Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThúc đẩy hướng nghiệp để không lãng phí nguồn nhân lực

Thúc đẩy hướng nghiệp để không lãng phí nguồn nhân lực

Công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh là hoạt động không thể thiếu ở các trường phổ thông. Qua hướng nghiệp, học sinh nâng cao hiểu biết để định hướng chọn ngành, nghề phù hợp, tránh bỏ ngang giữa chừng.

Bai GD
Học sinh THPT tham gia Ngày hội tư vấn hướng nghiệp.

Còn bất cập trong triển khai, phối hợp

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành: Ngày 14/5/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” (Đề án 522). Đề án nhấn mạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp, gắn kết với thực tiễn sản xuất và nhu cầu xã hội, đồng thời thúc đẩy các biện pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) vào giáo dục nghề nghiệp.

Triển khai Đề án 522, việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS và THPT đã đạt được nhiều kết quả, đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng nghề nghiệp. Cụ thể, ở cấp THCS, tỷ lệ các trường tổ chức chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn liền với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của địa phương đạt 68,52%, vượt chỉ tiêu đề ra là 55%. Ở cấp THPT có 75,93% các trường thực hiện, vượt mức mục tiêu ban đầu 60%. Tỷ lệ trường có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp cấp THCS đạt 74,07%, cấp THPT đạt 77,78%, vượt chỉ tiêu đề ra.

Các hoạt động tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp đã được tổ chức rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh và xã hội về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh. Một điểm nổi bật trong thời gian qua là việc tích hợp giáo dục STEM vào các môn học, giúp học sinh sớm nhận thức và định hướng nghề nghiệp thông qua các hoạt động thực hành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, và toán học. Việc này đã giúp nâng cao tính ứng dụng và khả năng thích nghi của học sinh với các lĩnh vực công việc trong tương lai.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng theo Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành, trong quá trình triển khai đề án, vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại liên quan đến thiếu sự đồng bộ giữa các vùng miền, hạn chế về tài liệu, công cụ hỗ trợ, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thực hiện, kinh phí triển khai, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, sự quan tâm, nhận thức của toàn xã hội.

Theo số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố về đợt tuyển sinh năm 2024, số thí sinh xác nhận nhập học đại học đợt 1 năm 2024 có 551.479 thí sinh trên tổng số 673.586 thí sinh trúng tuyển. Như vậy, số thí sinh trúng tuyển nhưng bỏ nhập học trong đợt 1 vào khoảng 122.000.

Thực tế, mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng những năm gần đây chứng kiến nhiều trường hợp học sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT khá cao nhưng lại lựa chọn theo học Cao đẳng, Trung cấp nghề hoặc trúng tuyển đại học nhưng không xác nhận nhập học. Cá biệt không ít sinh viên đang học đại học đã dừng để đi học nghề, hoặc du học… vì nhận thấy ngành nghề đã chọn không phù hợp.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhận định: Trong bối cảnh già hóa dân số có xu hướng tăng nhanh, công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thực hiện căn cơ, bài bản, tổng thể phù hợp với bối cảnh, áp dụng được vào thực tiễn.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh, đồng thời nhận định, trên thực tế công tác này phải được làm tốt hơn để không lãng phí nguồn nhân lực của đất nước.

Thay đổi nhận thức về việc học nghề

Đồng hành cùng học sinh qua nhiều mùa thi cử, cô Đinh Thị Thùy Dung – giáo viên Trường THPT Bất Bạt (Hà Nội) chia sẻ, tư vấn hướng nghiệp là “chìa khóa” giúp học sinh mở ra nhiều cánh cửa sau tốt nghiệp. Đối với học sinh cuối cấp THCS, học sinh cấp THPT, hướng nghiệp càng quan trọng hơn. Lúc này các em rất cần được tư vấn, định hướng để chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu xã hội. Các học sinh cũng cần nhận thức được rằng học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Nếu năng lực học tập không thể đáp ứng, các em có thể lựa chọn những hướng đi khác như học nghề, đi du học, xuất khẩu lao động… Công tác tư vấn hướng nghiệp cũng không phải đợi đến cuối cấp học mới thực hiện mà cần triển khai liên tục, xuyên suốt.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, thời gian qua, công tác hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh đã được thực hiện linh hoạt, lồng ghép chủ động trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, hướng nghiệp được thực hiện thông qua giảng dạy các môn văn hóa, thông qua hoạt động trải nghiệm, tổ chức học tập thông qua các dự án học tập, cuộc thi khởi nghiệp, khoa học kỹ thuật, ngày hội STEM…

