Trang chủNewsThời sựThủ tướng phát lệnh khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình

Thủ tướng phát lệnh khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình


Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi bà con nhân dân huyện Đà Bắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi bà con nhân dân huyện Đà Bắc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường; Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và một số tỉnh vùng Tây Bắc.

Trước giờ khởi công dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm Căn cứ cách mạng Giằng Sèo ở xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc. Nơi đây, 79 năm trước đã diễn ra lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh những ngày tiền khởi nghĩa, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và bà con nhân dân huyện Đà Bắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và bà con nhân dân huyện Đà Bắc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng quà các đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, người có uy tín của huyện Đà Bắc.

Tuyến cao tốc đầu tiên được triển khai xây dựng trên địa bàn Hòa Bình

Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có chiều dài khoảng 34 km; tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2028. Giải phóng mặt bằng giai đoạn hoàn thiện quy mô 4 làn xe có tổng diện tích khoảng 354,37 ha.

Tỉnh Hòa Bình được phân cấp thực hiện dự án, nguồn vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh. Đây là công trình trọng điểm của ngành giao thông vận tải và là tuyến cao tốc đầu tiên được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Trước giờ khởi công dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm Căn cứ cách mạng Giằng Sèo ở xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trước giờ khởi công dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm Căn cứ cách mạng Giằng Sèo ở xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Dự án có điểm đầu tại thị trấn Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, khớp nối với đoạn Km0 – Km19 đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu; điểm cuối tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, khớp nối với dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Hòa Bình – Mộc Châu đoạn tuyến tại tỉnh Sơn La.

Dự án có các công trình hầm cũng như các cầu đặc biệt có trụ cao trên 50 m, phương án kiến trúc được lựa chọn bảo đảm về mỹ quan, phù hợp với văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Trong đó, điểm nhấn là công trình cầu Hòa Sơn vượt hồ Hòa Bình, nằm trong quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Dài khoảng 1,2 km, đây là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam (550 m), trụ tháp dây văng cầu cao nhất Việt Nam (187 m).

Về phân kỳ đầu tư, dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 1 với tốc độ thiết kế 80 km/giờ, bảo đảm phù hợp với quy hoạch; chiều rộng nền đường 12 m; xây dựng cầu Hòa Sơn với quy mô bảo đảm bố trí 4 làn xe theo giai đoạn hoàn thiện. Tỉnh Hòa Bình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện về nguồn vốn đầu tư giai đoạn hoàn thiện (nâng cấp lên 4 làn xe) cho dự án này.

Đồng thời, tỉnh cũng kiến nghị sớm cho phép điều chỉnh đoạn tuyến từ Km0 – Km19 tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu) bằng nguồn vốn đầu tư công và đầu tư xây dựng cao tốc hoàn thiện 4 làn xe.

Tạo động lực, truyền cảm hứng cho Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là sự kiện quan trọng, mốc son đánh dấu việc phát triển hạ tầng của vùng Tây Bắc và sự trưởng thành của tỉnh Hòa Bình – được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công tuyến cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19 đến Km53 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công tuyến cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu (đoạn từ Km19 đến Km53 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Thủ tướng cho biết, 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng (XI, XII, XIII) đều xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá chiến lược về hạ tầng. Trong đó, hạ tầng giao thông phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới đến đó, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu quả, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp và quốc gia.

Trong giai đoạn 2000-2021, cả nước mới đầu tư đưa vào khai thác 1.163 km đường bộ cao tốc. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Hoàn thành được mục tiêu này thì đến 2025 chúng ta cần đạt được 3.000 km và 2026-2030 phấn đấu có thêm 2.000 km đường bộ cao tốc.

Như vậy, trong giai đoạn 2021-2030, chúng ta cần phải triển khai đầu tư, xây dựng gấp gần 4 lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong hơn 20 năm từ 2000-2021, trong khi thời gian chỉ bằng một nửa. Đồng thời, triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình trọng điểm quốc gia về năng lượng, các dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia…

Để hiện thực hóa mục tiêu này, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã luôn quan tâm, dành nguồn lực rất lớn với nhiều hình thức đầu tư và chính sách phù hợp để huy động mọi nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và đạt nhiều kết quả thiết thực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là sự kiện quan trọng, mốc son đánh dấu việc phát triển hạ tầng của vùng Tây Bắc và sự trưởng thành của tỉnh Hòa Bình – được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là sự kiện quan trọng, mốc son đánh dấu việc phát triển hạ tầng của vùng Tây Bắc và sự trưởng thành của tỉnh Hòa Bình – được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Về hàng không, đã khánh thành cải tạo nâng cấp cảng hàng không Điện Biên, Phú Bài; mở rộng cảng hàng không Cát Bi, nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Nội Bài… và nghiên cứu mở rộng các sân bay Cà Mau, Phú Quốc (Kiên Giang), Phù Cát (Bình Định), khai thác sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận)…

