Tuy nhiên, Hamas, lực lượng cai trị tại Dải Gaza, phải đối mặt với nhiều trở ngại hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn sau cuộc tấn công khiến hàng nghìn người thiệt mạng ở Israel vào hôm 7/10.
Đầu tuần này, cảnh sát Israel cho biết họ đã phong tỏa một tài khoản ngân hàng Barclays có liên quan đến hoạt động gây quỹ của Hamas và chặn các tài khoản tiền điện tử được sử dụng để quyên góp mà không nêu rõ số lượng tài khoản hoặc giá trị của tài sản.
Động thái này cung cấp một cái nhìn thoáng qua về một mạng lưới tài chính phức tạp, một số hợp pháp, của Hamas.
Ông Matthew Levitt, cựu quan chức Mỹ chuyên về chống khủng bố, ước tính phần lớn ngân sách hơn 300 triệu USD của Hamas đến từ thuế của các doanh nghiệp, cũng như viện trợ từ các quốc gia hoặc các tổ chức từ thiện.
Tháng 2 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Hamas đã gây quỹ ở các nước Vùng Vịnh khác và nhận tiền quyên góp từ người Palestine, những người nước ngoài và các tổ chức từ thiện.
Hamas từng nói rằng những hạn chế tài chính áp đặt lên các nhà tài trợ của họ là một nỗ lực nhằm vô hiệu hóa sự phản kháng chính đáng chống lại Israel. Hamas bị Mỹ và các quốc gia như Anh liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Tổ chức này đang tăng cường sử dụng tiền điện tử, thẻ tín dụng hoặc các giao dịch thương mại giả để tránh các hạn chế quốc tế, theo ông Levitt cho biết.
Tom Robinson, đồng sáng lập của công ty nghiên cứu blockchain Elliptic cho biết: “Hamas là một trong những đơn vị sử dụng tiền điện tử thành công nhất để tài trợ cho khủng bố”.
Tuy nhiên, Hamas gần đây cho biết họ sẽ rút khỏi thị trường tiền điện tử sau một loạt thua lỗ. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của TRM Labs cho biết trong tuần này rằng việc gây quỹ bằng tiền điện tử thường tăng lên sau các đợt bạo lực liên quan đến Hamas trước đây.
TRM Labs cho biết sau cuộc chiến vào tháng 5/2021, các ví tiền điện tử do Hamas kiểm soát đã nhận được hơn 400.000 USD. Họ cũng nói thêm rằng Israel đã thu giữ các ví tiền điện tử trị giá “hàng chục triệu đô la” từ các địa chỉ liên kết với Hamas trong những năm gần đây.
Hoàng Nam (theo Reuters)