Trang chủNewsThời sựTiểu ban Kinh tế-Xã hội làm việc với các tỉnh Vùng Trung...

Tiểu ban Kinh tế-Xã hội làm việc với các tỉnh Vùng Trung du và miền núi phía bắc


Tiểu ban Kinh tế-Xã hội làm việc với các tỉnh Vùng Trung du và miền núi phía bắc- Ảnh 1.
Đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu, đã làm việc tại Vùng Trung du và miền núi phía bắc – Ảnh: VGP/Hải Minh

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các địa phương trong vùng báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh; chia sẻ những kinh nghiệm, bài học hay cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển và nêu đề xuất, kiến nghị với Trung ương.

Lãnh đạo các tỉnh đánh giá, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, biến động thường xuyên. Tuy nhiên với sự điều hành quyết liệt, hiệu quả, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam đã đạt được những kết quả rất quan trọng, nổi bật là Việt Nam trở thành điểm sáng trong phục hồi kinh tế, thu hút đầu tư; tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn mức trung bình của thế giới; lạm phát được kiềm chế dưới 4%, xuất siêu liên tục trong 9 năm…

Các tỉnh đánh giá cao cách tiếp cận mới của Tiểu ban kinh tế-xã hội khi làm việc với địa phương để lắng nghe, nghi nhận những kinh nghiệm, mô hình hay cũng như khó khăn, vướng mắc, nhất là của các nơi khó khăn khi xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Đại hội Đảng lần thứ XIV; kiến nghị Đoàn công tác cử các đoàn làm việc cụ thể về từng vướng mắc, khó khăn của vùng.

Tiểu ban Kinh tế-Xã hội làm việc với các tỉnh Vùng Trung du và miền núi phía bắc- Ảnh 2.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương nỗ lực hơn, quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ là người dân tộc và cán bộ làm công tác dân tộc – Ảnh: VGP/Hải Minh

Sau gần 2 năm triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, tăng trưởng GRDP của vùng năm 2023 đạt 6,53%, cao hơn bình quân chung của cả nước (5,05%). GRDP bình quân đầu người của vùng đạt khoảng 68 triệu đồng, cao hơn vùng Tây Nguyên, thu ngân sách năm 2023 của vùng vượt 17% so với dự toán.

Tuy nhiên, Vùng Trung du và miền núi phía bắc vẫn là vùng “lõi nghèo” của cả nước, nhiều tiềm năng lợi thế chưa được phát huy, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ…

Chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng giao thông là hai điểm nghẽn lớn nhất đối với sự phát triển của vùng. Cao Bằng không có trường đại học, không có cơ sở đào tạo chuyên sâu; Sơn La thiếu giáo viên tiểu học; hay thời gian để lãnh đạo tỉnh Điện Biên di chuyển sang Lào Cai dự họp mất 7 tiếng.

Các địa phương kiến nghị Trung ương có chính sách đầu tư phát triển mạnh hệ thống hạ tầng giao thông, trước hết là kết nối dọc, để đến năm 2030 không có tỉnh nào không có cao tốc đi qua, đồng thời tăng tính liên kết ngang; có chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực cho vùng.

Trung ương cũng cần quan tâm đẩy mạnh phân cấp cho địa phương về ngân sách, đầu tư công, đất đai, khoáng sản; đầu tư phát triển hạ tầng cửa khẩu quốc tế, mô hình cửa khẩu thông minh; xây dựng các chương trình mục tiêu giai đoạn sau 2025 với số lượng nhóm chính sách gọn hơn, tập trung hơn để các địa phương dễ thực hiện; hỗ trợ các địa phương trong vùng phát triển du lịch cộng đồng, khai thác tiềm năng văn hoá của vùng.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên của Tiểu ban cập nhật dự báo về tình hình, xu hướng phát triển của quốc tế; công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là pháp luật về đầu tư; định hướng xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn sau 2025.

Ghi nhận các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh vai trò quan trọng của Vùng Trung du và miền núi phía bắc, không chỉ là nơi giữ rừng, giữ nước mà còn chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển quan hệ đối ngoại vì sự phát triển chung của cả nước, nên tinh thần chung là cần có sự ưu tiên cơ chế, chính sách, nguồn lực cho khu vực này trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán, tổ chức các đoàn khảo sát chuyên đề tại các địa phương đồng thời mong các địa phương tiếp tục đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Đại hội XIV.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương nỗ lực hơn, quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ là người dân tộc và cán bộ làm công tác dân tộc; chú trọng nâng cao năng lực cán bộ cấp cơ sở trong bối cảnh Trung ương đẩy mạnh phân cấp nhưng nhiều địa phương chưa triển khai được; liên kết giao thông phải đi trước để khai thác tiềm năng, lợi thế…

Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Tiểu ban, có nhiệm vụ xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021-2025), thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030); xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2026-2030 trình Đại hội XIV của Đảng./.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tieu-ban-kinh-te-xa-hoi-lam-viec-voi-cac-tinh-vung-trung-du-va-mien-nui-phia-bac-377515.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, dự thảo Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 cần phân tích bối cảnh, tình hình xác định cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức; xác định các quan điểm,...

Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc tại vùng Tây Nguyên

Đại diện một số bộ, ngành cũng cập nhật thông tin về định hướng phát triển y tế, bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá Tây Nguyên, điều tra dân số dân tộc thiểu số, đồng thời gợi mở những động lực mới để...

Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng thể chế, kiến tạo không gian mới phát triển

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao những ý kiến đóng góp làm mới những nội dung, nhiệm vụ đã được nêu trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV, nhất là nhóm vấn đề mới đặt ra...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Tiểu ban KTXH Đại hội XIV của Đảng

Phiên họp tập trung thảo luận về Đề cương Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 (Đề cương Báo cáo). Cùng tham dự phiên họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Bí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc...

Bộ Tài nguyên và Môi trường họp trong đêm về tình hình dự báo mưa, lũ, ngập lụt, lũ quét sạt lở đất

Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị lãnh đạo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cần lên phương án dự đoán ngay sau khi kết thúc đợt mưa, bão lần này, thời tiết cực đoan sẽ có thể chuyển hướng sau khu vực...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam...

Đảm bảo tính bao quát, không để sót hành vi vi phạm

Chiều 9/9, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.Tham gia cuộc họp có Thứ trưởng Lê...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique

Kết thúc buổi hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Filipe Nyusi đã chứng kiến Lễ ký kết hai văn kiện hợp tác gồm: Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Tài nguyên khoáng sản và...

Bài đọc nhiều

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, nhân chứng bàng hoàng

Sáng 9/9, ông Trần Hoài Giang - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Thọ xác nhận với VietNamNet, do ảnh hưởng của mưa lũ, cầu Phong Châu vừa bị sập.  "Tôi đang trên đường đến hiện trường, hiện tại các lực lượng chức năng đã tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người dân. Các đơn vị đang thống kê hiện trạng và sẽ có báo cáo cụ thể", ông Giang thông tin.  Đại diện Cục...

Thành phố Hạ Long hoang tàn, đổ nát sau bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi quét qua TP Hạ Long đã để lại thiệt hại nặng nề, đặc biệt là với các công trình, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ẩm thực dọc tuyến đường ven biển. Chiều 7/9, bão Yagi đổ bộ vào đất liền, quét trực tiếp qua địa phận tỉnh Quảng Ninh, gây thiệt hại nặng nề tại các khu vực TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn... Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

TP Hải Phòng: Đường ngập như sông, mất điện diện rộng

Sau cơn bão số 3, nhiều tuyến đường ở TP Hải Phòng ngập như sông, cây cối đổ gãy, ngã hẳn ra đường. Nội thành TP Hải Phòng cũng mất điện diện rộng. Theo anh Hoành, hiện nay, rất nhiều cột điện trên địa bàn bị gãy đổ, nhiều trạm biến áp cũng đổ xuống ruộng. Nhân lực không đủ nên họ đang phải quên ăn quên ngủ để sửa chữa. ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga

Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko đón Chủ tịch Quốc...

Tuyên Quang xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số giàu về kinh tế, đậm đà về bản sắc

Ngày 9/9, tại TP Tuyên Quang, đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV năm 2024. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Đại hội và tặng quà cho tỉnh Tuyên Quang. Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc tin tưởng Đại hội sẽ phát huy truyền thống...

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc...

Việt Nam là đối tác chiến lược và người bạn tin cậy của Nga

Trưa 9/9 (giờ địa phương), tại trụ sở Duma Quốc gia, Liên bang Nga, Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin chủ trì lễ đón và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Chủ tịch Duma Quốc gia Nga chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm Liên bang Nga. Ông chia sẻ những ấn tượng tốt đẹp nhất về Việt Nam trong...

2 tàu từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng, lo va vào cầu

Tối 9/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết đã có báo cáo Bộ GTVT đề nghị cấp thẩm quyền có hướng xử lý đối với 2 tàu không có người, từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng.  Hai tàu có tải trọng khoảng 100 tấn, là tàu hút cát, trên tàu không có người. Đến sáng 9/9, tàu này trôi dạt đến cầu Cốc...

Mới nhất

Trực tiếp sự kiện It’s Glowtime ra mắt iPhone 16

Apple sẽ tổ chức sự kiện It's Glowtime ra mắt iPhone 16 tại trụ sở phi thuyền Apple Park vào 0h ngày 10/9 (giờ Việt Nam). VietNamNet tường thuật trực tuyến tới độc giả. ...

Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Khát vọng – Tiên phong – Bứt phá

Sáng 9/9/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư (6B Hoàng Diệu, Hà Nội) diễn ra họp báo công bố chương trình Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi...

8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngân

8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngânTính đến cuối tháng 8/2024, ước tính, đã có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, vẫn còn khoảng 50,5% vốn kế hoạch chưa được giải ngân, cần tập trung thúc...

Doanh nghiệp địa ốc xoay xở cải thiện dòng vốn

Nhiều lực cản khiến tiến trình phục hồi thị trường bất động sản còn dài. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp đang nỗ lực xoay xở để đảm bảo khả năng trả nợ, đồng thời phát triển dự án. Các doanh nghiệp địa ốc nỗ lực...

Mới nhất