Trang chủSự kiệnThủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn...

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế

Chiều nay 12-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội từ 15h10 đến 16h35.
 
Thủ tướng: Xây dựng bộ máy hành chính theo tinh thần tinh, gọn, mạnh - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính – Ảnh: GIA HÂN

Sau khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kết thúc phần trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan. 

Tiếp đó, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

15h: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mời Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước khi trực tiếp trả lời chất vấn. Thời gian dự kiến phát biểu của Thủ tướng là 25 phút.​

Thời gian tham gia phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ kéo dài từ 15h10 đến 16h35.

 

Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồng tình với các báo cáo của Chính phủ về kinh tế – xã hội. Hầu hết ý kiến khẳng định chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Thủ tướng nêu rõ Chính phủ trân trọng cảm ơn đại biểu Quốc hội, đồng bào, cử tri cả nước đã đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ, đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương. Đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chất lượng, đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi.

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước để tiếp tục đổi mới trong lãnh đạo điều hành.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, có 46 đại biểu đăng ký chất vấn Thủ tướng

12/11/2024 16:37 GMT+7

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết Quốc hội đã chất vấn với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đã có 136 lượt đại biểu chất vấn, 18 lượt đại biểu tranh luận, còn 80 đại biểu đăng ký chưa được chất vấn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thay mặt Chính phủ báo cáo, giải trình rõ thêm về những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Cùng tham gia trả lời chất vấn có Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó thủ tướng Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Theo ông Mẫn, qua phiên chất vấn tại kỳ họp cho thấy các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, Nhân dân cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm. Tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả của Quốc hội.

Các đại biểu Quốc hội qua thực tiễn hoạt động đã nắm chắc tình hình, nghiên cứu kỹ các báo cáo, nêu vấn đề, cũng như tranh luận ngắn gọn, rõ ràng, với những câu hỏi cụ thể như: quan điểm thế nào – khi nào thực hiện – khi nào xong – tại sao chậm – giải pháp thế nào – trách nhiệm ở đâu.

Các bộ trưởng, trưởng ngành đã thể hiện trách nhiệm cao, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ và thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp. Thẳng thắn, không né tránh, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đồng thời đề ra nhiều giải pháp khắc phục hạn chế trong thời gian tới.

Xây dựng thể chế để mở rộng không gian sáng tạo

12/11/2024 16:32 GMT+7

Giải trình thêm về phát triển xanh, phát triển số và kinh tế tuần hoàn, Thủ tướng cho rằng đây là xu thế mới nên gặp khó khăn, chưa có kinh nghiệm, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và cập nhật cái mới, cần huy động nguồn lực lớn. Vì vậy Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện thể chế – là mục tiêu, động lực và nguồn lực cho phát triển, tạo sự đột phá từ chính thể chế. 

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế - Ảnh 1.

Thủ tướng: Phát triển xanh, phát triển số và kinh tế tuần hoàn là xu thế mới – Ảnh: GIA HÂN

Quá trình làm cũng nảy sinh các việc nên cần xây dựng thể chế những vấn đề được làm và không được làm, mở rộng không gian sáng tạo. 

Quan điểm của Đảng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, doanh nghiệp, tôn trọng quyền con người trong kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, ông khẳng định quan điểm không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự và hành chính, gắn với xây dựng thể chế quy định rõ ràng. 

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhìn nhận các vấn đề như buôn lậu, trốn thuế, thao túng, nâng giá, găm hàng… dứt khoát phải xử lý. 

Việc xây dựng thể chế cho quản lý hoạt động trên không gian mạng, Thủ tướng cho rằng không gian thực thế nào thì không gian ảo sẽ như vậy. Vì vậy quản lý đời thực thế nào thì quản lý không gian mạng như vậy, nhưng phải bỏ tư duy không quản được thì cấm. 

Tinh thần xây dựng thể chế vừa phục vụ cho quản lý, mở ra không gian đổi mới sáng tạo, khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp và chủ thể sáng tạo. 

