Trang chủPolitical ActivitiesThủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024

(Chinhphu.vn) – Sáng 22/5, nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới chúc mừng Lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản với chức sắc, tăng ni, Phật tử tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng Lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản với chức sắc, tăng ni, Phật tử tại chùa Quán Sứ, Hà Nội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy; Hoà thượng Thích Thanh Dũng – Phó Pháp chủ, Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thanh Dục, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội.

Bày tỏ vui mừng tới dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, Thủ tướng trân trọng chuyển lời chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến đồng bào Phật giáo cả nước nhân Đại lễ Phật đản, đồng thời nhắc lại lời của Tổng Bí thư về tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo: “Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo, với 54 dân tộc anh em, nhiều tôn giáo cùng sinh hoạt tại các cộng đồng… Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định tất cả mọi người dân đều có quyền theo hoặc không theo tôn giáo. Ở Việt Nam không có xung đột tôn giáo, xung đột dân tộc, tất cả chung sống hòa thuận…”, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là sự kiện tôn giáo quan trọng trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng của đồng bào theo đạo Phật, là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới được Liên Hợp Quốc công nhận.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024- Ảnh 2.

 Chính phủ Phạm Minh Chính với chức sắc, tăng ni, Phật tử tại chùa Quán Sứ, Hà Nội – Ảnh: VThủ tướngGP/Nhật Bắc

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, Thủ tướng trân trọng gửi tới chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng ni, đồng bào Phật tử trong và ngoài nước, cùng các đại biểu lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành tựu viên mãn.

Thủ tướng nêu rõ: Ngày Phật đản là ngày lễ thiêng liêng, mang nhiều ý nghĩa đối với xã hội, đặc biệt là những người theo Phật giáo, là dịp để tôn vinh những giá trị cao đẹp mà Phật giáo mang đến cho đời sống con người, đó là tinh thần từ bi, trí tuệ, đoàn kết và phát triển bền vững, nhân văn.

Qua hàng nghìn năm kể từ khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam, lễ Phật đản đã có sức sống văn hóa mãnh liệt trong đời sống tinh thần người dân Việt Nam; không đơn thuần có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn là một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, truyền đi thông điệp về lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, hoà hợp cùng phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024- Ảnh 3.

Thủ tướng khẳng định: Với tinh thần “Hộ quốc an dân”, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Là tôn giáo của từ bi, của lòng nhân ái và tính hướng thiện, Phật giáo ra đời vì cuộc sống của con người và cho chính hạnh phúc, an lạc của nhân loại. Trong thực hành giáo lý và cuộc sống, đạo Phật luôn đề cao tinh thần đạo và đời luôn gắn liền nhau. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Phật giáo đã bén rễ, ăn sâu và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, trở thành một thành tố của nền văn hóa truyền thống cao đẹp của người Việt Nam, nền văn minh, văn hiến Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định: Với tinh thần “Hộ quốc an dân”, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc; lịch sử Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc trong cả quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, của đất nước ta. Trong lịch sử hào hùng của dân tộc, nhiều vị thiền sư, danh tăng đã hết lòng phù trợ các triều đại để xây dựng đất nước phát triển rực rỡ; trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, nhiều nhà sư đã “cởi cà sa, khoác chiến bào” để lại những chiến công lưu danh cho hậu thế. Với những giá trị nhân văn sâu sắc, cao cả, Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến quan niệm, tư tưởng, đạo đức, lối sống của dân tộc; góp thêm nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc, làm đậm đà thêm văn hóa phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc của dân tộc ta, của nền văn minh, văn hiến Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024- Ảnh 4.

Thủ tướng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện phương châm “1 đẩy mạnh – 2 tiên phong – 3 trọng tâm” – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong suốt gần 80 năm qua, Phật giáo đã có những tác động, ảnh hưởng tích cực và đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa do Đảng ta lãnh đạo.

