Trang chủNewsThời sựTinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm

Việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng thời điểm hiện nay.

Theo ĐBQH Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, để đảm bảo bộ máy tinh gọn, đồng bộ, liên thông, cần sắp xếp theo hướng một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm- Ảnh 1.

ĐBQH Vũ Trọng Kim.

Trung ương cần gương mẫu đi đầu

Phát biểu tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18/2017 của Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây là một cuộc cách mạng. Nhìn lại 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, cá nhân ông nhìn nhận thế nào về những kết quả đã đạt được?

Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, quyết tâm trong thực hiện là chưa cao. Sắp xếp bộ máy chưa có tính tổng thể, đồng bộ. Tinh giản biên chế mới tập trung giảm số lượng, chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, chưa gắn tinh giản biên chế với cơ cấu bộ, ngành.

Do vậy, bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đầu mối. Việc phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng bao biện.

Chính vì thế, tinh thần chỉ đạo cũng như những gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên họp vừa qua là rất quan trọng.

Theo đó, quá trình tổng kết phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát với tình hình thực tiễn; xác định rõ những yếu kém, bất cập, nguyên nhân.

Từ đó có các đề xuất, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Theo ông, việc xây dựng bộ máy “Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả” có ý nghĩa thế nào trong giai đoạn này và nên được triển khai ra sao?

Ở đây nhận thức phải đi trước, khi hiểu rõ thực trạng tổ chức bộ máy, chúng ta sẽ bắt tay vào thực hiện cải cách.

Thời điểm này phải quyết liệt và khẩn trương bởi chúng ta cũng đã nhận thức rõ là bộ máy đang cồng kềnh, tạo ra trì trệ, trở thành lực cản của sự phát triển.

Trên thế giới đa số các nước chỉ chi 40-50% tổng ngân sách cho lương và chi thường xuyên thì chúng ta hiện nay chi đến gần 70%.

Con số này cao không phải chúng ta trả lương cao mà là do số lượng biên chế quá nhiều. Khi tinh gọn được bộ máy, đồng nghĩa với việc tinh giản được số người hưởng lương ngân sách, từ đó sẽ giảm được việc chi thường xuyên.

Tinh gọn bộ máy phải thực hiện theo phương châm Trung ương gương mẫu đi đầu, từ đó địa phương tất sẽ gọn theo. Chẳng hạn sáp nhập một bộ, thì nhiều sở, ngành tương ứng ở địa phương cũng phải sáp nhập theo.

Lợi ích kép

Sắp xếp lại bộ máy là vấn đề có nhiều nội dung khó, phức tạp, phạm vi rộng và liên quan nhiều đối tượng. Theo ông, việc tinh gọn bộ máy lần này cần lưu ý những gì khi thực hiện?

Về hình thức, như đã nói ở trên, cần thực hiện nguyên tắc từ trên xuống, Trung ương phải thực hiện tốt, từ đó địa phương sẽ có mô hình tối ưu.

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm- Ảnh 2.

Việc cắt giảm các đầu mối trung gian giúp việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí (ảnh minh họa).

Để có mô hình bộ máy hiệu quả, phải đánh giá và phân tích chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức để xác định rõ những đơn vị nào hoạt động hiệu quả và những đơn vị nào có thể sáp nhập hoặc cắt giảm.

Bên cạnh xem xét hợp nhất các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng để giảm thiểu sự chồng chéo, việc cải cách quy trình làm việc, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, hướng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin triệt để nâng cao hiệu suất làm việc cũng rất quan trọng.

Khi các đầu mối trung gian trong quản lý giảm bớt, thực thi công việc sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Một điều quan trọng nữa là phải cải cách chế độ làm việc, tăng cường tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng, khuyến khích sáng tạo, nêu cao trách nhiệm.

Bản chất của việc tinh gọn là giảm bớt người nhưng công việc có thể tăng lên, đòi hỏi cán bộ, công chức phải rất giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

Trên nghị trường Quốc hội, ông từng nói “xin phản ánh chính xác 100% là có bộ trưởng nói với tôi rằng: Nếu bộ tôi giảm 30-40% biên chế chẳng hề hấn gì”. Ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?

Con số mà vị bộ trưởng đưa ra có thể có 2 cách hiểu. Thứ nhất là có một bộ phận biên chế năng lực yếu, không làm được việc, những người này có hay không trong cơ quan cũng không ảnh hưởng gì.