Đặc biệt, đối với Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, đến nay đã giải quyết cơ bản các tồn tại, khó khăn, vướng mắc, đã bàn giao 5.000 ha đất, sau 3 năm thi công đã thành hình hài công trình, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025…

Về đường bộ, từ năm 2021 đến nay, đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng thêm 858 km cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc cả nước lên 2.021 km; đang tổ chức triển khai thi công khoảng 1.700 km, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 3.000 km đường cao tốc. 

Đồng thời, đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị đầu tư để sớm khởi công thêm khoảng 1.400 km đường bộ cao tốc. Cùng với đó, triển khai các dự án đường ven biển, đường Hồ Chí Minh

Về đường sắt, triển khai các dự án cải tạo đường sắt Bắc – Nam hiện hữu, chuẩn bị các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 10 đã thông qua chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Về vận tải biển, mở rộng, chuẩn bị triển khai các dự án tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), Liên Chiểu (Đà Nẵng), Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cần Giờ (TPHCM)…; đẩy mạnh phát triển vận tải thủy nội địa tại ĐBSCL.

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có chiều dài khoảng 34 km; tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2028 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có chiều dài khoảng 34 km; tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2028 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Về hạ tầng năng lượng, nổi bật là hoàn thành Dự án 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) – Phố Nối (Hưng Yên) với khối lượng lớn trong thời gian 6 tháng, trong khi các dự án tương tự trước đây phải kéo dài ít nhất từ 3 đến 4 năm. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các quy định để huy động nguồn lực phát triển điện gió, điện mặt trời…

Thủ tướng kỳ vọng những kết quả nói trên tạo động lực, truyền cảm hứng cho Hòa Bình nói riêng và các tỉnh miền núi phía bắc nói chung, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong phát triển hạ tầng giao thông; ngoài hỗ trợ của Trung ương thì cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường.

Phối cảnh cầu Hoà Sơn trên tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Đây là cây cầu có nhịp dây văng dài nhất Việt Nam
Phối cảnh cầu Hoà Sơn trên tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu. Đây là cây cầu có nhịp dây văng dài nhất Việt Nam


Rút ngắn tiến độ, hoàn thành dự án trước 31/12/2027

Đối với vùng Tây Bắc (gồm 6 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình), Thủ tướng đánh giá hệ thống giao thông kết nối nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng hiện đang rất khó khăn (mới chỉ có 1 tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai). Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vùng Tây Bắc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mình.

Thủ tướng lấy ví dụ, Sơn La đã phát triển các loại nông sản rất tốt, nhưng vì hạ tầng giao thông khó khăn nên làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Phát triển hạ tầng giao thông sẽ tạo thuận lợi cho các nông sản của Sơn La tham gia chuỗi cung ứng của toàn cầu.

Vì vậy, việc tập trung nguồn lực đầu tư, hoàn thành cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên (CT.03), trong đó có Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Thủ tướng phát lệnh khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu - Ảnh 1

Thủ tướng thực hiện nghi thức khởi công dự án – Ảnh: VGP/Nhật Bắc



Thủ tướng nêu rõ, việc triển khai Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu có 6 ý nghĩa lớn.

Thứ nhất, góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về 3 đột phá chiến lược, phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng.

Thứ hai, thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho các địa phương về đầu tư phát triển hạ tầng, theo tinh thần Hội nghị Trung ương 10 là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của tỉnh Hòa Bình tham gia xây dựng một công trình trọng điểm quốc gia.

Thứ ba, góp phần tạo động lực, không gian phát triển mới, kết nối vùng trung du miền núi phía bắc với vùng đồng bằng sông Hồng, miền Trung, qua đó giảm chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nền kinh tế.

Thứ tư, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, các hoạt động sản xuất, kinh doanh (về cả nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch); tạo việc làm, sinh kế, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân.

Thủ tướng phát lệnh khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu - Ảnh 2


Thứ năm, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ về quốc phòng, an ninh, kết hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế tại khu vực chiến lược Tây Bắc.

Thứ sáu, đáp ứng mong mỏi của nhân dân vùng Tây Bắc và đền đáp, tri ân những người đã hy sinh, cống hiến, nhân dân Tây Bắc đã góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử cũng như sự nghiệp cách mạng của Đảng, của toàn dân tộc ta.

