Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTìm cách giải bài toán ô nhiễm không khí

Tìm cách giải bài toán ô nhiễm không khí

(NLĐO)- Việc kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở dữ liệu và nguồn lực giám sát

Chia sẻ tại tọa đàm khoa học chủ đề “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” ngày 5-12 tại Hà Nội, PGS Hồ Quốc Bằng, ĐH Quốc gia TP HCM, cho hay ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM xuất phát chủ yếu từ giao thông, sản xuất công nghiệp và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tìm cách giải bài toán ô nhiễm không khí- Ảnh 1.

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới thảo luận về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng như giao thông xanh

Tại Hà Nội, lượng phương tiện giao thông ước có 6 triệu xe máy và 690.000 ôtô, cùng khoảng 2.000 nhà máy công nghiệp, là nguyên nhân chính gây phát thải các chất ô nhiễm như CO, SO2, bụi mịn… Trong khi đó, tại TP HCM, có khoảng 7,4 triệu xe máy, ô nhiễm từ giao thông cũng chiếm phần lớn, đặc biệt là khí thải NOx (loại khí thải cực độc gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và môi trường) và carbon đen.

PGS Hồ Quốc Bằng cũng nhấn mạnh Việt Nam còn đối mặt với các thách thức từ các nguồn ô nhiễm khác như tập quán đốt rơm rạ và các chất thải nông nghiệp vẫn phổ biến tại nhiều vùng, phát thải từ vận tải biển. Trong khi đó, hiện nay, việc kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở dữ liệu và nguồn lực giám sát.

Tìm cách giải bài toán ô nhiễm không khí- Ảnh 2.

PGS-TS Hồ Quốc Bằng cho hay ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM xuất phát chủ yếu từ giao thông

Chia sẻ nghiên cứu về aerosol (sol khí), GS Yafang Cheng, Giám đốc Khoa Hóa học Aerosol tại Viện Hóa học Max Planck (Đức), cho biết đây là một trong những thành phần chính gây ô nhiễm không khí và tạo sương mù đô thị. Ô nhiễm aerosol là nguyên nhân khiến 9 triệu người tử vong khi còn trẻ (theo số liệu năm 2019).

Bà cũng cho rằng các yếu tố khí tượng, như tầng đối lưu thấp vào mùa đông, khiến chất ô nhiễm tích tụ ở các đô thị, làm gia tăng hiện tượng sương mù và ô nhiễm nặng nề hơn.

GS Yafang nhận định để giảm ô nhiễm không khí, cần sự hợp tác quốc tế và đầu tư dài hạn. Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao, nhưng những lợi ích lâu dài về môi trường và sức khỏe là vô giá. Cần xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp và người dân tham gia. Đồng thời, thúc đẩy hợp tác với các quỹ nghiên cứu quốc tế và tổ chức môi trường… để tìm kiếm giải pháp bền vững cho tương lai.

Tìm cách giải bài toán ô nhiễm không khí- Ảnh 3.

GS Yafang nhận định để giảm ô nhiễm không khí, cần sự hợp tác quốc tế và đầu tư dài hạn

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí từ giao thông, GS Daniel Kammen, ĐH California, Berkeley, đề xuất tăng cường ứng dụng xe điện và năng lượng tái tạo. Ông nhấn mạnh rằng việc phát triển công nghệ pin sodium hoặc pin phi kim chi phí thấp có thể giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Theo GS Daniel Kammen, tốc độ chuyển đổi hiện nay chưa đủ nhanh như kỳ vọng để đạt các mục tiêu phát triển bền vững. Bang California (Mỹ) đặt mục tiêu đến năm 2030 ngừng bán xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch và xây dựng hạ tầng trạm sạc cho xe điện rộng khắp.

GS. Susan Solomon từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) nói rằng sẽ không có cây “đũa thần” nào để giải quyết vấn đề ngay lập tức. Ô nhiễm không khí không có biên giới và cần sự hợp tác toàn cầu để giải quyết vấn đề này.

Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, áp dụng công nghệ tiên tiến và triển khai các chính sách mạnh mẽ hơn để đối phó với các thách thức hiện tại. Chỉ khi mọi bên liên quan cùng chung tay, có những chính sách hỗ trợ để giảm chi phí, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các phương tiện giao thông sạch thì mới có thể xây dựng một tương lai xanh và sạch hơn.

Các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Năm 2021, các bệnh tim mạch đã cướp đi 20,5 triệu sinh mạng, chiếm gần 1/3 tổng số ca tử vong. Trong số này, 85% là do đau tim và đột quỵ. Hơn 3/4 số ca tử vong do các bệnh tim mạch xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Tìm cách giải bài toán ô nhiễm không khí- Ảnh 4.

Các nhà khoa học thảo luận về những đổi mới trong chăm sóc sức khỏe tim mạch và điều trị đột quỵ

Mặc dù có tới 80% các ca đau tim và đột quỵ sớm có thể được ngăn ngừa, nhưng 80% số ca tử vong do bệnh tim mạch lại xảy ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình do hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc thiết yếu.

Tại tọa đàm “Những đổi mới trong chăm sóc sức khỏe tim mạch và điều trị đột quỵ” chiều 5-12, GS Valery Feigin (ĐH Công nghệ Auckland, New Zealand) cho biết hơn 70% đột quỵ có liên quan đến huyết áp. 10 năm gần đây, tỉ lệ mắc mới và hiện mắc đột quỵ tăng trở lại. Chi phí điều trị tốn kém tạo ra gánh nặng kinh tế, nhất là ở các quốc gia nhập thấp và trung bình.

Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc đột quỵ cao, mỗi năm có khoảng hơn 2.000 ca mắc mới, tỉ lệ tử vong cũng vậy. Tỉ lệ tử vong trong vòng 90 ngày chiếm 10%. Tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ.

PGS-TS, BS Nguyễn Ngọc Quang (Bệnh viện Bạch Mai và Trường ĐH Y Hà Nội) cho biết đã có nhiều biện pháp điều trị mới như dùng trí tuệ nhân tạo (AI), thay đổi công nghệ mới để điều trị bệnh lý tim; can thiệp nhịp, mạch cũng như có nhiều thuốc mới cho bệnh huyết áp… đã giúp tăng tuổi thọ bệnh nhân lên ít nhất 6 năm.

Tìm cách giải bài toán ô nhiễm không khí- Ảnh 5.

GS. Alta Schutte, Đại học New South Wales (Úc) chia sẻ tại tọa đàm

GS Alta Schutte, Đại học New South Wales (Úc) cho hay gần đây, các nhà khoa học đã đưa ra một số công nghệ ấn tượng trong điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Một loại thuốc tiêm giúp hạ huyết áp là sáng kiến có khả năng cao sẽ được áp dụng trong thực tế. Mỗi lần tiêm có tác dụng trong 6 tháng, nó gần giống như một loại vắc-xin. Bệnh nhân sẽ không phải mua thuốc thường xuyên và bác sĩ cũng không phải theo dõi bệnh nhân có sử dụng thuốc đúng chỉ định hay không.



Nguồn: https://nld.com.vn/tim-cach-giai-bai-toan-o-nhiem-khong-khi-196241205204612641.htm

Cùng chủ đề

Chuyên gia quốc tế nêu giải pháp giảm ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Từng trực tiếp tham gia chiến dịch cải thiện chất lượng không khí ở Bắc Kinh (Trung Quốc), GS Yafang Cheng, Giám đốc Khoa Hóa học Aerosol, Viện nghiên cứu Hóa học Max Planck (Đức) cho rằng cần rất nhiều nỗ lực để giảm thiểu ô nhiễm không khí với sự tham gia của cả chính quyền và người dân. GS Yafang Cheng đang có mặt ở Hà Nội trong Khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ và...

Đường kết nối Bình Thuận

Tuyến đường Mê Pu - Đa Kai kết nối quốc lộ 20 đang gấp rút thi công, thông xe toàn tuyến trước Tết âm lịch vượt tiến độ nhiều tháng. ...