Với những triết lý sâu sắc và tinh thần “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, các hoạt động Phật sự và hoạt động xã hội của Phật giáo luôn hướng đến con người, vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển phồn vinh của đất nước, vì sự trường tồn của dân tộc. Kết hợp và hoà quyện với tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, đây cũng chính là một trong những nhân tố góp phần viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc ta trong suốt quá trình kháng chiến, kiến quốc, đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, nhiều tăng ni, Phật tử đã trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng, nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo đã trở thành nơi che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng, nhiều nhà sư đã lên đường ra mặt trận, nhiều người đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Như Ni trưởng Thích Đàm Thảo ở Chiến trường Điện Biên Phủ; 27 nhà sư thành lập Trung đội Phật tử ở chùa Cổ Lễ năm 1947; Huyền tích chùa Thắng Phúc (Tiên Thắng, Tiên Lãng, Hải Phòng) có 5 nhà sư là liệt sĩ anh dũng hy sinh hưởng ứng Lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và biết bao những tấm gương anh hùng, dũng cảm khác đã hy sinh quên mình vì Tổ quốc thân yêu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024- Ảnh 5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024- Ảnh 6.

Thủ tướng chúc mừng các thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, cùng với các tôn giáo khác, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật tử trên khắp mọi miền của đất nước đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực, góp phần vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước.

“Chúng ta rất phấn khởi, tự hào và cảm động trước những đóng góp của các tăng ni, Phật tử trên nhiều mặt công tác xã hội, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, góp phần làm vơi đi những nỗi lo toan hàng ngày của nhiều người dân cả về vật chất và tinh thần, đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, đất nước ta có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng – mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng, nhưng đều hướng đến các giá trị Chân – Thiện – Mỹ; bởi vậy có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, thống nhất trong đa dạng. Cùng với các tín ngưỡng, tôn giáo khác, Phật giáo Việt Nam đã định hướng đời sống tinh thần và xây dựng các chuẩn mực đạo đức, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024- Ảnh 7.

Thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn gửi lời cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã chúc mừng Đại lễ Phật đản – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu – Người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới – Người đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân và hòa bình, tiến bộ của nhân loại rất tôn trọng, khâm phục tinh thần hy sinh cao cả của những người sáng lập ra Phật giáo, Kitô giáo và cho rằng mục đích cao cả của các vị ấy giống nhau ở chỗ họ đều muốn “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội”, thể hiện một phương pháp cách mạng độc đáo mang đậm phong cách Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động giao lưu quốc tế, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Phật giáo thế giới; qua đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng trân trọng cảm ơn và đánh giá cao những đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, của toàn thể các tăng, ni, Phật tử Việt Nam cho cộng đồng, cho toàn xã hội và cho đất nước Việt Nam anh hùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024- Ảnh 8.

Thủ tướng cùng Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thắp hương cầu cho quốc thái dân an – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ: Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước ta và Giáo hội Phật giáo Việt Nam – là năm thứ hai triển khai chương trình hoạt động Phật sự theo Nghị quyết Đại hội IX của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cần được phát huy hơn bao giờ hết, trong đó các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhìn từ lịch sử 4 nghìn năm văn hoá dựng nước và giữ nước, đây cũng chính là một trong những nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng, tạo ra sức mạnh “muôn người như một” của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhân dân Việt Nam anh hùng. Sức mạnh bất khả chiến bại này cần được tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới để tạo thêm động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, đưa đất nước vững bước trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và Đảng ta đã lựa chọn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản 2024- Ảnh 9.

Thủ tướng và các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với tinh thần đó, cùng với các tôn giáo khác trong cả nước, Thủ tướng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện phương châm “1 đẩy mạnh – 2 tiên phong – 3 trọng tâm”.

“1 đẩy mạnh” là: Đẩy mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy tinh thần đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết trong nhân dân.

“2 tiên phong” gồm: (1) Tiên phong vận động đồng bào cả nước hiến tạng, hiến máu cứu người với tinh thần “Cho đi là còn mãi”, đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cả nước; (2) Tiên phong chống mê tín, dị đoan, bảo đảm hoạt động tôn giáo lành mạnh với tinh thần “Đạo và đời – đời và đạo”, kiên quyết không để các hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để chống lại Nhà nước, dân tộc, nhân dân, hoặc trục lợi, vì động cơ cá nhân, vi phạm quy định cả về Phật pháp và pháp luật.