Quá trình chuẩn bị đầu tư dự án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành rất quan tâm; trình tự thủ tục đầu tư rút ngắn khoảng 1 năm so với dự án bình thường; phân cấp đầu tư cho địa phương làm cơ quan chủ quản; nguồn vốn đầu tư gồm Trung ương và địa phương.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực cố gắng của tỉnh Hòa Bình, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan trong chuẩn bị dự án.

Dự án khởi công là thể hiện sự cố gắng rất lớn của tỉnh và các bộ, ngành liên quan, tuy nhiên đây mới chỉ là bước khởi đầu, khối lượng công việc sắp tới còn rất lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các đơn vị thi công - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các đơn vị thi công – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hòa Bình và các cơ quan liên quan phát huy các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án hạ tầng chiến lược gần đây, theo đó, lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, quyết liệt, khoa học; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, kết quả phải cân đong, đo, đếm được, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, động viên, chia sẻ chân thành, kịp thời.

Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động cả hệ thống chính trị, các lực lượng quân đội, công an, các đoàn thể chính trị – xã hội vào cuộc dưới lãnh đạo của cấp ủy Đảng, “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng”, không để nhà thầu, đơn vị thi công “cô đơn trên công trường”.

Cùng với đó, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, phát huy lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc; tạo sự đồng thuận, đồng lòng để người dân tự nguyện bàn giao đất ở, nơi sản xuất, cùng với chính quyền, đơn vị thi công tham gia thi công các công trình, dự án. Thủ tướng yêu cầu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước 30/11/2024, bảo đảm nơi ở mới của người dân tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Thủ tướng cũng yêu cầu phát động phong trào thi đua sôi nổi, kịp thời động viên, khen thưởng, tạo không khí hăng say làm việc, thi đua đạt thành tích, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc và vì sự phát triển của đất nước.

Chủ đầu tư, các đơn vị thi công phải thực hiện dự án với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; tích cực phối hợp chặt chẽ với các địa phương; huy động mọi lực lượng tại chỗ có đủ năng lực tham gia. Các nhà thầu chính tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà thầu địa phương cùng tham gia với tinh thần “cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”.

Về công việc cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hòa Bình đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà thầu thi công dự án, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng; giải quyết nhanh các thủ tục hành chính và các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thi công, nhất là thủ tục với các mỏ nguyên vật liệu.

Các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn, giám sát phải cố gắng quyết tâm rất cao, thi công với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, thi công “3 ca 4 kíp”, “xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ”, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm” để dự án hoàn thành sớm hơn kế hoạch đề ra trên tinh thần “đã cam kết là phải làm, đã làm phải có hiệu quả, phải đi vào cuộc sống, mang lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân”.

Đồng thời, chủ động, tích cực triển khai, bảo đảm đạt tiêu chí mẫu mực về quản lý tiến độ – chất lượng – mỹ quan; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

Thủ tướng đề nghị rút ngắn tiến độ, hoàn thành dự án trước 31/12/2027, bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống thông thầu, mua bán thầu; song song với đó xây dựng dự án giai đoạn 2 để mở rộng, đầu tư hoàn thiện dự án.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hỗ trợ Hòa Bình; các tỉnh Sơn La, Điện Biên tiếp tục xây dựng dự án, hoàn thành thủ tục đầu tư để hoàn thiện các đoạn còn lại của tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên (CT.03).

Thủ tướng kêu gọi nhân dân Hòa Bình tiếp tục ủng hộ dự án, hỗ trợ các nhà thầu, chủ đầu tư, phát huy truyền thống văn hóa – lịch sử, tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường, đóng góp xây dựng và hoàn thành dự án đưa vào khai thác bảo đảm tiến độ, bảo đảm chất lượng, mỹ quan, góp phần quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Hòa Bình, của vùng và cả nước.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thu-tuong-phat-lenh-khoi-cong-tuyen-cao-toc-hoa-binh-moc-chau.html

Cùng chủ đề

Đắk Lắk cùng cả nước thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc

Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức đợt thi đua cao điểm “Đắk Lắk cùng cả nước 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc". ...

Hình hài đoạn cao tốc 3,4km qua TPHCM sắp thông xe

(Dân trí) - Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 3,4km qua TPHCM (từ Quốc lộ 1 đến nút giao TPHCM - Trung Lương) đã cơ bản hoàn thành, dự kiến đưa vào thông xe vào cuối năm nay. Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57km đi qua địa phận Đồng Nai, TPHCM và Long An. Đây là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc - Nam, cũng là...