 “Có nhiều vấn đề mà tất cả các ngành, các cấp đều phải làm, tổ chức thực hiện quyết liệt, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm và rõ sản phẩm để giám sát mới có kết quả tốt” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Huy động nguồn lực để làm dự án hạ tầng chiến lược

12/11/2024 16:24 GMT+7

Với việc thực hiện các dự án lớn quốc gia mà đại biểu Phạm Văn Hòa nêu, Thủ tướng cho rằng chúng ta phải bứt phá để tăng trưởng, là điểm nghẽn phải tháo gỡ cho nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ tới. Xu thế mới là phát triển hạ tầng chiến lược, gồm hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng cứng và hạ tầng mềm là động lực tăng trưởng.

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế - Ảnh 1.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Ảnh: GIA HÂN

Đầu tư là động lực tăng trưởng truyền thống nên cần huy động nguồn lực cho đầu tư, nguồn lực cho các công trình lớn của quốc gia, tạo đột phá cho hạ tầng chiến lược với các công trình chiến lược mang tính xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái chứ không thể “bình bình” như hiện nay.

Do đó, với chủ trương đột phá hạ tầng, cần phải tập trung đường sắt cao tốc kết nối Trung Quốc, Bắc – Nam, hạ tầng điện khởi động lại dự án năng lượng hạt nhân, điện gió ngoài khơi. Để có nguồn lực, cần hoàn thiện thể chế, cơ chế huy động nguồn lực từ nội lực, của nhà nước, địa phương, hợp tác công tư, đi vay… đào tạo nguồn nhân lực và quản trị…

“Mong Quốc hội ủng hộ cho các dự án lớn này, như công trình đường sắt cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành giai đoạn 2. Đầu nhiệm kỳ ta băn khoăn nguồn lực, làm sao xây dựng hệ thống đường cao tốc, ta đã xây dựng từ năm 2000 với chỉ 1000 km đường cao tốc, vậy nguồn lực thế nào trong vòng 3 năm làm gấp đôi km đường cao tốc của 20 năm qua, băn khoăn lắm. Nhưng với sự chỉ đạo của Đảng, ta huy động các nguồn lực, tăng thu, tiết kiệm chi” – Thủ tướng nói.

12/11/2024 16:22 GMT+7

Theo Chủ tịch Quốc hội, còn 28 đại biểu đăng ký chất vấn Thủ tướng nhưng ông mong các đại biểu thông cảm gửi câu hỏi cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để Thủ tướng trả lời bằng văn bản.

Ông Mẫn cũng nêu lại hôm qua khi chất vấn lĩnh vực ngân hàng, đại biểu có đề cập chuyển đổi xanh của doanh nghiệp, không hình sự hóa các lĩnh vực kinh tế. Còn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông hôm nay, các đại biểu đề cập nâng cao năng lực hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng, y tế. Đề nghị Thủ tướng trả lời cho các đại biểu được rõ.

Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế

12/11/2024 16:14 GMT+7

Về việc xử lý các dự án tồn đọng kéo dài mà đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu ra, Thủ tướng cho hay với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, đến nay 12 đại dự án tồn đọng kéo dài cơ bản đã xin chủ trương xử lý, giải quyết sau khi rà soát, đánh giá. Từ đó Chính phủ thực hiện đúng chức năng, quyền hạn, báo cáo các vấn đề vượt thẩm quyền xin ý kiến Quốc hội. Kinh nghiệm này sẽ vận dụng cho các dự án còn lại, rà soát lại còn dự án nào tương tự sẽ xử lý với tinh thần tôn trọng hiện tại.

“Thất thoát, mất mát rồi, ai vi phạm xử lý rồi, còn nếu thực hiện theo pháp luật sẽ vướng, nên phải tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp luật. Với hướng như vậy ta sẽ xử lý được, như tinh thần xử lý 12 dự án thì sẽ xử lý đường sắt Cát Linh – Hà Đông, dự án khí Lô B, nhiệt điện Thái Bình 2. Chúng ta phải tôn trọng thực tại, tôn trọng cái đã vỡ rồi thì không thể lành được, phải chịu sự mất mát, hàn gắn rồi thì cũng thành sẹo, từ đó cho cơ chế chính sách để xử lý” – Thủ tướng nói.