“3 trọng tâm” gồm:

(1) Góp phần giáo dục lòng yêu nước, thương dân trong Phật tử và trong toàn xã hội với tinh thần “Hộ quốc an dân”;

(2) Sống tốt đời đẹp đạo, phát huy hiệu quả hơn nữa tư tưởng “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”;

(3) Góp phần xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau với tinh thần “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách đùm lá rách hơn”, nhất là trong khó khăn, hỏa hoạn, thiên tai, bão lũ…

Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán nguyên tắc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các hoạt động tinh thần lành mạnh, chính đáng, hợp pháp của tín đồ các tôn giáo, thể hiện đầy đủ bản chất tốt đẹp của chế độ ta, của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành công trong công tác Phật sự; hoạt động và phát triển theo định hướng “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển” mà Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã đề ra, hướng dẫn tăng ni, tín đồ Phật tử Phật giáo Việt Nam tiếp tục thực hiện phương châm hoạt động “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn gửi lời cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã chúc mừng Đại lễ Phật đản.

Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, năm 2024 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phật giáo Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027, nửa năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bám sát chương trình, chủ trương hoạt động của Giáo hội là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, “kỷ cương, trách nhiệm, đoàn kết, phát triển” và “tốt đời, đẹp đạo”, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Trong đó, Giáo hội tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm, tri ân các anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; ủng hộ xây dựng 500 căn nhà tình nghĩa với trị giá 60 tỷ đồng tặng người khó khăn về nhà ở tỉnh Điện Biên; tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc lần thứ XIX tại Thái Lan…

Cho biết Việt Nam được chọn và Giáo hội Phật giáo Việt Nam được đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak) lần thứ XX năm 2025 (lần thứ 4 tại Việt Nam) tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đề nghị các cấp, các ngành hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Vesak.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng tăng ni, đồng bào Phật tử toàn quốc luôn đồng hành với dân tộc, với đất nước, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Hiến chương của Giáo hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, văn minh, thịnh vượng và hội nhập./.

Hà Văn – Cổng TTĐT Chính phủ

Nguồn

Cùng chủ đề

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Lễ cầu siêu, tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Chùa Quán Sứ

Rất đông người dân, Phật tử đã đến chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm lễ cầu siêu cũng như thắp nén hương tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. div]:mb-" style="box-sizing: border-box; border: 0px solid #e5e7eb; --tw-border-spacing-x: 0; --tw-border-spacing-y: 0; --tw-translate-x: 0; --tw-translate-y: 0; --tw-rotate: 0; --tw-skew-x: 0; --tw-skew-y: 0; --tw-scale-x: 1; --tw-scale-y: 1; --tw-scroll-snap-strictness: proximity; --tw-ring-offset-width: 0px; --tw-ring-offset-color: #fff; --tw-ring-color: rgba(59,130,246,.5); --tw-ring-offset-shadow: 0 0 #0000; --tw-ring-shadow: 0 0 #0000; --tw-shadow: 0...

Linh thiêng các hoạt động dịp Đại lễ Phật đản trên Quần đảo Trường Sa

Chùa Trường Sa và Chùa Sinh Tồn Đông là các "cột mốc tâm linh" khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam. Chùa Trường Sa lớn nằm ở vị trí trung tâm của đảo. (Ảnh: PV/Vietnam+) Đại tá Ngô Văn Thành - Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Cục Kỹ thuật (Quân chủng Hải Quân) - Trưởng đoàn công tác số 21 thắp hương tại Chùa Trường Sa trong Ngày Phật Đản. (Ảnh: PV/Vietnam+) Đại...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại lễ Phật đản 2024 cùng tăng ni, Phật tử

Sáng 22/5, nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới chúc mừng Lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản với chức sắc, tăng ni, Phật tử tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Cùng dự có ông Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lịch thi đấu UEFA Euro 2024 và COPA AMERICA 2024; Công an cảnh báo tội phạm cá độ

(Chinhphu.vn) - Giải vô địch bóng đá Châu Âu (EURO 2024) và giải vô địch bóng đá Nam Mỹ năm 2024 (COPA AMERICA 2024) diễn ra từ ngày 15/6/2024 đến ngày 15/7/2024. Đây là những sự kiện thể thao lớn, thu hút đông đảo người xem. Đồng thời cũng là thời điểm phát sinh, gia tăng các hình thức cá độ bóng đá, lôi kéo số lượng người chơi lớn, gây ra rất nhiều hệ lụy, suy thoái kinh...

