Theo một báo cáo của các nhà phân tích tại Nomura, tại châu Á, Philippines có thể là nước dễ bị tổn thương nhất khi giá lương thực tăng, do nhập khẩu thực phẩm ròng chiếm trên 2% GDP của nước này.
Thị trường gạo châu Á biến động mạnh say quyết định của Ấn Độ. (Nguồn: Tạp chí Tài chính) |
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới chủ yếu xuất gạo sang các nước như Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng, giá cao kỷ lục nhiều năm, Ấn Độ chọn việc ưu tiên cho tiêu thụ và hạ giá gạo trong nước.
Vào tháng 7, đất nước này đã cấm xuất khẩu gạo trắng, trừ gạo basmati, do giá trong nước trên đà tăng. Lệnh cấm của Ấn Độ đã làm gián đoạn thị trường gạo khu vực.
Cụ thể, thị trường gạo châu Á biến động mạnh, với chỉ số giá gạo giá tháng 8 của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc tăng gần 10% lên mức cao kỷ lục 15 năm.
Châu Á sản xuất và tiêu thụ 90% nguồn cung ngũ cốc của toàn cầu và các chính phủ trong khu vực lo ngại về lạm phát và nguồn cung khi tình hình thời tiết cực đoan và thiếu phân bón.
Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, giá gạo trong nước tăng 20% trong tuần sau thông báo của Ấn Độ, chạm mức 21.000 Baht (597 USD)/tấn, trong khi giá gạo xuất khẩu cao kỷ lục 11 năm. Trong tháng Tám giá gạo xuất khẩu của Thái Lan có lúc tăng lên mức cao nhất trong 15 năm.
Theo một báo cáo của các nhà phân tích tại Nomura, tại châu Á, Philippines có thể là nước dễ bị tổn thương nhất khi giá lương thực tăng, do nhập khẩu thực phẩm ròng chiếm trên 2% GDP của nước này.
Trong khi đó, báo cáo đầu năm nay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính, nhu cầu gạo toàn cầu tăng 30% vào năm 2050.
Theo Nomura, nhu cầu sẽ tăng mạnh khi tăng trưởng sản lượng lúa gạo ở nhiều nước châu Á giảm do các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn.
Thêm vào đó, đầu tư công cho sản xuất lúa gạo, nghiên cứu và phát triển hạn chế cũng là nguyên nhân khác.
Các nhà phân tích của Nomura cho rằng sự thiếu hụt nguồn cung có thể khiến giá cao trong trung và dài hạn.