Với 4 ngân hàng, đã chuyển giao xong hai ngân hàng, còn lại hai ngân hàng đang làm. Với SCB, Thủ tướng cho hay tinh thần chỉ đạo là làm sao an toàn hệ thống, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân liên quan tới xử lý ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tài sản không để thất thoát, có lộ trình thực hiện cho phù hợp…

Có giải pháp xóa nhà tạm, ứng phó biến đổi khí hậu

12/11/2024 16:09 GMT+7

Về xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng cho hay đây là chủ trương lớn, với tinh thần ai có gì thì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của. 

Qua phát động phong trào này cho thấy cùng với nguồn lực hỗ trợ, huy động nguồn lực anh em, bạn bè, quân đội công an sẵn sàng giúp để xây dựng nhà tốt hơn. 

 “Vừa qua ta phát động phong trào 450 ngày, huy động được hơn 6.000 tỉ đồng và Chính phủ tiết kiệm 5% với hơn 5.000 tỉ đồng, tức là hơn 10.000 tỉ và các chương trình khác như tăng thu năm nay để có nguồn lực bổ sung vào” – Thủ tướng cho hay. 

Trả lời câu hỏi liên quan tới giải pháp căn cơ dài hạn phòng chống thiên tai bão lũ, ứng phó biến đổi khí hậu của đại biểu Âu Thị Mai, Thủ tướng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều nhưng đây là vấn đề cực đoan, có tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện. 

Vì vậy, cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế kêu gọi sự chung tay để làm. Tiếp đó là thể chế hóa chủ trương của Đảng về vấn đề này, hoàn thiện thể chế phù hợp với tình hình, đáp ứng yêu cầu mới với nhiều vấn đề phát sinh. Cùng đó là huy động nguồn lực của Nhà nước, các đối tác, nguồn lực đi vay.

Ví dụ như Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn xây dựng thực hiện đề án 1 triệu ha lúa hoặc Đồng bằng sông Cửu Long đang ứng phó sụt lún, khô hạn, ngập mặn thì phải xây dựng đề án để kêu gọi đối tác hỗ trợ nguồn lực.

Thực hiện chuyển giao công nghệ gắn với quản trị về chống biến đổi khí hậu, chống thiên tai. 

Với miền núi phía Bắc và miền Trung là sạt lở, hạn hán nên Thủ tướng cho hay đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án, huy động nguồn lực, phát huy nguồn lực con người và tính tự lực tự cường của đơn vị địa phương, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu nên cần phân cấp phân quyền…

Thủ tướng: Lựa chọn ưu tiên trong cải cách thể chế

12/11/2024 15:58 GMT+7

Thủ tướng: Đề xuất các cấp thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân - Ảnh 1.

Thủ tướng trả lời chất vấn – Ảnh: GIA HÂN

Trả lời câu hỏi về vấn đề phân cấp phân quyền, Thủ tướng cho hay đây là vấn đề đã được đưa ra, đã làm và hiện nay Chính phủ trình Quốc hội ban hành 14 luật, sửa đổi thay thế các nghị định. Tuy nhiên vướng của phân cấp phân quyền là tập trung chủ yếu ở trung ương là nút thắt lớn.

Do đó, giải pháp là rà soát quy định pháp luật, thể chế, rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. Hoàn thiện tiêu chuẩn quy chuẩn và tăng cường giám sát kiểm tra, phân cấp phân quyền đi đôi phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.

Về lựa chọn trong cải cách thể chế, Thủ tướng cho hay sẽ là thể chế, phân cấp phân quyền. Phát triển đất nước ưu tiên cho cái gì? 

Theo Thủ tướng ngoài thể chế, phân cấp phân quyền, sẽ ưu tiên cho tăng trưởng. Để làm được phải có nguồn lực, vì nếu tăng trưởng bình bình 6-7% sẽ khó đạt được mục tiêu 100 năm. 

Do đó phải ưu tiên tăng trưởng, tháo gỡ thể chế để huy động nguồn lực của nhà nước, nhân dân, xã hội và nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp đẩy mạnh phân cấp phân quyền

12/11/2024 15:54 GMT+7

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đặt câu hỏi về phân cấp, phân quyền. Bà nói Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp. 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định còn chậm, việc phân cấp, phân quyền chưa tính đến đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và khả năng của từng cấp từng ngành, chưa phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương. Từ đó, bà đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp phân quyền giữa Chính phủ với các bộ ngành, địa phương.

