do báo Người lao động tổ chức sáng 18/12, Thứ...

Không để “chảy máu chất xám” khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc việc xây dựng chế độ, chính sách phải đảm bảo công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý giữa các đối tượng ...

Hơn 3 tỷ đồng hỗ trợ người lao động đường sắt

Công đoàn Đường sắt VN triển khai nhiều hoạt động chăm lo người lao động, đã hỗ trợ hàng nghìn trường hợp với kinh phí lên đến hơn 3,5 tỷ đồng. ...

Vinh danh các tác phẩm đoạt giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ”

(Tổ Quốc) - Chiều 16/12, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ”. Từ 3.344 tác phẩm tham dự, Ban tổ chức đã chọn, trao giải cho 31 tác phẩm xuất sắc nhất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại phường Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Ngô Thị Thúy Lan điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc...

Tối ưu hóa giá trị đất nông nghiệp

Thúc đẩy phát triển bền vững Khoản 1, Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định, có nhiều loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích, trong đó đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu. Điều này giúp tối ưu hóa giá trị đất đai, tạo đà phát triển cho nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp đa...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung mục tiêu vận tải theo hướng tăng khối lượng vận chuyển. Theo đó, đến năm 2030, khối lượng vận...

Ra mắt tem bưu chính kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân

Kinhtedothi - Bộ tem bưu chính kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân vừa được phát hành, gồm 4 mẫu: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu; Quyết chiến, quyết thắng; Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; Quân với dân một ý chí. Ngày 18/12, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ Quốc phòng phối hợp với Tổng công ty Bưu điện...

Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự thành thương hiệu trong khu vực, thế giới

Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viện Kỹ thuật quân sự. Theo báo cáo, thành lập năm 1966, đến nay, Học viện Kỹ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15...

Cháy lớn quán hát ở Hà Nội, nhiều người tử vong

(NLĐO)- Vụ cháy lớn xảy ra tại một quán hát trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khuya ngày 18-12 đã khiến nhiều người thiệt mạng. ...

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hợp tác giữa Quân đội Việt Nam

(ĐCSVN) - Chúc mừng Thượng tướng Khamliang Outhakaysone được Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng đồng chí sẽ lãnh đạo Quân đội Nhân dân Lào ngày càng phát triển, quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào ngày càng bền chặt. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu thường niên giữa Ban nữ công hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lào tại thủ đô Vientiane. ...

Mới nhất

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

Mới nhất