Trang chủNewsThời sựTìm định hướng xây dựng công nghiệp dược cho TP.HCM

Tìm định hướng xây dựng công nghiệp dược cho TP.HCM


UBND TP.HCM đã ban hành Đề án Phát triển công nghiệp dược TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó định hướng xây dựng khu công nghiệp (KCN) y – dược tại KCN Lê Minh Xuân 2 (H.Bình Chánh) quy mô 338 ha để sản xuất thuốc. Đề án được kỳ vọng sẽ giúp bảo đảm an ninh dược phẩm cho thành phố, đồng thời góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Tập trung sản xuất thuốc gì ?

Chia sẻ với PV Thanh Niên, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan – đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM và cũng là chuyên gia trong lĩnh vực dược – nhận định TP.HCM có thế mạnh lớn nhất là trung tâm giao thương ở khu vực phía nam, thuận lợi cho việc vận chuyển, cung ứng thuốc đến các khu vực khác, tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm trên địa bàn TP.HCM luôn có sự tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế dược của cả nước. Bà hy vọng thành phố sẽ xây dựng thành công KCN sản xuất thuốc để chủ động cung ứng.

Tìm định hướng xây dựng công nghiệp dược cho TP.HCM- Ảnh 1.

Bên trong phòng nghiên cứu của một nhà máy sản xuất thuốc tại TP.HCM

Tuy nhiên, theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, cũng phải nhìn nhận thực tế, thuốc có 2 nhóm là biệt dược và thuốc generic (hết hạn bảo hộ). Nhóm nào cũng có khó khăn cần giải quyết mà không phải chỉ tùy thuộc vào thành phố.

“Nhóm thứ nhất là các nhóm biệt dược gốc, không ai mang nhóm thuốc này về mà sản xuất ở thành phố hay ở bất cứ đâu. Vì đó là thuốc độc quyền và theo cơ chế nhập khẩu từ nước ngoài, liên quan đến chính sách cấp số đăng ký, giá cả của bảo hiểm. Và chúng ta đang theo chiến lược càng ngày càng siết các nhóm thuốc này vì đắt tiền, bệnh nhân bảo hiểm muốn dùng không phải dễ”, bà Lan phân tích.

Về nhóm thuốc generic, bà Lan cho rằng đây là đối tượng TP.HCM nhắm đến khi xây dựng KCN và các nhà máy thuốc. Ở khía cạnh này, TP.HCM không thiếu nhà máy dược phẩm nhưng vướng ở chiến lược sản xuất và nhà đầu tư.

“Thế mạnh đầu ra là các bệnh viện sử dụng nhóm thuốc này nhưng khi bệnh viện hiện nay theo cơ chế đấu thầu thì chỉ có một con đường duy nhất là thuốc càng rẻ càng tốt. Vì thế, đầu ra của thuốc bị kẹt về giá cả cạnh tranh của nhà máy ở TP.HCM khi đặt trong so sánh với những nhà máy ở các tỉnh. Ví dụ như ở các tỉnh lẻ thì tiền thuê đất rẻ hơn, chi phí sản xuất rẻ hơn nên giá thuốc cũng rẻ hơn ở TP.HCM”, bà Lan nói.

Cũng theo TS Lan, có một thực trạng diễn ra nhiều năm qua, đó là nhà nhà “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Tức chỉ cần trên thị trường có loại thuốc nào đang hút hàng hoặc chờ thuốc nước ngoài hết bản quyền thì các bên cùng đổ xô mua nguyên liệu rồi dập thành viên để bán. Đây gọi là “thuốc nhái” và như vậy thì làm sao tạo ra sự khác biệt? Bà chỉ ra hiện trên thị trường có vô số loại thuốc cảm nhưng chỉ có thể “đếm trên đầu ngón tay” những doanh nghiệp ở TP.HCM chú ý phát triển sản phẩm riêng hay ít ra là nghiên cứu tương đương sinh học của những thuốc này.

Định hướng sản xuất thuốc của TP.HCM mang hàm lượng chất xám rất cao và phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là đối với một thành phố có đầu ra tiêu thụ lớn. Bên cạnh đó, hệ thống bệnh viện có lực lượng y bác sĩ và số bệnh nhân lớn để có những kết quả nghiên cứu tốt. Tuy nhiên, phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng nên đầu tư cái gì, ở đâu, cái nào cần khuyến khích.

“Chúng ta không nên chạy theo kiểu ông nào cũng sản xuất ra mấy chục loại dược phẩm nhưng toàn những loại thông thường. Nếu tính làm được cái gì khác biệt thì làm. Thí dụ như đầu tư về dạng thuốc tiêm, truyền, vắc xin, những loại mình đang thiếu, hoặc thuốc công nghệ cao. Thời gian đầu, chúng ta nên đẩy mạnh hợp tác với những “ông lớn” ngành dược, khi nào đủ sức thì mới tách ra”, bà Lan góp ý.