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế - Ảnh 1.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa – Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rìa – Vũng Tàu): Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng để tháo gỡ rào cản, tạo môi trường, động lực phát triển kinh tế – xã hội. Bà đề nghị Thủ tướng Chính phủ làm rõ những điểm nhấn quan trọng nhất trong thời gian tới?

Cũng theo bà Yến, nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát đang hết sức cấp bách. Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết rõ giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong năm 2025.

Đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) nêu việc ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai là vấn đề quan tâm của toàn cầu. Nhân dân và cử tri rất cảm động, đánh giá cao cách ứng phó kịp thời, hiệu quả, nhân văn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi xảy ra thiên tai, rõ nét nhất là việc ứng phó với cơn bão số 3 vừa qua. 

Để kịp thời động viên tinh thần đồng bào vượt qua khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài được cử tri và nhân dân đánh giá rất cao. Tuy nhiên, nhân dân và cử tri mong muốn Thủ tướng cho biết rõ hơn những giải pháp căn cơ, dài hạn để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đánh giá cao sự quyết liệt, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng qua việc xử lý các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài nhiều năm ở Trung ương và các địa phương, tuy nhiên, còn một số dự án tồn đọng và tổ chức tín dụng yếu kém vẫn chưa được xử lý. Bà đề nghị Thủ tướng cho biết nguyên nhân, giải pháp về cơ chế và tiến độ trong thời gian tới?

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy – Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị Thủ tướng cho biết thêm những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài phát biểu tại phiên họp khai mạc kỳ họp thứ 8.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết giải pháp trong chỉ đạo điều hành sắp tới để thực hiện thành công các dự án quan trọng quốc gia?

Đề xuất các cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

12/11/2024 15:22 GMT+7

Về bảo đảm cung ứng điện, Thủ tướng cho hay đã quyết liệt chỉ đạo, đề xuất sửa đổi Luật Điện lực, triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII, đã ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái; phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ; chính sách về điện rác, điện sinh khối… Hoàn thành dự án đường dây truyền tải 500kV mạch 3…

Để đáp ứng nhu cầu điện, ông cho biết sẽ tập trung thủ tục, khởi công và đưa vào vận hành các dự án điện lớn, quan trọng. Tiết kiệm năng lượng và quản lý nhu cầu điện. Rà soát tháo gỡ các dự án điện tái tạo đã đầu tư có vướng mắc pháp lý. Cùng đó là việc đề xuất các cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Về chuyển đổi số, ông cũng nhấn mạnh phương châm “tăng tốc, bứt phá”, sẽ tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp. Hoàn thiện hành lang pháp lý số (như Luật Dữ liệu, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân); xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, người dân chuyển đổi số. Huy động nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển nhân lực số.

Với quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Thủ tướng khẳng định Chính phủ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng khoa học công nghệ, chấp nhận rủi ro và kiên trì trong hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống đổi mới sáng tạo…

Bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo; có chính sách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các ngành động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức… 

Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là hợp tác công – tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, hướng đến chuẩn quốc tế và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sớm hoàn thành đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Xây dựng bộ máy hành chính theo tinh thần tinh gọn mạnh

12/11/2024 15:17 GMT+7

Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng nhìn nhận công tác này còn nhiều tồn tại, hạn chế như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ và các vị đại biểu Quốc hội đã nêu. 

Nguyên nhân là tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản, chấp hành kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm; sắp xếp lại cơ sở nhà, đất một số cơ quan, đơn vị còn chậm, lãng phí thời gian, sử dụng tài nguyên…

Vì vậy, ông nhấn mạnh tới đây sẽ khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật. Tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản; xử lý nghiêm vi phạm với tinh thần “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. 

Đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn xã hội, xây dựng bộ máy hành chính nhà nước theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.

Mong muốn Quốc hội tháo gỡ ngay khó khăn pháp lý về giải ngân đầu tư công

12/11/2024 15:13 GMT+7

Phát biểu mở đầu phiên chất vấn, Thủ tướng cho hay kinh tế xã hội trong 10 tháng đạt kết quả tích cực tốt hơn so với cùng kỳ. Cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn giới hạn quy định.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm dần theo từng tháng, bình quân 10 tháng tăng 3,78%. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 97,2% dự toán, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 15,8%, xuất siêu 23,3 tỉ USD.

