Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ợ hơi nhiều có phải là dấu hiệu của ung thư ruột kết?; Đau hàm không rõ nguyên nhân có thể là đang mắc bệnh tiểu đường; Cô gái Mỹ nhỏ nhầm keo siêu dính thay vì thuốc nhỏ mắt…
Các nhà khoa học tìm ra lý do ngày càng nhiều người trẻ đột quỵ
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa về thần kinh học journal Neurology, đã phát hiện người trẻ dưới 50 tuổi, càng có nhiều dấu hiệu mất ngủ thì nguy cơ đột quỵ càng cao.
Theo đó, người khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, hầu như ngày nào cũng dậy sớm…, có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, theo hãng tin CNN.
Các nhà khoa học tại Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ) đã theo dõi hơn 31.000 người không có tiền sử đột quỵ trong 9 năm.
Kết quả đã phát hiện người càng có nhiều dấu hiệu mất ngủ thì nguy cơ đột quỵ càng cao, đặc biệt là người dưới 50 tuổi.
Cụ thể, người có từ 5 đến 8 dấu hiệu mất ngủ, có nguy cơ đột quỵ tăng 51%. Và người có từ 1 đến 4 dấu hiệu mất ngủ, có nguy cơ đột quỵ cao hơn 16%. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 10.6.
Đau hàm không rõ nguyên nhân có thể là đang mắc bệnh tiểu đường
Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ thường xuyên tăng cao. Tình trạng này kéo dài gây ra nhiều tác hại tiêu cực đến sức khỏe, từ tim mạch, thần kinh đến thị giác. Thế nhưng, một điều có thể khiến nhiều người ngạc nhiên là tiểu đường còn có thể gây đau hàm.
Bệnh nhân tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Điều này là do cơ thể tiết ra quá ít insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Tiểu đường có tiểu đường loại 1 và loại 2, trong đó tiểu đường loại 2 phổ biến hơn rất nhiều.
Bệnh tiểu đường khiến các mạch máu bị thu hẹp, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Người bệnh cũng có thể bị tổn thương dây thần kinh, còn được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Tổn thương này có thể xảy ra ở bàn tay, bàn chân hay bất kỳ vị trí nào trong hệ thần kinh ngoại biên.
Không có bộ phận nào trong cơ thể có thể tránh được tác động của viêm nhiễm. Nếu viêm nhiễm xảy ra ở hàm, người bệnh sẽ bị đau nhức khớp thái dương hàm. Nói cách khác, tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm khớp thái dương hàm. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.6.
Ợ hơi nhiều có phải là dấu hiệu của ung thư ruột kết?
Dù không phổ biến, nhưng ợ hơi nhiều bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của bệnh ung thư ruột kết.
Mới đây, một y tá đang làm việc tại bang Florida (Mỹ) đã được chẩn đoán mắc ung thư ruột kết giai đoạn 3, sau khi cô này có dấu hiệu ợ hơi nhiều bất thường.
Cụ thể, chuyên trang Health đưa tin cô Bailey McBreen, hiện 25 tuổi, chia sẻ rằng lần đầu tiên cô nhận thấy triệu chứng hiếm gặp này là vào năm 2021. “Tôi ợ từ 5 đến 10 lần một ngày. Điều này là bất thường vì tôi hiếm khi ợ hơi trước đây”, cô McBreen cho biết.
Kể từ tháng 2.2022, các triệu chứng đáng lo ngại hơn bắt đầu xuất hiện, bao gồm trào ngược, sau đó là chán ăn và khó đi vệ sinh. Cô McBreen đã đến bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ cho biết cô đã mắc ung thư ruột kết giai đoạn 3.
“Ợ hơi quá mức không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư ruột kết, nhưng bác sĩ nói với tôi đó có thể là dấu hiệu khởi đầu cho các triệu chứng nghiêm trọng khác”, cô McBreen thuật lại. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!