Trang chủChính trịNgoại giaoThương mại và đầu tư là công cụ quan trọng giúp Việt...

Thương mại và đầu tư là công cụ quan trọng giúp Việt Nam tạo đột phá


Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala cho thấy quan tâm cao của WTO, cũng như của Tổng Giám đốc đối với sự phát triển của Việt Nam kể từ khi gia nhập tổ chức này vào tháng 1/2007.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva chia sẻ như vậy với TG&VN về chuyến thăm của Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweal đến Việt Nam từ ngày 17-19/5.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva và Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala tại trụ sở WTO ở Geneva
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala tại trụ sở WTO ở Geneva.

Đại sứ có thể chia sẻ về trọng tâm trong chuyến thăm của Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweal đến Việt Nam từ ngày 17-19/5?

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thay mặt Chính phủ Việt Nam, Tổng Giám đốc WTO TS. Ngozi Okonjo-Iweala đã có chuyến thăm chính thức tại Hà Nội, Việt Nam, từ chiều ngày 17/5 và rời Việt Nam sáng sớm ngày 19/5.

Trong thời gian thăm Việt Nam, tuy thời gian ngắn, Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala có lịch hoạt động dày đặc gồm: tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng.

Bên cạnh đó là các buổi gặp gỡ và đối thoại với các Nữ doanh nhân Việt Nam trong mạng lưới Mạng lưới Nữ lãnh đạo tiên phong (WeLead) và SheTrades Hub, gặp gỡ và đối thoại với sinh viên và giảng viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, gặp làm việc với một số nữ lãnh đạo doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE).

Với chuyến thăm lần này, thông qua các các cuộc gặp, trao đổi với lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, các Bộ, ngành, doanh nghiệp và học giả, Tổng Giám đốc mong muốn thúc đẩy nâng cao hiểu biết và tăng cường sự ủng hộ đối với WTO, trung tâm của hệ thống thương mại đa phương.

Song song với đó, Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala quan tâm tìm hiểu sự tái định hình các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực trên mắt xích quan trọng là Việt Nam; chiến lược phát triển kinh tế-thương mại theo hướng bền vững và đóng góp cho thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG); đặc biệt là trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ trong thương mại quốc tế, và các nữ doanh nhân, nữ lãnh đạo doanh nghiệp làm thế nào để ứng phó với các thách thức hiện nay ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế trong đó có hậu cần thương mại, chuyển đổi số.

Chuyến thăm cũng là nỗ lực của bà Okonjo-Iweala để tiếp xúc trực tiếp với nước thành viên WTO, tìm hiểu tình hình thực tế ở cấp độ quốc gia, khu vực liên quan đến các vấn đề tổ chức đang xúc tiến. Đơn cử như việc thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định trợ cấp thủy sản đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12, tại Geneva tháng 6/2022), chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 (MC13), dự kiến diễn ra vào tháng 2/2024 tại Abu Dabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Trong đó, có các vấn đề thuộc quan tâm cao của các nước như đàm phán trợ cấp thủy sản, thương mại nông sản, an ninh lương thực, thương mại điện tử và kinh tế số, sự đóng góp của thương mại cho phát triển bền vững, các khía cạnh thực tiễn WTO có thể cải cách để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thành viên đang phát triển, thành viên kém phát triển…

Chuyến thăm của Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweal đến Việt Nam có ý nghĩa thế nào, thưa Đại sứ?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala nối tiếp người tiền nhiệm (ông Roberto Azevêdo) đã thăm Việt Nam năm 2016. Đây là chuyến thăm thứ hai của người đứng đầu WTO-tổ chức thương mại đa phương toàn cầu. Điều này cho thấy quan tâm cao của WTO, cũng như của Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala đối với sự phát triển của Việt Nam kể từ khi gia nhập tổ chức này vào tháng 1/2007.

Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala từng nói, sự tăng trưởng, phát triển liên tục của Việt Nam trong hơn một thập kỷ rưỡi, kể từ khi trở thành thành viên WTO, nhất là trong giai đoạn nhiều biến động của thế giới là một kỳ tích, Việt Nam luôn là một tấm gương cho các nước đang phát triển.

Thực tế, trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, các nước đang đứng trước nhiều thách thức lớn cấp bách toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện sự năng động và chuyển biến tích cực, cùng với sự triển khai quyết liệt chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

Chuyến thăm của bà Okonjo-Iweala là dịp để Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ ngành, doanh nghiệp và học giả Việt Nam trực tiếp nghe ý kiến của Tổng Giám đốc về vai trò của WTO, công tác của WTO thời gian tới.

