Trang chủNewsThời sựThủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để...

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để công tác phòng cháy, chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất


Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để công tác phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình mới.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến giữa điểm cầu Trụ sở Chính phủ với điểm cầu tại Trụ sở 63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hơn 700 điểm cầu tại UBND các quận, huyện trong cả nước.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tập đoàn kinh tế nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã và đại diện các các cơ quan có liên quan.

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá những kết quả đạt được, nhất là những việc chưa làm được, những tồn tại, hạn chế, bất cập, khó khăn, làm rõ nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm để có những giải pháp căn cơ, quyết liệt và khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ, với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân và doanh nghiệp.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Công an đã chuẩn bị tốt nội dung, chương trình Hội nghị; báo cáo đã thẳng thắn đánh giá toàn diện về tình hình, kết quả, hạn chế, tồn tại, khó khăn, chỉ ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, góp nhiều ý kiến, qua đó chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về công tác này.

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để công tác phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất - Ảnh 2.

Hội nghị kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu UBND các tỉnh, thành phố và hơn 700 điểm cầu tại UBND các quận, huyện trong cả nước – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình ban hành kết luận của Thủ tướng Chính phủ sau Hội nghị.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo trong công tác này. Theo đó, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”. Cần tiếp tục nhận thức sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về PCCC, trong có Chỉ thị 47-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Luôn xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển KTXH, để có chủ trương, chính sách đúng, kịp thời, phù hợp. Phải đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách tổ chức thực hiện, công tác PCCC phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chú trọng huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn dân, xác định người dân, doanh nghiệp là mục tiêu, là trung tâm, là chủ thể, là động lực, là nguồn lực trong PCCC và cứu nạn, cứu hộ, mục tiêu cuối cùng là hạnh phúc, ấm no của người dân

Công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn cho người dân và toàn xã hội ở mức cao nhất, hạn chế tối đa hậu quả, thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn.

Vận động 3 triệu hộ gia đình mở lối thoát nạn khẩn cấp thứ hai

Về kết quả đạt được, các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị đánh giá thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương, nòng cốt là lực lượng Công an đã nghiêm túc quán triệt, quyết liệt tổ chức triển khai chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác PCCC, nhất là chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một số kết quả bước đầu, tích cực.

Cụ thể, đã tích cực nghiên cứu, tham mưu ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, làm cơ sở chính trị, pháp lý cho công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Đã chủ động nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, xác định mục tiêu, đối tượng có nguy cơ cao cần tập trung quản lý, kiểm tra an toàn PCCC. Đã tiến hành tổng rà soát, kiểm tra 100% nhà chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh có nguy cơ cháy nổ.

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để công tác phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất - Ảnh 3.

Đại diện Bộ Công an báo cáo tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn về PCCC với nhiều hình thức phong phú, thiết thực. Có nhiều mô hình, sáng kiến phát huy hiệu quả, xây dựng được hơn 40 nghìn mô hình Tổ liên gia an toàn về PCCC; gần 50 nghìn mô hình Điểm chữa cháy công cộng; vận động hơn 11 triệu hộ gia đình trang bị bình chữa cháy, 3 triệu hộ gia đình mở lối thoát nạn khẩn cấp thứ hai…

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC và cứu nạn, cứu hộ được thực hiện quyết liệt hơn, không có ngoại lệ, đã kiểm tra an toàn PCCC gần 190.000 lượt cơ sở; phát hiện 67.000 tồn tại, thiếu sót và kiến nghị khắc phục; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 8.500 trường hợp.

Lực lượng Công an, trong đó chủ công là lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong PCCC và cứu nạn, cứu hộ (đã điều động hơn 60 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ tổ chức cứu nạn, cứu hộ đối với hơn 2 nghìn vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn; đã có hàng chục cán bộ, chiến sĩ hy sinh, bị thương trong quá trình làm nhiệm vụ)…

Đặc biệt, đã hạn chế được thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn, trực tiếp cứu được gần 900 người; bảo vệ tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng và cứu được tài sản trị giá gần 270 tỷ đồng trong các vụ cháy.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả mà các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng đã đạt được trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ thời gian qua, đã đóng góp tạo môi trường an ninh, an toàn, an dân, sự bình yên cho cuộc sống và phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ, còn nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém cần khẩn trương, quyết liệt khắc phục.