Đồng Nai: Ưu tiên tập trung phát triển hệ thống giao thông kết nối

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và kết nối vùng, Đồng Nai luôn tập trung tối đa nguồn lực triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn. “Điểm nghẽn” hệ thống hạ tầng vùng Đông Nam Bộ Giao thông kết nối được xem là một “điểm nghẽn”, ảnh hưởng đến tốc độ tăng...

Băn khoăn đề xuất xe ôm phải có thẻ ngành nghề

Đề xuất của TP Hà Nội về việc người chạy xe ôm phải làm thẻ hành nghề khiến nhiều người băn khoăn liệu quy định này có cần thiết, hay lại gây khó khăn cho cá nhân và doanh nghiệp? ...

Doanh thu không đủ trả lương nhân viên, nhà đầu tư xin trả lại dự án cầu treo BOT

Sau khi cầu bê tông Huống Thượng, cây cầu lớn nhất Thái Nguyên, được đưa vào sử dụng, dự án BOT cầu treo Huống Thượng nằm ngay bên cạnh rơi vào cảnh ế ẩm, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, đẩy nhà đầu tư vào nguy cơ phá sản. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sẽ có Hội nghị Trung ương và họp Quốc hội bất thường về sắp xếp tinh gọn bộ máy

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo về việc tổ chức Hội nghị Trung ương và họp Quốc hội bất thường (dự kiến trong tháng 2-2025) về sắp xếp tinh gọn bộ máy ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Tối 5-12, tiệm vàng tiếp tục giảm giá bán vàng miếng SJC

(NLĐO) - Giá bán ra vàng miếng SJC tiếp tục giảm thêm còn 85 triệu đồng/lượng, dù giá thế giới tăng trở lại. ...

Bình Dương đang làm công tác tư tưởng để cán bộ thông suốt

(NLĐO) - Tỉnh Bình Dương bắt đầu làm công tác tư tưởng, công tác cán bộ để thông suốt khi thực hiện tốt chủ trương của Trung ương về thực hiện Nghị quyết 18 ...

Hành trình “Về nguồn” Anh Trai “Say Hi” tại Hà Nội

(NLĐO) - Ngày 5-12, tại TP Hà Nội, chương trình Anh Trai "Say Hi" đã đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ...

Bài đọc nhiều

Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền

DNVN - Tập đoàn công nghệ Meta (Mỹ) vừa giới thiệu thêm các tính năng mới trên ứng dụng Messenger, bao gồm hỗ trợ gọi video chất lượng HD và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo phông nền. ...

Google thông báo bước tiến lớn trong ứng dụng AI vào sản xuất video

Veo, mô hình AI của Google, có thể tạo ra những video ngắn chất lượng cao với độ phân giải lên đến 1080p, dài tối đa 6s với tốc độ 24 hoặc 30 khung hình/s. Ngày 3/12, tại San Francisco (Mỹ), tập đoàn Google thông báo Veo, mô hình Trí tuệ Nhân tạo (AI) có khả năng tạo ra các đoạn video ngắn từ hình ảnh và văn bản mô tả, sẽ...

Mở cánh cửa tương lai của ngành công nghệ và tài chính

NDO - Trong 2 ngày 3 và 4/12/2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra chương trình Hội nghị Tác động Công nghệ Việt Nam (Vietnam Tech Impact Summit 2024 - VTIS2024). Với bốn chủ đề chính gồm AI, Fintech, Blockchain và Game, VTIS 2024 quy tụ những tầm nhìn, ý tưởng và giải pháp sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Chương trình có sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp...

Từ năm 2024-2030, lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu sẽ tăng gần 200%

NDO - Ericsson dự báo, lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu sẽ tăng gần 200% từ năm 2024 đến cuối năm 2030. Số lượng thuê bao 5G tại khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt khoảng 680 triệu vào cuối năm 2030. Lưu lượng dữ liệu trung bình trên mỗi điện thoại thông minh tại Đông Nam Á sẽ tăng từ 19 GB/tháng vào năm 2024 lên 39 GB/tháng vào năm 2030. Tốc...