Rà soát, đề xuất cơ chế đặc thù với dự án đường bộ cao tốc

TPO - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù trình Quốc hội đối với các dự án đường bộ cao tốc. TPO - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù trình Quốc hội đối với...

Sớm đề xuất, trình Quốc hội cơ chế đặc thù với các dự án đường bộ cao tốc

Ngày 4/11, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù trình Quốc hội đối với các dự án đường bộ cao tốc. ...

Huy động thêm 3 mỏ cát phục vụ thi công cao tốc Cần Thơ

Các nhà thầu đang làm thủ tục khai thác 1 mỏ cát tại Tiền Giang và 2 mỏ tại Bến Tre với tổng trữ lượng khoảng 2,6 triệu m3 để đáp ứng nhu cầu vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, người dân trong phòng, chống ma túy

Kinhtedothi - Thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngày 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình...

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các...

Thủy điện vận hành cả chục năm, người dân vẫn chưa có tiền bồi thường

Mòn mỏi chờ đợi Ông Phạm Ngọc Minh (xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) có trên 1ha đất bị thu hồi để thi công lòng hồ thủy điện Đăkđrinh. Dự án đã tích nước, vận hành từ tháng 6/2014 mà đến nay, ông Minh vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. “Gia đình khó khăn lắm rồi. Mất đất, không có gì canh tác làm ăn, chẳng có cau cũng chẳng có keo. Tính đến nay đã...

Tổng kết 25 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị

Kinhtedothi - Ngày 7/11, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã cụ thể hóa bằng nhiều văn bản, các giải pháp để lãnh đạo,...

Nam Định tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 7/11, tỉnh Nam Định đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp tỉnh, huy động nhiều lực lượng, phương tiện tại Công ty TNHH giầy Amara Việt Nam với 642 thành viên và 1.000 công nhân tham gia diễn tập. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Nguyễn Phùng Hoan, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Tăng cường giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện với thành phố Trùng Khánh

(ĐCSVN) - Thủ tướng khẳng định: Chính phủ Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, ủng hộ và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương Việt Nam mở rộng và tăng cường giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện với thành phố Trùng Khánh. ...

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện, bao gồm cả việc chia tách Alphabet (công ty mẹ của Google). Các chính...

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, người dân trong phòng, chống ma túy

Kinhtedothi - Thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngày 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình...

Nữ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt gần 6 tỷ đồng để đầu tư tiền ảo

Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Đà Nẵng cho biết vừa bắt giam nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mượn tiền đáo hạn rồi chiếm đoạt.Qua điều tra, cơ quan công an xác định Cù Thị Hoài Thanh (31 tuổi, trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) là nhân viên Ngân hàng TMCP (Chi nhánh Sông Hàn).Trong quá trình làm việc tại ngân hàng, Thanh quen biết với...

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong phòng chống ma túy

(ĐCSVN) – Chương trình nhằm tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế và những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy, cần đầu tư công của quốc gia trên các lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy. Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu...

Mới nhất

Yêu nước và yêu đời

(NLĐO) - Tùng Dương chia sẻ anh hạnh phúc vô cùng khi khán giả gen Z biết đến anh qua những ca khúc ca ngợi quê hương...

Ra mắt ứng dụng ‘Sáng kiến Hưng Gia’, kết nối các thế hệ và phát triển văn hoá gia tộc Việt

DNVN - Được sáng lập và phát triển bởi ông Nguyễn Đắc Minh Hải - Giám đốc CTCP Sáng Kiến Hưng Gia, ứng dụng "Sáng kiến Hưng Gia" được coi là nền tảng đột...

Hai show ‘đạp gió rẽ sóng’ đưa Phú Quốc thành điểm hot du lịch cuối năm

Từ tháng 11, hai show trình diễn nghệ thuật kết hợp thể thao mạo hiểm với Jetski & Flyboard sẽ đổ bộ thị trấn Hoàng Hôn (Phú Quốc), mở đầu cho loạt show diễn “bom tấn” mùa lễ hội cuối năm tại đảo Ngọc. Dự kiến từ tháng 11, show trình diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm hút khách...

Thấy 2 con khác nhóm máu, bố âm thầm xét nghiệm ADN rồi tự hủy kết quả

Anh Nguyễn Trọng (40 tuổi, Hà Nội) cùng vợ con đi khám sức khoẻ tổng quát, kết quả nhóm máu của con trai là AB, con gái là O, trong khi anh nhóm máu B khiến anh nghi ngờ 2 bé không phải con ruột.Anh đứng ngồi không yên, trong lòng đầy buồn bực và nghi ngờ, không...

Mới nhất

Yêu nước và yêu đời