Phương pháp giáo dục hướng nghiệp được thực hiện theo hướng tạo môi trường học tập, thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân. Thực hiện phương châm giáo dục phân hóa, đảm bảo học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn đào tạo nhân lực chất lượng.

Để công tác giáo dục hướng nghiệp được tốt hơn, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền đề xuất cần cải tiến khung pháp lý về giáo dục phân luồng, xây dựng chính sách hỗ trợ học sinh, cải tiến chương trình đào tạo sau THPT, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp, theo dõi và đánh giá hiệu quả phân luồng học sinh THPT. Cùng với đó cơ chế giám sát, đánh giá nâng cao hiệu quả chương trình.

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần phải thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Chữ nghề đi cùng chữ nghiệp nên phải chú trọng các chính sách về đầu ra cho các nghề nghiệp đã được định hướng trong nhà trường cũng như đào tạo sau khi phân luồng. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng. Như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

Với quan điểm công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng phải bắt đầu từ nhu cầu của học sinh, bà Nguyễn Thị Thu Anh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành chia sẻ, muốn học sinh có nhu cầu, sở thích hướng nghiệp thì cần 100% giáo viên ở các trường học phải có nhận thức đầy đủ về công tác này. Điều này cũng phù hợp với định hướng, mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018…



Nguồn: https://daidoanket.vn/thuc-day-huong-nghiep-de-khong-lang-phi-nguon-nhan-luc-10296082.html

Cùng chủ đề

Đề xuất giải pháp cấp bách để phân luồng, hướng nghiệp hiệu quả

Tiểu ban Giáo dục phổ thông, Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, các chuyên gia, nhà khoa học… đề xuất nhiều phương án tháo gỡ khó khăn về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho...

Tăng ngày nghỉ Tết cho học sinh TP.HCM: Vì sao đề xuất quá trễ?

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có tờ trình về việc tăng thêm số ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 cho học sinh, làm phụ huynh phải thay đổi kế hoạch. Lịch nghỉ Tết được quy định trong khung kế hoạch thời...

Chuyển đổi số trong giáo dục không đơn thuần chỉ đổi mới công nghệ

(Dân trí) - "Chuyển đổi số trong giáo dục không đơn thuần chỉ đổi mới công nghệ mà trao quyền cho giáo viên, phát triển các kĩ năng cần thiết cho người dạy, người học trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng". Trên đây là chia sẻ của GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tại hội thảo khoa học "Giáo dục trong thế giới số", do Viện Khoa học Giáo dục Việt...

Đề xuất hỗ trợ 500 triệu đồng cho giáo sư về trường Đại học Hải Phòng

(NLĐO)- UBND TP Hải Phòng đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc ở trường Đại học Hải Phòng sẽ được hỗ trợ từ 300-500 triệu đồng ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ủy ban nhân dân TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về quy định chế độ hỗ trợ thêm đối với trường hợp nghỉ do tinh giản biên chế, nghỉ do dôi dư sắp xếp đơn vị hành chính; nghỉ công tác trước tuổi do không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; nghỉ công tác trước tuổi không thuộc diện...

Sau khi sắp xếp-tinh gọn, tổ chức bộ máy sẽ giảm 5 bộ và 4 cơ quan

Tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn (giảm 5 Bộ); có 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan thuộc Chính phủ). Ngày 6/12/2024, Phó Thủ tướng...