Phải có định hướng

Theo PGS-TS Phong Lan, việc TP.HCM dành quỹ đất cho sản xuất dược là rất đáng hoan nghênh nhưng cần có định hướng rõ ràng. Điều cần lưu ý, định hướng này không phải do chỉ mình TP.HCM quyết định mà ngay trong luật Dược phải xây dựng định hướng chiến lược là nếu muốn phát triển công nghiệp dược trong nước thì phải làm chí ít được như nước ngoài. Bà nêu một chuyện đơn giản là không nhập khẩu những gì mình đã làm được.

PGS-TS Phong Lan góp ý TP.HCM phải tính toán trước số lượng, cần khoảng bao nhiêu hàng biệt dược, bao nhiêu hàng generic. Từ đó, đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp có thể đáp ứng được hay không. Sẽ ưu tiên sản xuất trong nước hàng generic, cho các doanh nghiệp và sẽ không nhận đăng ký nữa khi đủ số, trừ khi có công ty nào trả lại số đăng ký.

PGS-TS Phong Lan đặt thêm vấn đề phải gỡ rối từ thủ tục, quy định đối với việc cấp số đăng ký và nhất là trong cơ chế đấu thầu. Theo bà, mục tiêu của đấu thầu là tiết kiệm, chống tham nhũng, chống tiêu cực nhưng cuối cùng lại lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà không ai đấu thầu được.

Cần có trung tâm nghiên cứu độc lập

Trao đổi với Thanh Niên, Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh dược tại TP.HCM cho biết ông đang cân nhắc có nên vào KCN dược của thành phố hay không, vì còn phải xem cơ chế cụ thể ra sao.

Tuy nhiên, theo ông, trong dự thảo luật Dược mới đã bỏ qua vấn đề nền tảng của phát triển công nghiệp dược, đó là hình thành trung tâm nghiên cứu thuốc độc lập. Kinh nghiệm cho thấy từng nhà máy, từng doanh nghiệp lập trung tâm riêng lẻ sẽ dẫn đến manh mún, không phát triển được. Ngành dược nước ngoài phát triển là nhờ dựa vào các trung tâm nghiên cứu độc lập, chuyển giao về cho các nhà máy. Nếu chúng ta có trung tâm nghiên cứu độc lập sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư, vì nếu nhà máy nào cũng phải đầu tư trung tâm nghiên cứu gần cả trăm tỉ đồng, nhưng chỉ để làm một vài sản phẩm thì rất lãng phí.

Tiếp theo là cần xây dựng các trung tâm kiểm nghiệm tương đương sinh học (tương đương biệt dược gốc) đạt chuẩn quốc tế. Vì hiện nay các trung tâm của VN chưa đạt chuẩn và không được quốc tế công nhận. Một thuốc sản xuất ở VN cần chứng minh tương đương sinh học để xuất khẩu thì phải ra nước ngoài kiểm định, rất tốn kém. Đây cũng là nền tảng cơ bản nhất để phát triển nền công nghiệp dược, vị giám đốc khẳng định.

Vấn đề thứ ba mà ông đề cập là chính sách dành cho doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà máy ở các tỉnh lân cận nên việc di dời về TP.HCM là không dễ. Do vậy, cần làm rõ doanh nghiệp vào KCN dược của thành phố thì sẽ được lợi gì, chẳng hạn như ưu đãi thuế, ưu tiên cấp số đăng ký, xuất khẩu…

Yếu tố con người cũng quan trọng không kém, các trường đào tạo phải cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực và đào tạo những ngành chuyên sâu về nghiên cứu bào chế thuốc. Và cuối cùng mới là cơ sở hạ tầng, theo vị này.

Nên liên kết các nhà máy sẵn có

Một giảng viên ngành dược tại TP.HCM cũng góp ý việc nghiên cứu thuốc mới (hoạt chất mới) ở VN là khá khó khăn vì liên quan đến công nghệ hóa dược. Tuy nhiên, VN, nhất là miền Nam, có thế mạnh nghiên cứu mới về dạng bào chế mới, tá dược mới. Đây là vấn đề TP.HCM cần nghiên cứu và xây dựng các chính sách.

Theo giảng viên này, nếu mở KCN dược mà sản xuất bình thường, giá bị lệ thuộc (thậm chí mắc hơn) thì cũng sẽ giống như nhà máy ở các nơi khác và sẽ khó thu hút nếu không có chính sách tốt. Hiện nay các nhà máy ở các tỉnh đã khấu hao xong nên giá thành đã giảm so với sản phẩm của nhà máy xây mới.

“Hiện nay có rất nhiều nhà máy sản xuất thuốc nhưng chưa được khai thác hết, trong khi thuốc nhập khẩu rất nhiều. Do vậy, TP.HCM cần tính toán sử dụng nguồn lực sẵn có, đó là liên kết các nhà máy, chủ trì (lập trung tâm nghiên cứu, điều hành và phân phối) để chia sẻ gia công thuốc, vì mỗi nhà máy có các dây chuyền, các thế mạnh khác khau. Đây là hướng đi rất hiệu quả”, vị giảng viên ngành dược nêu ý kiến.