Nên vui mừng hay lo lắng trước AI?

Các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước đã cùng nhau chia sẻ, tìm câu trả lời cho những chủ đề nóng nhất về trí tuệ nhân tạo (AI) tại tọa đàm của Quỹ VinFuture chiều ngày 4-12. "Tôi đã làm việc...

Cùng chuyên mục

Phóng vệ tinh giúp… chụp ảnh selfie ngoài không gian

Một cựu kỹ sư NASA đang chuẩn bị phóng vệ tinh giúp mọi người chụp ảnh selfie ngoài không gian. Trong một video trên YouTube, Rober mô tả dự án của mình như sau: "Đây là một bước nhỏ cho nhân loại, nhưng là...

Quảng Nam xảy ra động đất 3.2 độ Richter

(ĐCSVN) – Một trận động đất 3.2 độ Richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cấp độ của trận động đất này không gây rủi ro thiên tai. ...

Chủ tịch hội đồng giải VinFuture 2024: Người chiến thắng năm nay sẽ khiến mọi người kinh ngạc

Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture, giáo sư Richard Henry Friend, chia sẻ giải thưởng năm nay nhận được nhiều đề cử xuất sắc, trong đó có một đề cử từ Việt Nam. Tối 6-12, Lễ trao giải VinFuture 2024 - tâm...

Triển khai công nghệ số cho sản phẩm chè

Thái Nguyên hiện đang dẫn đầu cả nước về sản xuất chè, với diện tích trên 22.200ha, năng suất đạt 127 tạ/ha, sản lượng đạt 272.800 tấn/năm (chiếm 18,3% diện tích và 24% sản lượng chè búp tươi...

“Người rắn” tiết lộ về nền văn minh 7.500 năm trước ở Tây Á

(NLĐO) - Dấu tích một nền văn minh còn nhiều bí ẩn đã xuất hiện giữa sa mạc Al-Subiyah ở Tây Á, trong hình hài một chiếc đầu đất sét kỳ dị. ...

Mới nhất

FLC có chủ tịch mới, bà Bùi Hải Huyền trở lại ‘ghế nóng’

Theo thông tin công bố từ FLC, ông Vũ Anh Tuân đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ hôm nay (5/12) trong khi bà Bùi Hải Huyền trở lại giữ chức Tổng giám đốc. CTCP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố thông tin, ông Lê Bá Nguyên thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Lê Tiến Dũng...

Làm sao ‘biến’ TPHCM là điểm đến thường xuyên của sao quốc tế?

PGS-TS Bùi Hoài Sơn cho rằng thể chế, hạ tầng và con người là điều cần được chú trọng để phát triển văn hóa lâu dài. Trong đó, bao gồm việc thu hút các ngôi sao quốc tế đến biểu diễn tại TPHCM. Bài học phát triển văn hóa từ Hàn Quốc, Singapore Buổi tọa đàm Phát triển công nghiệp văn...

Cột mốc mới trong nỗ lực phát triển AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Chiều 5/12, Tập đoàn FPT cùng Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Mila (Canada) đã ra mắt Ủy ban Đạo đức trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Đây là kết quả từ hai thỏa thuận hợp tác giữa FPT và Viện Nghiên cứu AI Mila, lần lượt ký vào năm 2020 và 2023 nhằm xây dựng...

Ngân sách chi bổ sung 24,7 nghìn tỷ đồng cho các nhiệm vụ cấp bách

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính cho biết, ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng năm 2024 tổng cộng 24,7 nghìn tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hỗ trợ địa phương trong các tình huống đột xuất, cấp bách, và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời, gần...

Cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 12 liệt sĩ Quân khu 7, Bộ Quốc phòng

(ĐCSVN) - Ngày 5/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1521/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 12 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng. Cụ thể, cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 12 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng hy sinh ngày 02/12/2024 bao gồm: 1- Đặng Quốc Bình; Thượng...

Mới nhất