Khởi công xây dựng 5 căn nhà Đại Đàn Kết theo đề án 384

Ngày 7/12, tại xã Phương Hải, huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận), Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khởi công xây dựng 5 căn nhà Đại đoàn kết theo đề án 384 về “Hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025” tại huyện Ninh Hải. ...

Bộ Nội vụ nói về ‘chính sách đối với cán bộ thuộc diện tinh gọn sau sắp xếp’

Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh và vượt trội để làm cơ sở tiến hành sắp xếp, tinh giản đội ngũ cán bộ công chức sau sắp xếp. Chiều 7/12, tại cuộc...

Ông Nguyễn Khắc Thận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Chiều ngày 7/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng dự hội nghị. ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chính phủ đề xuất chuyển 2 đại học quốc gia về Bộ GD-ĐT

Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh...

Hạnh phúc trong giáo dục: Cần quan tâm đến cảm xúc của người học

Theo các chuyên gia, để có hạnh phúc trong giáo dục, cần quan tâm đến hạnh phúc của người học, phát huy năng lực, sở trường của các em. “Có hai khía cạnh: khả năng và sở thích, cái muốn làm và cái có thể làm. Không nên ép một người ở lĩnh vực họ vừa không thích, vừa không có khả năng. Cần định hướng cho trẻ có một sự nghiệp ở...

Ban hành Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BGDĐT quy định Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. ...

Cùng chuyên mục

Vượt qua tỉ lệ chọi 1%, nữ sinh Việt giành học bổng thạc sĩ ở ngôi trường top 2 Ireland

Vũ Minh Huyền (sinh năm 2001, Hải Phòng), cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã xuất sắc giành học bổng toàn phần thạc sĩ Chính phủ Ireland GOI-IES ngành ngành Msc Human Resource Management tại University College Dublin, với tỷ lệ cạnh tranh chỉ 1% trên 5.800...

Hiệu trưởng lập khống hồ sơ, bán cây xanh, cho dạy thay chỉ bị yêu cầu “nghiêm khắc tự kiểm điểm”

(NLĐO) - Mắc nhiều sai phạm nhưng hiệu trưởng và tập thể nhà trường chỉ bị yêu cầu nghiêm khắc tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm ...

Nữ sinh đến từ THCS Cổ Nhuế 2 thắng cuộc thi Daesang Trạng Nguyên tuổi 13

Hoàng Anh Thư – thí sinh tài năng đến từ lớp THCS Cổ Nhuế 2, Hà Nội đã xuất sắc vượt qua 99 đối thủ để trở thành tân Trạng Nguyên tại vòng chung kết Daesang Trạng Nguyên tuổi 13 năm 2024.

Siết điều kiện xét tuyển bằng học bạ để đảm bảo công bằng

Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo yêu cầu đối với trường hợp trường đại học (ĐH) sử dụng kết quả học tập cấp trung học phổ thông (THPT) để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh. Quy định này đã và đang nhận được sự...

Khát khao sống có ích

Để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhất là gen Z, CorTan - Tổ chức Hành động vì ung thư trẻ Việt Nam - liên tục thực hiện các hoạt động thiết thực ...

Mới nhất

500 học sinh hóa thân thành muỗi trong ngày hội khoa học

Ngày 8-12, 500 học sinh, thầy cô giáo đến từ 5 trường THCS ở tỉnh Tiền Giang tham gia ngày hội khoa học "Một sức khỏe" diễn ra tại Trường THCS Lê Ngọc Hân (TP Mỹ Tho). ...

Luật Thủ đô tạo cơ chế để Hà Nội triển khai hiệu quả sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Theo PGS.TS Bùi Thị An, Luật Thủ đô (sửa đổi) được triển khai, tức là Hà Nội đã được trao thêm “cờ” vào tay rồi, đây là điều kiện quan trọng để Hà Nội thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy đạt hiệu quả cao theo chỉ đạo, định hướng của T.Ư. Trao đổi với phóng viên Báo...

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.Từ nguồn vốn các chương trình,...

Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực. Cho rằng có nhiều cách phân cấp: phân cấp trong...

Mới nhất