Source link

Cùng chủ đề

BIDV được vinh danh “Thương hiệu quốc gia”

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm...

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế. 10 tháng năm 2024, xuất siêu 23,3 tỷ USD Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ...

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tháng 10 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với tháng trước. Trong đó,...

Đường tuần tra biên giới Tây Ninh góp phần giữ vững an ninh, phát triển kinh tế

Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài hơn 240km tiếp giáp với Campuchia. Trên tuyến biên giới, tỉnh có 15 đồn biên phòng, 16 cửa khẩu: trong đó 3 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam); 3 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân) và 10 cửa khẩu phụ; ngoài ra còn có nhiều đường ngang, lối mở.Với vị trí địa lý đặc biệt, Tây Ninh không chỉ là cửa ngõ...

Hôm nay, Quốc hội bàn thảo về tình hình kinh tế

Mở đầu phiên làm việc tuần thứ 3 kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Donald Trump và hành trình quay lại Nhà Trắng đầy kịch tính

Từ tỉ phú thành tổng thống Mỹ rồi thất cử, trở thành tổng thống đầu tiên 2 lần bị luận tội, sau đó bị truy tố với nhiều cáo buộc, và quay lại đường đua tranh cử để rồi được dự phóng giành chiến thắng trước ứng...

cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ

Trước những kết quả được truyền thông dự phóng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, những người ủng hộ ông Donald Trump và bà Kamala Harris có những phản ứng hoàn toàn trái ngược nhau. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

‘Gia đình Simpson’ có thể một lần nữa dự đoán đúng về thế giới

Al Jean, một trong những biên kịch nổi tiếng nhất của series phim hoạt hình The Simpsons, đã bình luận về điểm tương đồng này trên mạng xã hội X: "Tôi tự hào khi được là một phần trong 'dự đoán' của @TheSimpsons. Nhưng đây không phải lần đầu tiên...

Cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

(ĐCSVN) - Sáng 6/11, Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. ...

Tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Lào

Nhân dịp tham dự Hội nghị GMS 8, ACMECS 10 và CLMV 11 tại Côn Minh (Trung Quốc), chiều 6/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Đánh giá cao nỗ lực của hai bên trong...

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được 1 phi công

Lực lượng chức năng đã liên lạc được với một phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu. Trao đổi với VietNamNet tối 6/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, lực lượng chức năng đã liên lạc được với một phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại huyện Tây Sơn. Theo đó, người đã liên lạc được là Thượng...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện. Như Báo Công Thương đã thông tin, chiều ngày 6/11/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban Chỉ...

Ông Trump: Tôi sẽ ngăn chiến tranh

Ngày 6/11, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nói với những người ủng hộ sau chiến dịch tranh cử thành công rằng ông "không thích chiến tranh".Ông Donald Trump tuyên bố chiến thắng khi các dự đoán cho thấy ông đang trên đà giành thêm số phiếu đại cử tri để đảm bảo trở lại Nhà Trắng.Ông Trump cam kết nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông sẽ mở ra “thời kỳ hoàng kim...

Mới nhất

Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Tháng 10/2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục qua Cục Hải quan Hải Phòng đạt 12,15 tỷ USD, tăng 15,73% so với tháng 9/2024. Chiều 6/11, theo lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng, trong tháng 10/2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục qua Cục Hải...

Ông Trump: Tôi sẽ ngăn chiến tranh

Ngày 6/11, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nói với những người ủng hộ sau chiến dịch tranh cử thành công rằng ông "không thích chiến tranh".Ông Donald Trump tuyên bố chiến thắng khi các dự đoán cho thấy ông đang trên đà giành thêm số phiếu đại cử tri để đảm bảo trở lại...

Diện mạo mới của vườn hoa Lý Tự Trọng sau khi được đầu tư 25 tỷ đồng chỉnh trang, cải tạo

TPO - Vườn hoa Lý Tự Trọng nằm tại địa chỉ số 2 đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) sau khi được Hà Nội đầu tư gần 25 tỷ đồng để cải tạo mang lại diện mạo mới khang trang, sạch sẽ. Đây là địa chỉ thu hút người dân và khách du lịch quốc...

UBTV Quốc hội cho ý kiến về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam

Chiều 6/11, Phiên họp của UBTV Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Sân bay Long Thành. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/ubtv-quoc-hoi-cho-y-kien-ve-du-an-dau-tu-duong-sat-toc-do-cao-truc-bac-nam-post989689.vnp

Hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á đóng góp gần 80% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Riêng 4 thị trường lớn ở Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đóng góp gần 60%.Lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về Việt Nam tăng trưởng mạnhMùa cao điểm khách quốc tế cuối năm: Cơ...

Mới nhất