Đã báo cáo và đề xuất Bộ Chính trị đồng ý phương án xử lý hết 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, kéo dài nhiều năm qua, trong đó một số dự án đã có lãi; chuyển giao bắt buộc xong 2 ngân hàng yếu kém. Công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả.

Theo đó, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt trên 7,5%, cả năm đạt trên 7%; qua đó đảm bảo đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu.

Mong muốn Quốc hội tháo gỡ ngay khó khăn về pháp lý về giải ngân đầu tư công.

Thông tin rõ hơn về việc giải ngân đầu tư công, Thủ tướng cho hay mức giải ngân còn chậm; 10 tháng giải ngân đạt 52,29% (cùng kỳ năm 2023 là 56,74%), giải ngân vốn ODA chỉ đạt 27,88%; có 29 bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương tỉ lệ giải ngân dưới trung bình cả nước, trong đó 9 bộ, cơ quan, địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 20%.

Ông chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là do một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan còn rườm rà, chồng chéo; vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư, nhất là các dự án ODA, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và quy hoạch sử dụng đất. 

Thiếu nguồn cung ứng vật liệu; công tác chuẩn bị dự án chưa tốt; sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc có nơi, có lúc còn thiếu quyết liệt, sâu sát, nhất là vai trò người đứng đầu. 

Năng lực quản lý, điều hành của nhiều ban quản lý dự án còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ. Kỷ luật, kỷ cương có nơi chưa nghiêm; còn tình trạng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm…

Vì vậy, ông đề xuất Quốc hội tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc về pháp lý, có giải pháp đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương…

THÀNH CHUNG – TIẾN LONG – NGỌC AN

Tuoitre.vn
Nguồn:https://tuoitre.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tra-loi-chat-van-20241112134456823.htm

Cùng chủ đề

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Bộ trưởng Bộ Công an: Xúc phạm nhân phẩm người khác, kiến nghị xử lý hình sự mà không xét hậu quả

Bộ Công an đang xử lý các đội nhóm lập trên mạng xã hội như "báo chốt 141, thông chốt kiểm soát nồng độ cồn, né bắn tốc độ". Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang - Ảnh: GIA HÂN Chiều 12-11, trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã giải trình trước Quốc hội về những chất vấn liên quan đến tin giả, tin sai...

(Trực tiếp) Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn

Sáng ngày 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai về y tế. Sau đó, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Truyền hình Quốc hội Việt Nam 

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn

(Dân trí) - Sau phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, theo thông lệ kỳ họp cuối năm, Thủ tướng sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Chiều 12/11, sau 3 phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công...

‘Muốn chuyển đổi số, bắt buộc phải làm chủ công nghệ’

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, muốn phát triển bền vững, muốn chuyển đổi số, bắt buộc chúng ta phải làm chủ công nghệ. Người Việt Nam giỏi công nghệ thông tin (CNTT) và hoàn toàn có thể làm chủ các ứng dụng, làm chủ công nghệ. Sáng 12/11, nêu câu hỏi chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực TT&TT, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cho biết, thời điểm làm quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT, Bộ trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Bộ Công an: Xúc phạm nhân phẩm người khác, kiến nghị xử lý hình sự mà không xét hậu quả

Bộ Công an đang xử lý các đội nhóm lập trên mạng xã hội như "báo chốt 141, thông chốt kiểm soát nồng độ cồn, né bắn tốc độ". Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang - Ảnh: GIA HÂN Chiều 12-11, trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã giải trình trước Quốc hội về những chất vấn liên quan đến tin giả, tin sai...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. Ngày...

Nữ dân biểu 8X được ông Trump chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là ai?

Nữ dân biểu 8X Elise Stefanik được ông Trump ca ngợi là 'ngôi sao của Đảng Cộng hòa', nổi bật với khả năng lãnh đạo và trung thành với những giá trị của ông Trump. Việc bà Stefanik được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc được xem là tín hiệu tốt cho Israel - Ảnh: REUTERS Ngày 11-11, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố ông đã chọn dân biểu Cộng hòa Elise Stefanik làm đại...