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để công tác phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất - Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ có lúc, có nơi chưa hiệu quả. Còn tình trạng buông lỏng quản lý, để xảy ra xây dựng các công trình không tuân thủ quy định pháp luật, không đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC…

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC, trật tự xây dựng chưa nghiêm; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, dẫn đến tình trạng chây ỳ, kéo dài không khắc phục vi phạm. Vụ cháy chung cư mini tại Khương Đình, Hà Nội đã bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót, vi phạm trong quản lý nhà nước về PCCC và trật tự xây dựng.

Hiệu quả tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCCC, cứu nạn, cứu hộ, các kỹ năng ứng phó sự cố, thoát hiểm… còn hạn chế. Việc thực tập, diễn tập phương án PCCC và cứu nạn, cứu hộ còn chưa nhiều, chưa đi vào thực chất, sát tình hình thực tế.

Một bộ phận người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của PCCC; chưa chủ động bổ sung các giải pháp bảo đảm an toàn cháy nổ, trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy, thoát nạn, thoát hiểm cần thiết; còn chủ quan, lơ là trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; thiếu kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm khi xảy ra cháy, nổ. Một số bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ được giao còn chậm, chưa bảo đảm tiến độ, chưa có những kết quả cụ thể.

Thủ tướng chỉ ra các nguyên nhân cơ bản là: Cấp ủy các cấp có nơi, có lúc chưa coi trọng, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác PCCC; quản lý nhà nước của các cơ quan có lúc thiếu chặt chẽ, hiệu quả; hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm và kỹ năng của người dân còn chưa cao; việc hoàn thiện thể chế, pháp luật còn hạn chế và giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm còn có lúc chưa nghiêm; hiệu quả công tác phối hợp chặt chẽ để tạo sức mạnh tổng hợp còn chưa cao.

Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ, nâng cao hiệu quả công tác này thời gian tới.

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để công tác phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất - Ảnh 5.

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đây là nhiệm vụ chính, phải thực hiện thường xuyên, liên tục – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

Dự báo thời gian tới, tình hình cháy nổ, sự cố, tai nạn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tại các khu dân cư, nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ; cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ, nhà để ở vừa kết hợp sản xuất, kinh doanh dịch vụ; chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khu công nghiệp, cơ sở có tập trung đông người; nhiều công trình, cơ sở hạ tầng xuống cấp không đáp ứng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC nhưng chưa thể khắc phục được ngay. Nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, công việc nhiều, đòi hỏi cao nhưng nguồn lực, khả năng đáp ứng có hạn so với yêu cầu của sự phát triển.

Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải thực sự trăn trở, trách nhiệm, tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục quán triệt triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác PCCC. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của nhà nước chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả hơn của các cấp chính quyền, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để nâng cao ý thức, trách nhiệm và kỹ năng của người dân, doanh nghiệp trong PCCC và cứu hộ, cứu nạn để bảo vệ cho chính mình, bảo vệ cộng đồng. Cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu trong thực hiện quy định về PCCC. Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về PCCC.

Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn lực của xã hội cho công tác đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất PCCC, cứu hộ, cứu nạn, để đáp ứng yêu cầu khi có sự cố xảy ra.

Tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với sự phát triển KTXH. Tăng cường công tác phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các lực lượng nòng cốt, các chủ thể liên quan; nâng cao năng lực thực thi của các lực lượng và trách nhiệm của người đứng đầu.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng, về PCCC, điện lực, khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót. Tiếp tục thường xuyên rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Những tồn tại có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải chuyển các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra để xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm.

Tập trung thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đây là nhiệm vụ chính, phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Công tác chuẩn bị phải chu đáo, bài bản. Hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải chuyên nghiệp, hiện đại, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn phải được nâng cao.

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để công tác phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất - Ảnh 6.

Ngay sau Hội nghị này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người dân – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tập trung nâng cao năng lực của lực lượng PCCC, nòng cốt là lực lượng cảnh sát PCCC; củng cố các lực lượng tại khu dân cư, cơ sở. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa lực lượng làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Quan tâm đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất, hậu cần cho lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất phương tiện, thiết bị PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp về PCCC (Công điện số 220/CĐ-TTg); phải trực tiếp đối thoại, nắm bắt tình hình để có giải pháp tháo gỡ; không được gây phiền hà, khó khăn. Không hợp pháp hóa cho sai phạm, nhưng phải có giải pháp tháo gỡ để bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục tổng rà soát các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ, trong đó phải phân loại, đánh giá cụ thể từng nhóm tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, PCCC, điện lực để có giải pháp phù hợp.