Thủ tướng chỉ rõ những ‘tài sản vô giá’ để Ninh Bình bứt phá, phát triển nhanh, bền vững

(Chinhphu.vn) - Chỉ rõ "1 trọng tâm, 2 quyết tâm, 3 động lực" để Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh nguồn lực quan trọng nhất vẫn là con người, phát huy tính tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng của vùng đất Cố đô Hoa Lư, dựa vào công nghiệp và dịch vụ để bứt phá, chú trọng xây dựng giá trị thương hiệu di sản, du lịch, phát...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình

(Chinhphu.vn) - Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự Hội nghị có các đồng...

Khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 9/2024/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã. Theo Thông tư, công tác xây dựng, cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin...

Bổ sung làm rõ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nghị quyết 76/NQ-CP bổ sung làm rõ đối tượng tại Điều 1 của Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ như...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

VietinBank – Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả thông qua dịch vụ GoGreen Plus

Ngày 7/11/2024 tại Hà Nội, DHL Express Việt Nam tổ chức Lễ trao Chứng nhận “Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả tại Việt Nam thông qua dịch vụ GoGreen Plus” cho VietinBank. Chứng nhận thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của VietinBank trong việc giảm thiểu khí thải carbon và phát triển bền vững. VietinBank được đánh giá là ngân hàng Việt Nam dẫn đầu trong nỗ lực giảm khí thải carbon thông qua việc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

LPBank kiến nghị gì tại Hội nghị Thường trực Chính phủ?

Bám sát và thực thi tích cực các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận tăng trưởng tín dụng tới thời điểm hiện tại đạt 43,998 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng trưởng tín dụng toàn hàng là 15.97%. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ thấp, chỉ 1.7%, nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống. Tăng...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch nước Lương Cường rời Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 (Ảnh: TTXVN). Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã...

‘Việt Nam thu hút làn sóng mới về đầu tư vào các ngành có giá trị cao’

Theo nhận định của Savills Việt Nam, với vị trí chiến lược, lực lượng lao động lớn và cơ sở hạ tầng đang ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng liên tục. Ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, các dự án hạ tầng quy mô lớn...

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên dần hoàn thiện, hiện ra rõ nét

(Dân trí) - Đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đã bước vào giai đoạn hoàn thiện những hạng mục cuối, quy mô hoành tráng hiện nên rõ nét và đã được thông xe một chiều. Tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên được nâng cấp, mở rộng vào tháng 8/2021, tổng mức đầu tư gần 2.900 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án bắt đầu từ trung tâm huyện Văn Giang (Hưng Yên), tại vòng xuyến Văn...

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Chuyên gia Nguyễn Thanh Lâm cho rằng mặc dù có những thách thức từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump song sự kiện này cũng đem lại những cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Đã có không ít lo...

Mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh...

Petrovietnam ủng hộ đồng bào Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6

Petrovietnam ủng hộ đồng bào Quảng Bình và Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão số 6 | 09/11/2024 ...

Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam (VIPA), người dân cần cân nhắc và...

Đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên dần hoàn thiện, hiện ra rõ nét

(Dân trí) - Đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đã bước vào giai đoạn hoàn thiện những hạng mục cuối, quy mô hoành tráng hiện nên rõ nét và đã được thông xe một chiều. Tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên được nâng cấp, mở rộng vào tháng 8/2021, tổng mức đầu tư gần 2.900 tỷ...

Hà Nội hỗ trợ Quảng Nam phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Kinhtedothi- Thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, chiều ngày 8/11, Sở Du lịch Hà Nội và Sở VHTT&DL Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn giữa 2 tỉnh thành. Theo Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam Văn Bá Sơn, du lịch nông thôn,...

Mới nhất