Trang chủNewsThế giớiThượng đỉnh G7 thảo luận một loạt vấn đề "nóng" của toàn...

Thượng đỉnh G7 thảo luận một loạt vấn đề “nóng” của toàn cầu



Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bế mạc chiều 21/5 sau 3 ngày làm việc. Cùng với 8 quốc gia khách mời, hội nghị thượng đỉnh G7 lần này đã thảo luận một loạt vấn đề “nóng” trên thế giới.

Lãnh đạo 7 nước Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) chụp ảnh kỷ niệm tại đài tưởng niệm ở Bảo tàng Hiroshima, Nhật Bản, sáng 19/5. Hội nghị thượng đỉnh G7 chính thức khai mạc với sự kiện các nhà lãnh đạo G7 đến thăm
Lãnh đạo 7 nước Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) chụp ảnh kỷ niệm tại đài tưởng niệm ở Bảo tàng Hiroshima, Nhật Bản, sáng 19/5. (Nguồn: AP)

Vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân được xem là chủ đề chính của chương trình nghị sự thượng đỉnh G7 lần này, với thông điệp được truyền tải từ chính lựa chọn địa điểm – thành phố Hiroshima, nơi đầu tiên trên thế giới hứng chịu sự tàn phá của bom nguyên tử.

Các nhà lãnh đạo G7 đã công bố Tầm nhìn Hiroshima về Giải trừ vũ khí hạt nhân, nhất trí về tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì thế giới không sử dụng vũ khí hạt nhân sau 77 năm kể từ ngày xảy ra vụ Mỹ ném bom hạt nhân xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8/1945.

Trong phiên họp về an ninh và ngoại giao, các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận về các biện pháp để khôi phục tiến trình giải trừ hạt nhân và tăng cường sự minh bạch của các lực lượng hạt nhân

Thông cáo chung G7 công bố ngày 20/5 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các nỗ lực tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Phát biểu tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị chiều 21/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh G7 là điểm khởi đầu cho các nỗ lực hướng tới xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân trong tương lai.

Sự tham dự của lãnh đạo các nước đang phát triển và mới nổi tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng đã cho thấy ưu tiên của nước chủ nhà Nhật Bản nói riêng và G7 nói chung trong hợp tác với các nước Nam Bán cầu cùng giải quyết các thách thức toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo G7 đã có 3 phiên họp mở rộng với lãnh đạo của 8 quốc gia được mời gồm Việt Nam, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Quần đảo Cook và Comoros. Thông qua diễn đàn này, các bên đã thảo luận về các vấn đề toàn cầu, trong đó có an ninh năng lượng và lương thực, y tế toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Mặc dù G7 chiếm tới 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong những năm 80 của thế kỷ trước, song trong những năm gần đây, con số này đã giảm xuống còn dưới 50%. Trong khi đó, sự hiện diện của các nước đang phát triển và mới nổi trong cộng đồng quốc tế đang ngày càng tăng trong nhiều lĩnh vực.

Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng các phiên họp với lãnh đạo các nước đang phát triển và mới nổi đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì G7 không thể một mình giải quyết các vấn đề quốc tế. Giới chuyên gia nhận định đây là cơ hội để G7 tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển và mới nổi.

Thủ tướng Kishida bày tỏ mong muốn xây dựng một mạng lưới quốc tế bao trùm và cùng chung quan điểm về tầm quan trọng của “quy định của luật pháp, kiên quyết phản đối bất cứ nỗ lực sử dụng vũ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng”.

Nhật Bản dự định tăng cường quan hệ với nhóm quốc gia này với chủ trương tiếp cận một cách thận trọng và đề nghị “những lợi ích thực tế” như viện trợ phát triển hạ tầng và lương thực. Nhật Bản dự kiến xúc tiến thực thi quy định của luật pháp thông qua đối thoại và xây dựng quan hệ trên cơ sở lòng tin.

Trong các phiên thảo luận tại hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, thịnh vượng, an ninh, bao trùm, dựa trên quy định của pháp luật và bảo vệ các nguyên tắc chung gồm chủ quyền, hội nhập, giải quyết hòa bình các tranh chấp…

Tại Hiroshima, các nước G7 cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine, kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine. Các nhà lãnh đạo G7 cũng khẳng định sẽ tăng cường trừng phạt Nga, nhằm ngăn chặn Nga sở hữu các vật liệu cần thiết phục vụ cho chiến dịch đặc biệt cũng như tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế, đồng thời giảm sự phụ thuộc của quốc tế vào nguồn năng lượng của Nga.

Trong quan hệ với Trung Quốc, G7 bày tỏ mong muốn có mối quan hệ “ổn định và mang tính xây dựng”. Các nhà lãnh đạo G7 xác định sự cần thiết của việc đối thoại và hợp tác với Trung Quốc, song cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tại Biển Hoa Đông và Biển Đông. Thông cáo chung của G7 bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc đơn phương sử dụng các hành vi sử dụng vũ lực hay cưỡng ép để thay đổi hiện trạng.