Khẩn trương xây dựng, hoàn thành nhiều quy định cụ thể

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành, địa phương, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ – yêu cầu chung về thiết kế (trước ngày 31/12/2023); Nghị định thay thế Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, trong đó quy định cụ thể các yêu cầu về cấp nước chữa cháy tại các khu công nghiệp, khu đô thị, khu đông dân cư (trong quý II/2024).

Tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng; tổ chức thanh tra toàn diện hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm và xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý về trật tự xây dựng.

Để tăng cường quản lý rủi ro, Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật Điện lực, trong đó bổ sung quy định về sử dụng điện an toàn sau công tơ để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân. Phối hợp rà soát các cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất có nguy cơ cháy, nổ cao ở khu dân cư, nơi tập trung đông người và di dời, bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương thực hiện việc lồng ghép kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm trong cơ sở giáo dục; đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên. Nghiên cứu, bổ sung kiến thức chuyên môn về PCCC vào chương trình đào tạo của các trường kỹ thuật có chuyên ngành đào tạo công trình.

Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời với các sự cố cháy, nổ. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, TTXVN tăng thời lượng tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân về ý thức, kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, thoát nạn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư công đảm bảo cho công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn theo quy định; quan tâm cân đối để thực hiện Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 – 2030.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi Nghị định 54/2019/NĐ-CP, trong đó sửa đổi quy định về cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, hoàn thành trong năm 2023.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC rừng; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác PCCC rừng; ứng dụng công nghệ trong cảnh báo, phát hiện sớm nguy cơ cháy rừng.

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, trong đó lồng ghép nội dung hướng dẫn kỹ năng phòng chống cháy, nổ, xử lý, ứng phó với các sự cố, tai nạn vào nội dung đào tạo lái xe.

Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ và các nghị định liên quan; phối hợp với các bộ ngành rà soát, sửa đổi quy định về PCCC, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong thực hiện. Chỉ đạo thực hiện nghiêm quy trình, quy chế thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; quản lý, kiểm tra an toàn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên tinh thần nghiêm minh, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phiền hà, bảo đảm thực chất, không hình thức.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo hoàn thành tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC, đánh giá, phân loại, đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài bảo đảm hạn chế cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra (hoàn thành trong tháng 12/2023). Tiếp tục triển khai quyết liệt công tác quản lý nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Các địa phương phối hợp với Bộ Công an thực hiện hiệu quả Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Ngay sau Hội nghị này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giải pháp ngăn ngừa hỏa hoạn nhà ở

Nhiều vấn đề hiện hữu TS Cao Duy Khôi - Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng Việt Nam (IBST) cho hay, qua công tác tổng kiểm tra của Bộ Công an, rà soát trên cả nước đối với khoảng 1,2 triệu công trình, có khoảng hơn 38 nghìn công trình hiện hữu chưa bảo đảm an toàn cháy, đây là những công trình rất khó hoặc không thể khắc phục được. Tỷ lệ vi phạm lớn...

cần giải pháp hài hòa

Dẫu biết đây là việc cần phải làm, nhưng về lâu dài cần có giải pháp để bảo đảm lợi ích của cả người kinh doanh và người có nhu cầu về chỗ ở. Âm ỉ nỗi lo Sau những sự cố cháy nổ liên tiếp xảy ra gây hậu quả nặng nề về tính mạng, tài sản của người dân tại các công trình chung cư mini, nhà trọ thời gian gần đây, lực lượng chức năng TP Hà...

Hà Nội ban hành cơ chế đặc thù, “triệt tiêu” các công trình vi phạm PCCC

Chiều 1/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội thảo luận tại các tổ về 4 nội dung; trong đó có Đề án về nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ban hành hành lang pháp lý để có chế tài xử lý Thảo luận tại tổ...

Cử tri Hà Nội gửi tới Kỳ họp thứ 17 HĐND TP 234 nhóm kiến nghị

Theo tổng hợp, số lượng kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp lần này là 234 nhóm vấn đề, trong đó kiến nghị chung đối với TP là 46 nội dung; kiến nghị thuộc phạm vi địa bàn các quận, huyện là 184 nội dung; kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương 4 nội dung. Đề nghị UBND TP có giải pháp ổn định thị trường bất động sản Cụ thể, trong lĩnh vực...