Đồng thời, chia sẻ với Tổng Giám đốc về chủ trương của Việt Nam đề cao hệ thống thương mại đa phương; tầm nhìn, chiến lược, biện pháp cụ thể và nỗ lực, cũng như đề xuất đối với WTO của phía Việt Nam nhằm đề cao hệ thống thương mại đa phương, cải tổ tổ chức, thúc đẩy thương mại, thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Qua thực tế, có thể thấy rõ thương mại và đầu tư (còn gọi là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ) là công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là công cụ để tạo đột phá trong triển khai chiến lược quốc gia phát triển khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, cũng như thực hiện các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng công bằng, thích ứng biến đổi khí hậu, đưa nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững, đạt các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao mức sống của người dân.

Sáng ngày 18/5, tại trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi làm việc với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của bà Tổng giám đốc từ ngày 17-19/5. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm việc với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala sáng 18/5. (Ảnh: Tuấn Anh)

Việt Nam đã trải qua 16 năm với tư cách là thành viên của WTO, tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh. Việc Việt Nam gia nhập WTO tháng 1/2007 là dấu mốc quan trọng trên hành trình đổi mới, hội nhập quốc tế và góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trước bối cảnh kinh tế thế giới nhiều khó khăn, theo Đại sứ, Việt Nam cần làm gì để tiếp tục khẳng định vị thế?

Thực vậy, Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala và nhiều thành viên WTO từng đánh giá cao thành tựu phát triển nhanh chóng của Việt Nam khi cho rằng, thành công của Việt Nam truyền cảm hứng, kinh nghiệm cho nhiều nước trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại phục vụ phát triển đất nước.

Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò, sự hợp tác, hỗ trợ của WTO, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc và quy định của hệ thống thương mại đa phương, là nền tảng cho Việt Nam xây dựng, ký kết các hiệp định thương mại song phương và nhiều bên, kể cả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Việt Nam đã trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có thương mại quốc tế lớn hàng đầu thế giới và thực hiện khoảng 100 hiệp định thương mại song phương và đa phương, hơn 60 hiệp định khuyến khích, bảo hộ đầu tư. Đây chính là thành quả to lớn của tiến trình đổi mới hơn 35 năm qua, việc gia nhập WTO đầu năm 2007 và thực hiện các cam kết trong WTO.

Tính đến 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gần 8 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào đầu năm 2007 (371 tỷ USD năm 2022 so với 48 tỷ USD năm 2007); vốn FDI thực hiện đạt khoảng 22,4 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao trên thế giới, ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2020-2022, hiện đạt 431 tỷ USD.

Hiện nay, cũng như các nước khác, Việt Nam đứng trước những thách thức to lớn chưa từng có do tình trạng “đa khủng hoảng” như chiến tranh và điểm nóng ở một số nước, tác động của đại dịch Covid-19, mất an ninh lương thực và năng lượng, khủng hoảng kinh tế và tài chính cùng với nợ công gia tăng ở các nước đang phát triển, biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng ngày càng lớn đến chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ, thương mại trên toàn cầu.

Việt Nam đã trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có thương mại quốc tế lớn hàng đầu thế giới và thực hiện khoảng 100 hiệp định thương mại song phương và đa phương, hơn 60 hiệp định khuyến khích, bảo hộ đầu tư.

Một số nước thương mại lớn và tiềm lực kinh tế mạnh đã và đang gia tăng các biện pháp đơn phương liên quan đến thương mại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều nước. Bên cạnh đó, xu hướng các hiệp định thương mại khu vực và song phương tiếp tục gia tăng.

Dù vậy, điều quan trọng luôn được các thành viên WTO nhấn mạnh là cần duy trì hệ thống thương mại đa phương WTO dựa trên luật lệ bảo đảm các nguyên tắc mở cửa, minh bạch và công bằng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc WTO thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản gồm đàm phán thương mại, thực hiện và giám sát các hiệp định thương mại đa phương, giải quyết tranh chấp, hỗ trợ phát triển và xây dựng năng lực thương mại.

