Trang chủNewsThời sựThủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2024


Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại Hà Nội và 63 điểm cầu tỉnh/thành phố với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia, nhà giáo lão thành, đại diện các cơ sở giáo dục.

Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân cả nước, nhất là sự nỗ lực của toàn ngành Giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo bứt phá.

dsc_2325.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Nêu 10 điểm sáng nổi bật trong kết quả năm học 2023 – 2024, Thủ tướng Chính phủ cho biết, công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển GDĐT tiếp tục được quan tâm; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên phát triển. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông dần đi vào ổn định, bước đầu đạt được hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và xoá mù chữ tiếp tục được chú trọng, đạt kết quả toàn diện.

Cùng với đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định; đào tạo giáo dục đại học ngày càng được chú trọng và được cải thiện rõ rệt về chất lượng. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tiếp tục bổ sung chỉ tiêu biên chế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về số lượng theo quy định. Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin…

Theo Thủ tướng, năm học 2024 – 2025 kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; đồng thời bắt đầu triển khai thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện đổi mới GDĐT. Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành GDĐT, các bộ, ngành, địa phương thực hiện 9 nội dung nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới và tổ chức tốt Lễ khai giảng ngày 5/9 sắp tới, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho năm học mới; tập trung tổ chức triển khai Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách về đổi mới GDĐT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; tổng kết, đánh giá toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

dsc_2050.jpg
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Thủ tướng yêu cầu Bộ GDĐT chủ trì, cùng các bộ, cơ quan, địa phương chuẩn bị thật kỹ để tổ chức Kỳ thi bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, gọn nhẹ, giảm áp lực, tạo thuận lợi nhất cho học sinh.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh tự chủ gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch; tiếp tục tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư; thúc đẩy hợp tác công tư; đẩy mạnh GDĐT phi lợi nhuận bậc đại học.

Đồng thời, xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên phù hợp; thực hiện việc tuyển dụng, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” và phù hợp thực tiễn.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục khuyết tật, giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. Bộ GDĐT, các bộ, ngành, địa phương lưu ý việc quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa, dịch chuyển dân số.

Nhấn mạnh GDĐT cần được quan tâm đúng mức để tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững, Thủ tướng nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành…; Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực…; Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công…, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khoẻ của các cháu”; “Các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”.

Phân tích và yêu cầu tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể; Thầy cô giáo là động lực; Nhà trường làm bệ đỡ; Gia đình là điểm tựa; Xã hội là nền tảng”, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GDĐT, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung triển khai thực hiện hiệu quả phương châm nêu trên; ưu tiên bố trí nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; đánh giá rõ kết quả hằng năm để rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới.

Ngành Giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2023 – 2024 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong nước đang trên đà phục hồi, các hoạt động kinh tế – xã hội diễn ra sôi động hơn với đà tăng trưởng khá và nhiều chuyển biến tích cực.

dsc_2112.jpg
Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo tại hội nghị

Cùng với cả nước, ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao để hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026; thực hiện các nhiệm vụ công tác năm của Chính phủ, cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2023-2024.

Đây cũng là thời điểm toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành như: Thực hiện tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục và đào tạo; triển khai Nghị quyết 686 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; cùng các nhiệm vụ quan trọng khác của ngành.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nêu một số kết quả nổi bật của năm học 2023 – 2024. Trong đó, toàn ngành Giáo dục đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Qua đó, đánh giá toàn diện kết quả 10 năm đổi mới và đề xuất định hướng phát triển GDĐT trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

Đồng thời, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo yêu cầu Nghị quyết 29 của Trung ương; tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, nghị quyết, đề án, kế hoạch về phát triển GDĐT.

Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước. Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Việc thực hiện “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” đã được triển khai hiệu quả, phát huy được ưu điểm nổi bật giúp thay đổi từ gốc việc chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

dsc_2365.jpg
Quang cảnh Hội nghị

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Bộ GDĐT đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định.