Hà Nội chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu

Đây là thông tin được Giám đốc Sở NN&PTNT TP Nguyễn Xuân Đại nêu ra tại Hội nghị giao ban Quý II/2024 giữa Thường trực Thành uỷ - HĐND – UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến diễn ra chiều 28/6. Theo đó, báo cáo về công tác chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai trên địa bàn TP, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Nguyễn Xuân Đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Toàn tâm, toàn lực, quyết tâm cao, nỗ lực lớn để hoàn thành nhiệm vụ

Chiều 17/9, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã chủ trì Hội nghị Giao ban công tác tháng 8/2024 của Bộ. Tham dự Hội nghị có các...

‘Vượt nắng thắng mưa, không thua gió bão’ để hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông chiến lược

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án...

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng

Cụ thể, Phó Thủ tướng chấp thuận Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO là nhà đầu tư dự án.Dự án được thực hiện tại phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ

Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình là Tổ trưởng Tổ công tác thay Đồng chí Trần Lưu Quang, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ được phân công giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương;Đồng chí Nguyễn Hải...

Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới dự và phát biểu.Nhấn mạnh Học viện tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác nghiên cứu khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và...

Bài đọc nhiều

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 gần Biển Đông

NDO - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (16/9), xuất hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.   Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Nguồn: nchmf.gov.vn) Hồi 10 giờ ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ vĩ bắc; 124,4 độ kinh...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc vẫn còn rất thấp nên vẫn có thể xảy ra trượt lở bất cứ lúc nào. Thậm chí có nhiều...

Cùng chuyên mục

Hoàn thành lắp mái thép nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sớm 2 tháng

TPHCM - Công tác lắp đặt mái thép của nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành sớm hơn dự kiến 2 tháng, giúp đẩy nhanh tiến độ dự án. Chiều 17.9, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành phần kết cấu thép mái chính của nhà ga hành khách và nhà để xe cao tầng thuộc dự án Nhà ga hành khách...

Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo

Chủ tịch IWEC, bà Lê Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị. ...

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Sáng ngày 16/9/2024, các Hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM 56) đã khai mạc tại Viêng Chăn, Lào, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith cùng sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do...

200 ngày bứt tốc hoàn thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 17/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và đóng điện công trình. Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 gồm 4 hạng mục chính: Nhà ga hành...

Xếp hình cá Ông bằng 250 máy bay không người lái trên bầu trời Cần Giờ

TPO - Tối 17/9, hàng ngàn người dân và du khách đã đến bờ biển cạnh công viên thị trấn Cần Thạnh để theo dõi màn xếp hình nghệ thuật bằng thiết bị bay không người lái. Đây là hoạt động đặc sắc trong lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 2024.   Chưa đến 19 giờ, người dân đã ngồi kín bờ biển để chờ xem biểu diễn nghệ thuật ánh sáng với 250 máy bay không người lái. Do điều kiện thời tiết,...

Mới nhất

Tập đoàn Keppel và Báo Tiền Phong tặng máy tính cho 2 trường biên giới Tây Ninh

TPO - Ngày 17/9, Tập đoàn Keppel và báo Tiền Phong tổ chức lễ bàn giao máy tính thuộc chương trình Bytes for Future, diễn ra tại Trường THCS Đồng Khởi và Trường THCS Biên Giới (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh). Tham dự chương trình có ông Joseph Low - Chủ tịch khối Bất động...

Ngỡ mắc viêm xoang hóa ra là ung thư vòm họng

Ông B., 61 tuổi, đau đầu, đau mặt 3 tháng, đi khám viêm xoang, bất ngờ phát hiện ung thư vòm họng. Hơn 3 tháng nay, ông B. (ở Bình Định) ù tai, đau mặt, đau đầu. Ông từng có bệnh sử viêm xoang....

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phầnTrong số 11 dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM sẽ có 6 dự án thành phần bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom dân sinh và 5 dự...

Nhà đầu tư bất động sản chọn shophouse như thế nào để xuống tiền?

Nhà đầu tư bất động sản chọn shophouse như thế nào để xuống tiền?Sở hữu vị trí đắc địa trong lòng khu đô thị cao cấp đa tiện ích, hạ tầng đồng bộ, có cư dân và du khách đông đúc chính là bảo chứng cho thành công của loại hình shophouse. ...

Mới nhất