Để duy trì và tăng cường vai trò của WTO nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và người dân Việt Nam, Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò thành viên có trách nhiệm của tổ chức, tiếp tục chủ động, tích cực tại các khuôn khổ hợp tác của WTO, nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời đóng góp tích cực trên tinh thần xây dựng đối với các vấn đề quan tâm chung tại WTO.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là tiếp tục ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, công bằng và dựa trên luật lệ với WTO đóng vai trò trung tâm nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, đồng thời góp phần ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra đối với các nước, như kết nối các chuỗi cung ứng, loại bỏ các hàng rào thuế quan, chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại; thúc đẩy trao đổi thương mại trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có dấu hiệu giảm sút hiện nay. Đây là nội dung quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam.

Chiến lược của Việt Nam đã đề ra chủ trương tiếp tục đổi mới, bao gồm: phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước; xây dựng nền kinh tế tự chủ trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Trong đó, vận dụng hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện làm động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tạo sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của Việt Nam.

Tôi tin rằng, với việc thực hiện đầy đủ, đồng bộ các hướng triển khai Chiến lược cả bên trong và bên ngoài, sự tích cực của Phái đoàn thường trực Việt Nam ở Geneva trong tham gia các hoạt động của WTO và đặc biệt là với sự phối hợp tham gia tích cực của đại diện các bộ ngành, doanh nghiệp, cũng như các học giả trong xây dựng và triển khai hiệu quả chính sách thương mại, vị thế của Việt Nam trên trường thương mại quốc tế sẽ ngày càng được nâng cao trong thời gian tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Những sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024

(VTC News) - Dưới đây là những sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024 đã và đang góp phần thay đổi diện mạo đất nước, do Báo điện tử VTC News bình chọn. Thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam Ngày 30/11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.  Quốc hội thông qua...

Kinh tế 2024: Chặng đua về đích

Chỉ còn vài bước chạy nữa là kinh tế Việt Nam sẽ về đích kế hoạch năm 2024. Thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn cần những nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất. Chỉ còn vài bước chạy nữa là kinh tế Việt Nam sẽ về đích kế hoạch năm 2024. Thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn cần những nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất. ...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều biến động trong năm 2024 với sức cầu tiêu dùng yếu, bất động sản phục hồi chậm, áp lực nợ trái phiếu của các DN lớn... Tuy nhiên, xuất khẩu tăng mạnh, loạt “đại bàng” tỷ USD mang đến triển vọng tích cực. Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã "vượt ngàn chông...

Vinh danh 60 sản phẩm, dịch vụ xanh hóa và số hóa

Với chủ đề trọng tâm "Thương hiệu tích cực - Tiêu dùng bền vững", chiều 20/12, chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024 đã công bố và vinh danh Top 10 Sản phẩm - Dịch vụ ấn tượng...

Xây dựng chính sách để công nghiệp văn hóa đóng góp hiệu quả trong kỷ nguyên vươn mình

(Tổ Quốc) - Sáng 20/12, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo trực tuyến Góp ý Dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Hội thảo được kết nối trực tuyến đến các sở VHTT, VHTTDL và các địa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Nga Putin giới thiệu “khái niệm công nghiệp quốc phòng nhân dân”, mở sàn mua bán UAV

Đảng Nước Nga thống nhất, Ngân hàng Promsvyazbank và Trung tâm Hệ thống và công nghệ không người lái của Liên bang Nga mới đây đã khởi động dự án thiết lập Nền tảng thương mại trực tuyến quân sự - nơi Quân đội Nga có thể mua thiết bị bay không người lái (UAV) và linh kiện mà không cần tiết lộ dữ liệu quân sự.

Nga mở sàn mua bán UAV, Tổng thống Putin giới thiệu “khái niệm công nghiệp quốc phòng nhân dân”

Đảng "Nước Nga thống nhất", ngân hàng Promsvyazbank và Trung tâm Hệ thống và công nghệ không người lái của Liên bang Nga mới đây đã khởi động dự án thiết lập Nền tảng thương mại trực tuyến quân sự - nơi Quân đội Nga có thể mua thiết bị bay không người lái (UAV) và linh kiện mà không cần tiết lộ dữ liệu quân sự.