Đối với vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI), G7 nhất trí với sáng kiến nhằm xây dựng các quy định quốc tế về AI. Các nhà lãnh đạo đã đồng ý với đề xuất của Nhật Bản về lập cơ chế để xúc tiến đối thoại cấp chính phủ về các quy định đối với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Được đặt tên là Tiến trình AI Hiroshima, sáng kiến này nhằm tập hợp quan điểm của các nước G7 về quy định đối với lĩnh vực công nghệ. Hội nghị thượng đỉnh G7 cũng đã thảo luận về tiềm năng và rủi ro của AI, trong đó có ứng dụng ChatGPT đang gây tranh cãi. Hiện nay, giữa các nước G7 có sự khác biệt về quy định đối với AI và các cuộc thảo luận tại Nhật Bản đã tập trung vào việc làm thế nào để có thể ứng dụng AI một cách hiệu quả nhất.

Đối với vấn đề chuỗi cung ứng, các nhà lãnh đạo G7 nhất trí xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn và các mặt hàng khác để giảm bớt sự phụ thuộc vào một vài quốc gia. G7 cũng nhất trí sẽ lập một hội đồng có nhiệm vụ chống lại các hành vi “cưỡng ép về mặt kinh tế” như sử dụng các hạn chế về thương mại và đầu tư để gây sức ép với nước khác.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi – Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12

Bão số 7 Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, Biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12 trong sáng nay, nhưng dự báo sẽ tan luôn trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) trong đêm qua và sáng nay (12/11), khu vực từ Thừa...

Bão Toraji trở thành bão số 8, khả năng tan ngay trên Biển Đông

Bão Toraji đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024. Dự báo, khoảng 2-3 ngày tới, bão suy yếu nhanh và tan trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 22h đêm 11/11, vị trí tâm bão số 8 (bão Toraji) ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Diễn biến không khí lạnh nhiều bất ngờ từ nay đến tháng 12

Dự báo, từ 11/11-10/12, bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Đặc biệt, không khí lạnh ở khu vực Bắc Bộ sẽ hoạt động yếu hơn. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định xu thế khí hậu thời hạn tháng (từ 11/11-10/12). Theo đó, nhiệt độ trung bình trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến cao...

Chuỗi 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, khả năng xuất hiện tiếp bão số 9

Hoàn lưu bão số 7 Yinxing gây mưa lớn cục bộ từ Thừa Thiên Huế - Bình Định. Dự báo, khoảng 24-48 giờ tới, bão Toraji đi vào Biển Đông thành bão số 8 và không loại trừ khả năng xuất hiện tiếp bão số 9. Chiều nay (10/11), ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, Thái Bình Dương đang có 3 cơn bão hoạt...

Bão đôi xuất hiện, cơn Toraji đẩy bão số 7 lệch nhiều về phía Nam

Bão số 7 Yinxing có xu hướng suy yếu nhanh. Bão Toraji sắp vào Biển Đông thành bão số 8. Giữa 2 cơn bão xuất hiện khoảng cách tương tác bão đôi, bão Toriji sẽ làm cho bão số 7 lệch nhiều hơn xuống phía Nam. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có những chia sẻ về diễn biến bão số 7 và xu hướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Samsung Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt vào cuối năm 2025?

Theo thông tin mới nhất, Samsung được cho là sẽ ra mắt thêm biến thể Galaxy S25 Slim mới vào cuối năm 2025, sau khi các phiên bản Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra được trình làng.

Nga-Trung ca ngợi “mối tình” bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Động lực thực sự của kinh tế Hòa Bình

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Hòa Bình chú trọng việc phát triển công nghiệp, coi đây là hành trình tất yếu và đặt mục tiêu đưa lĩnh vực này thực sự trở thành động lực của nền kinh tế.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Ô tô tông vào nhóm người đi bộ ở Trung Quốc, 35 người thiệt mạng

Đài CCTV vừa đưa tin 35 người thiệt mạng sau khi ô tô tông vào một nhóm người tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào tối 11.11. ...

Nga-Trung ca ngợi “mối tình” bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ. ...

Anh dự định “chơi lớn” tại Hội nghị COP29

Thụy Sỹ và Anh đang dẫn đầu các nỗ lực tài trợ và giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị COP29 diễn ra tại Azerbaijan từ ngày 11-21/11.

Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời “Trump 2.0”

Báo chí Mỹ đưa tin, Tổng thống đắc cử nước này Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm Ngoại trưởng trong chính quyền mới.

Mới nhất

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu. Câu chuyện từ thực tiễn Chia sẻ tại Toạ đàm giữa các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài...

Thương hiệu – nền tảng để thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt

Xuất khẩu là một trong ba trụ cột của nền kinh tế, đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, thương hiệu chính là yếu tố quan trọng để con đường xuất khẩu của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn, đồng...

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh là giải pháp trọng tâm ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh triển khai. Đa dạng giải pháp ổn định nguồn cung, bình ổn giá Tại Gala 15 năm ngành Công Thương triển khai Cuộc vận...

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Bước đi ý nghĩa trong hành trình của POND'S Việt Nam nhằm phổ cập kiến thức làm đẹp cho thế hệ trẻ, giúp các bạn nhận biết và chăm sóc tốt cho làn da của mình Bến Tre, Việt Nam – Ngày 28/10/2024 – POND'S Việt Nam phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ đã tổ...

Ô tô tông vào nhóm người đi bộ ở Trung Quốc, 35 người thiệt mạng

Đài CCTV vừa đưa tin 35 người thiệt mạng sau khi ô tô tông vào một nhóm người tại một trung tâm thể...

Mới nhất