Nếu giảm biên chế sẽ có 2 tác dụng là giảm được người sách nhiễu, đồng thời tăng được lương cho cán bộ mẫn cán, cán bộ chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn.

Chính những cán bộ không làm được việc, năng lực yếu kém sẽ gây ra tình trạng phiền hà, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính, thậm chí còn vẽ ra những thủ tục không đáng có để nhũng nhiễu.

Cách hiểu thứ hai là về bộ máy tổ chức, có những đơn vị trực thuộc bộ đó chồng chéo nhiệm vụ với đơn vị khác, việc có đơn vị này cũng được mà không có thì đơn vị khác cũng có thể làm thay.

Chúng ta đã nhìn nhận được thực trạng này, chính vì thế đang xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong.

Bớt sự trùng lặp nhiệm vụ, không rõ trách nhiệm trong bộ máy không chỉ giúp chúng ta bớt được biên chế mà còn bớt được thủ tục hành chính.

Nếu sắp xếp tinh gọn, không còn vụ này, cục kia, chắc chắn người dân, doanh nghiệp cũng bớt phải đến các cơ quan đó để làm thủ tục. Đó là lợi ích kép của việc tinh gọn bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực.

Phân cấp, phân quyền để rõ trách nhiệm

Theo ông, việc áp dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa thế nào trong việc tinh gọn bộ máy hiện nay?

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý hành chính công ngày càng thể hiện sự ưu việt.

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm- Ảnh 3.

Bộ máy tinh gọn, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông là một trong những động lực quan trọng cho của sự phát triển (ảnh minh họa).

Ví dụ, trước đây những thủ tục như đổi giấy phép lái xe, đăng ký thường trú… người dân phải đến tận cơ quan công quyền thì nay có thể thực hiện ngay tại nhà bằng thiết bị kết nối internet.

Công nghệ thông tin giúp kết nối giữa các cơ quan, đơn vị, tạo ra hệ thống liên thông, dễ dàng chia sẻ dữ liệu, giảm thiểu tình trạng phải đi nhiều cửa cho người dân và doanh nghiệp.

Đó chỉ là một vài ví dụ cho thấy công nghệ có thể giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, cải thiện khả năng phản hồi và tính minh bạch của các cơ quan công quyền.

Phân cấp, phân quyền theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” cũng là một trong những giải pháp để tinh gọn bộ máy, vậy cần làm gì để thực hiện hiệu quả việc này?

Thực tế phân cấp, phân quyền đã mang lại những lợi ích rất lớn cho địa phương. Thế nhưng, không phải địa phương nào cũng chủ động và kịp thời có những quyết sách và hành động quyết liệt tạo nên những chuyển biến trong thực tế.

Vì thế, việc phân cấp, phân quyền cần theo hướng rõ ràng, hợp lý giữa Trung ương và địa phương sẽ giúp tránh tình trạng lạm quyền và né trách nhiệm.

Phân cấp, phân quyền phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước cấp dưới, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước phân cấp và cơ quan Nhà nước được phân cấp. Những chủ thể này phải được quy định rõ ràng.

Cùng với việc giao quyền cho các cơ quan cấp dưới, đặc biệt là cho địa phương để thực hiện, cần bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao quyền.

Cảm ơn ông!

Quyết liệt thực hiện cách mạng tinh gọn bộ máy

Ngày 19/11, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 được thành lập gồm 29 thành viên. Tổng Bí thư Tô Lâm là Trưởng ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư cho rằng việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đây là thời điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố phù hợp để thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo Tổng Bí thư, công việc hệ trọng này cần được tiến hành khẩn trương, thận trọng, khoa học và có tính nguyên tắc. Mục tiêu cao nhất là sau khi sắp xếp, bộ máy phải phục vụ tốt nhất sự phát triển đất nước và nhu cầu của nhân dân.

Ông lưu ý trong thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan không trùng lặp, chồng chéo, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Quá trình sắp xếp phải đảm bảo bộ máy hoạt động không bị gián đoạn, không vì sắp xếp mà ảnh hưởng đến tiến độ các công việc và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Sáp nhập huyện, xã tại 12 địa phương

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, thời gian qua, thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, các bộ, ngành đã giảm được 17 tổng cục và tương đương; giảm 10 cục và 144 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 phòng trong vụ/ban thuộc bộ, ngành.