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35-NQ/TW) xác định các nội dung chủ yếu gồm: Đối tượng, phương thức chống phá của các thế lực thù địch; mục tiêu, quan điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp…

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Tính đến ngày 23/12, toàn bộ các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng Đề án đã hoàn thiện và gửi Đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Bài đọc nhiều

Lý do Ấn Độ không còn mua dầu từ Nga nhiều nhất

Trong tháng 11/2024, khối lượng dầu thô mà Ấn Độ nhập khẩu của Nga đã giảm, trong khi quốc gia Nam Á tăng cường mua hàng từ Trung Đông. Nga để mất thị phần dầu mỏ tại Ấn Độ vào tay các nhà xuất khẩu Trung Đông. (Nguồn: Bloomberg) Những tháng trước đó, Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu...

Hàn Quốc lần đầu tiên vượt Nhật Bản trong lĩnh vực này

Tờ The Korea Times số ra mới đây đăng bài viết “Tăng trưởng xuất khẩu tăng vọt làm dấy lên hy vọng Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản” trích dẫn ý kiến các chuyên gia nhận định rằng, xuất khẩu của Hàn Quốc đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm 2024.

Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Theo Times of Israel, các vấn đề ngành năng lượng lạc hậu và thiếu vốn của Iran đang gánh chịu ngày càng trầm trọng hơn do trữ lượng khí đốt cạn kiệt sau cuộc tấn công vào hai đường ống dẫn khí lớn hồi tháng 2.

Xây nhịp cầu hợp tác tin cậy giữa doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan (Trung Quốc)

Nhằm kết nối, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp của hai bên, TS. Ngô Phẩm Trân, doanh nhân Việt kiều tại Đài Loan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan, đã phối hợp với một số hiệp hội nghề nghiệp tại đây tổ chức hai chương trình Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại thành phố Đào Viên và thành phố Đài Trung, thu hút hơn 100 doanh nghiệp của Đài Loan tham dự.

Mỹ “ra đòn” mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Nga Putin giới thiệu “khái niệm công nghiệp quốc phòng nhân dân”, mở sàn mua bán UAV

Đảng Nước Nga thống nhất, Ngân hàng Promsvyazbank và Trung tâm Hệ thống và công nghệ không người lái của Liên bang Nga mới đây đã khởi động dự án thiết lập Nền tảng thương mại trực tuyến quân sự - nơi Quân đội Nga có thể mua thiết bị bay không người lái (UAV) và linh kiện mà không cần tiết lộ dữ liệu quân sự.

Nga mở sàn mua bán UAV, Tổng thống Putin giới thiệu “khái niệm công nghiệp quốc phòng nhân dân”

Đảng "Nước Nga thống nhất", ngân hàng Promsvyazbank và Trung tâm Hệ thống và công nghệ không người lái của Liên bang Nga mới đây đã khởi động dự án thiết lập Nền tảng thương mại trực tuyến quân sự - nơi Quân đội Nga có thể mua thiết bị bay không người lái (UAV) và linh kiện mà không cần tiết lộ dữ liệu quân sự.

Ủy ban người Việt nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Chủ tịch nước quyết định tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao theo Quyết định số 1524/QĐ-CTN ngày 23/12/2024. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các hoạt động từ thiện nhân đạo, củng...

Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Chủ tịch nước quyết định tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao theo Quyết định số 1524/QĐ-CTN ngày 23/12/2024. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các hoạt động từ thiện nhân đạo, củng...

Lễ ký Công ước LHQ về Tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Hà Nội

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chọn Hà Nội làm nơi tổ chức lễ ký kết chính thức Công ước về Tội phạm mạng, một hiệp ước toàn cầu quan trọng nhằm tăng cường hợp tác quốc tế để chống lại tội phạm mạng và bảo vệ các xã hội trước những mối đe dọa kỹ thuật số, vào năm 2025. Công ước này được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 24/12, sẽ có...

Mới nhất

Tháo gỡ điểm nghẽn tạo điều kiện để du lịch Việt cất cánh

(ĐCSVN)- Nhờ tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, năm 2024, ngành Du lịch đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam. ...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

(ĐCSVN) - Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những thành tích, cống hiến của đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà...

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm 2024

Ngày 25/12, các thí sinh dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025 đã làm bài thi môn Lịch sử trong thời gian 180 phút. Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm học 2024-2025 gồm 7 câu, trong đó phần lịch sử Việt Nam chiếm 5 câu, phần lịch sử...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình đề nghị kỷ luật ông Ngô Quang Lợi

Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình, ông Ngô Quang Lợi khi đang giữ chức đã vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, gây dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng, mất uy tín cá nhân, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Ngày 25/12,...

Mới nhất