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học; triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học…

Tại hội nghị, các đại biểu, đại diện các địa phương, các cơ sở giáo dục đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời đóng góp các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025 và các nhiệm vụ trọng trách của ngành Giáo dục.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-hoi-nghi-trien-khai-nhiem-vu-nam-hoc-2024-2025-378482.html

Cùng chủ đề

Ngành giáo dục phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, các tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ đã và đang phải trải qua những ngày đặc biệt khó khăn do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bão số 3 (Yagi). Thiệt hại cho tới thời điểm này là chưa thể đo đếm được; thời gian để khắc phục cũng chưa thể tính toán được cụ thể. Theo thông tin ban đầu từ một số địa phương,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào

Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào (Tổ công tác) là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng,...

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Về một số vấn đề cụ thể, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận, về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế...

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Báo Tin tức (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:Kính thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng,Thưa các...

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đồng chí Nguyễn Khắc Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tới dự và trực tiếp là báo cáo viên của Hội nghị.Tham dự Hội nghị, có các đồng chí Ủy...

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản...

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâmChính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích...

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo

Chủ tịch IWEC, bà Lê Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị. ...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, một số tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Hải Phòng bị ngập. Tại giao lộ...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Cùng chuyên mục

Krông Pắc (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Ban Tổ chức trao giải Nhất cho Đội thi xã Ea Kênh, giải Nhì cho 2 Đội xã Ea Phê và Ea Uy, giải Ba cho Đội xã Krông Búk, Ea Yông, Ea Kly và 6 giải Khuyến khích cho những đội còn lại. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải Nhất tập thể cho xã Ea Phê, giải Nhì tập thể đội Ea Yiêng, giải Ba tập thể cho đội Ea Uy và trao các...

Bàn giao Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 về Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

Chiều 18/9, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ trì Hội nghị bàn giao nguyên trạng Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 từ Học viện Quân y về trực thuộc Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Từ tháng 4/2024, Học viện Quân y phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng...

Từ 20/9 sẽ triển khai thẻ ảo offline cho hành khách tham gia vận tải công cộng

Ngay sau khi cập nhật phiên bản mới trên ứng dụng “Thẻ Vé Giao Thông HN,” khách hàng sử dụng hình thức thẻ ảo offline mà không cần kết nối mạng internet trong suốt quá trình sử dụng.   Sáng 18/9, ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội cho biết để tạo thuận lợi cho người dân sử dụng hình thức thẻ ảo (thẻ phi vật lý) tham gia...

Tác động của bão sẽ kéo dài trên đất liền

TPO - Sáng nay (18/9), do ảnh hưởng của mây dông trước bão nên khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đã có mưa to diện rộng và gió giật mạnh. Ngày mai, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, áp sát vùng biển Quảng Bình – Đà Nẵng và tiếp tục gây gió giật mạnh, mưa lớn kéo dài ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Hôm nay (18/9), khu vực từ Quảng Trị...

Cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng từng trường hợp đề nghị đặc xá

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì họp xét duyệt hồ sơ, danh...

Mới nhất

Một nông dân tỷ phú ở Quảng Nam bày tỏ ý kiến về việc làm sao để nông dân giàu bằng nghề nông

"Trước sự tác động mọi mặt của nền kinh tế thị trường, tình hình dịch bệnh diễn biến...

Quyết định nhận nuôi trẻ Làng Nủ và cuộc trò chuyện với “cháu nội” của thầy hiệu trưởng

Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) nhận nuôi đến năm 18 tuổi tất cả trẻ thoát nạn vụ lũ quét Làng Nủ (Yên Bái). Làng Nủ (Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai) là nơi vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng ngày 10.9 vừa qua. Đất đá từ dãy núi voi đổ sập xuống gần...

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc thăm, động viên ngành Giáo dục Phú Thọ

Tại đây, Thứ trưởng đã tới thăm các thầy cô giáo, các em học sinh Trường Mầm non Hiền Lương, Trường Tiểu học Động Lâm và Trường THCS Hiền Lương, thuộc huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão số 3 của tỉnh Phú Thọ. Vẫn còn học sinh chưa thể...

Triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang mạnh dần lên, đến 10h ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão với cường độ cấp 8, giật cấp 10, tâm bão trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị-Quảng Nam, cách Quảng Trị khoảng 110km về phía Đông Đông Nam. Chiều 19/9 bão...

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Không lâu sau khi mẹ phát hiện ung thư phổi, cô gái 20 tuổi (Trung Quốc) bất ngờ...

Mới nhất