Các địa phương giảm 13 sở và tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; 2.572 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Tính đến hết năm 2023 đã giảm 7.867 đơn vị sự nghiệp công lập, còn 46.385 đơn vị. Số đối tượng tinh giản biên chế năm 2023 là 7.151 người.

Mới nhất, ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, TP Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Thời điểm thực hiện từ 1/1/2025, riêng Sơn La từ 1/2/2025.

Trong đó, TP Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị cấp xã để hình thành 56 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị cấp xã. TP.HCM sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới. Sau sắp xếp giảm 39 phường.

Phú Thọ sắp xếp 31 đơn vị cấp xã để hình thành 13 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 18 đơn vị cấp xã. Vĩnh Phúc sắp xếp 28 đơn vị cấp xã để hình thành 13 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 15 đơn vị cấp xã.

Sau sáp nhập, 12 tỉnh, thành phố dự kiến giảm được 1/6 đơn vị cấp huyện và 161/361 đơn vị cấp xã.

Về số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư ở cấp huyện là 136 người, cấp xã là 3.342 người. Các địa phương đã xây dựng phương án chi tiết để bố trí, sắp xếp và giải quyết.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tinh-gon-bo-may-de-ro-viec-ro-trach-nhiem-192241121223819751.htm

Cùng chủ đề

Khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội bất thường

Sáng nay (17/12), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. ...

Kon Tum: Tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum, từ năm 2022 đến cuối năm 2024, tỉnh Kon Tum đã giảm 277 biên chế, trong đó có 96 công chức và 181 viên chức thuộc khối chính quyền địa phương. “Ngay sau khi có chủ trương, chỉ đạo chính thức của Trung ương về thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Tôi đề nghị các cấp, các ngành, các vị...

Hôm nay, Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu lần hai, quyết định việc luận tội tổng thống

Một tuần sau cuộc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì lệnh thiết quân luật, khoảng 16h ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu lần hai luận tội tổng thống vì cáo buộc hành vi nổi dậy phá hoại trật tự hiến pháp. ...

Bắc Ninh giải thể, sáp nhập, giảm 293 đầu mối các cơ quan, tổ chức, đơn vị

Về tinh giản biên chế, giai đoạn 2015-2021, tỉnh Bắc Ninh tinh giản được 5.140 trường hợp, tương ứng 109% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... Hiệu quả hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp chưa cao; vẫn chưa tập trung tinh giản được nhân lực còn hạn chế về năng lực thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc tinh giản biên chế chưa thực...

quyết tâm cao việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy

Kinhtedothi – Liên quan tới nội dung sáp nhập, tinh gọn bộ máy theo chủ trương chung, sáng 13/12, tại hội nghị lần thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW, tỉnh Nghệ An đã thông qua kế hoạch định hướng, phương án thực hiện. Tại hội nghị lần thứ nhất Ban chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW tỉnh Nghệ An, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Đổi mới mạnh mẽ tư duy bảo vệ an ninh quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ tư duy bảo vệ an ninh quốc gia, từ đó đổi mới mạnh mẽ công tác nắm tình hình, tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước và triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh trật tự. ...

Vì sao xe mô tô, xe gắn máy trên 5 “tuổi” phải kiểm định khí thải định kỳ?

Cục Đăng kiểm VN cho biết, chu kỳ kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm một số nước trong khu vực. ...

Cần chính sách hỗ trợ trục vớt tàu chìm đắm do bão số 3

Cục Hàng hải VN vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về chính sách hỗ trợ một phần chi phí trục vớt tàu bị đắm do cơn bão số 3. ...

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT là hợp sức để mạnh hơn

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu sau hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT phải thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, với tầm nhìn quản lý thống nhất, xuyên suốt, đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các lĩnh vực kinh tế, xã hội cả nước. ...

Bài đọc nhiều

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

NVIDIA chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD

NVIDIA đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới, giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp, khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp. ...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà gia đình chính sách

(NLĐO)- Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thăm Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Quảng Ngãi ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi đến các nhà lãnh đạo Pháp khi được tin cơn bão Chido gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte. Được tin cơn bão Chido đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ...

Bình Định chi hơn 93 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo tháp Dương Long

(CLO) Tỉnh Bình Định vừa có quyết định tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long (ở huyện Tây Sơn, Bình Định),...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ...

Mới nhất