Thủ thuật vay tài sản và biến hình lãi suất của đa cấp tài chính GFDI

Xây dựng mô hình kinh doanh đa cấp tài chính, Công ty GFDI dùng những chiêu trò gì để lách luật, né tránh các cơ quan chức năng? ...

2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương

Do mâu thuẫn từ trước trong trường học, 2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Sáng 12-11, cơ quan chức năng huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đang điều tra vụ việc 2 nam sinh Trường THCS Nguyễn...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Sáng ngày 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng, bao gồm các nội dung: Việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động; Công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối; Công tác hỗ trợ...

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế

Chiều ngày 11/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm các nội dung: Việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai; Việc cấp giấy phép,...

Phát triển bảo tàng Việt Nam trong kỷ nguyên số

  Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, các bảo tàng Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức to lớn trong việc đổi mới để thu hút công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhiều bảo tàng ở Việt Nam đã có cách tiếp cận nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, tạo nên những dấu ấn riêng biệt, góp phần bảo tồn di sản và giáo dục công chúng. Những mô...

Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới, xây dựng Thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đã, đang nỗ lực xây dựng thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng là trái tim của cả nước. Hà Nội đang quyết tâm cao trong việc đẩy nhanh lộ trình xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi số để phát triển các lĩnh vực, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, phát triển kinh tế... Xây dựng Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" Trao...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Bộ trưởng Bộ Công an: Xúc phạm nhân phẩm người khác, kiến nghị xử lý hình sự mà không xét hậu quả

Bộ Công an đang xử lý các đội nhóm lập trên mạng xã hội như "báo chốt 141, thông chốt kiểm soát nồng độ cồn, né bắn tốc độ". Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang - Ảnh: GIA HÂN Chiều 12-11, trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã giải trình trước Quốc hội về những chất vấn liên quan đến tin giả, tin sai...

Nữ dân biểu 8X được ông Trump chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là ai?

Nữ dân biểu 8X Elise Stefanik được ông Trump ca ngợi là 'ngôi sao của Đảng Cộng hòa', nổi bật với khả năng lãnh đạo và trung thành với những giá trị của ông Trump. Việc bà Stefanik được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc được xem là tín hiệu tốt cho Israel - Ảnh: REUTERS Ngày 11-11, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố ông đã chọn dân biểu Cộng hòa Elise Stefanik làm đại...

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Dù ông Trump nổi tiếng là người hay đổi ý vào phút chót, nhưng ông dường như đã đưa ra quyết định này hôm 11.11, (giờ Mỹ), theo một số nguồn tin tiết lộ với Reuters. Tờ The New York Times ngày 11.11 cũng dẫn 3 nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Trump dự kiến...

Ông Trump chọn nữ thống đốc đứng đầu cơ quan an ninh nội địa

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thống đốc South Dakota Kristi Noem làm người đứng đầu Bộ An ninh Nội địa (DHS). Bà Kristi Noem (trái) sẽ thực hiện các chính sách của ông Donald Trump về nhập cư (Ảnh: Reuters). Báo Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết bà Kristi Noem, Thống đốc bang South Dakota, được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm người đứng đầu Bộ An ninh Nội địa (DHS) Mỹ. Với...

Mới nhất

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực 2025

Đề thi đánh giá năng lực 2025 của Đại học Quốc gia TP.HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn. Thí sinh làm bài thi trên giấy, thời gian 150 phút.Xem chi tiết đề minh hoạ Tại đây.Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo...

Đắk Lắk: Quen nhau khi đi tù, hai thanh niên ra trại rủ nhau trộm cắp liên tỉnh

Chiều 12/11, Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 thanh niên gây ra hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh gồm: Lê Văn Lộc (26 tuổi, trú tại phường 1, quận 8, TP.HCM) và Huỳnh Dương Bảo (33 tuổi, trú...

Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'. Giá sầu riêng neo ở mức cao Hiện, giá sầu riêng tại các vùng trồng chính trên cả nước tương đối...

Có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, hành vi tuyên truyền nội dung chứa tin giả, sai sự thật tác động tiêu cực đến tâm trạng xã hội, an ninh trật tự, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán. ...

Mới nhất