Trang chủChính trịNgoại giaoThêm một thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng...

Thêm một thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga bất ngờ ‘quay xe’


Thủ tướng Hungary Viktor Orbán có kế hoạch thay thế nhiên liệu của Nga tại nhà máy điện hạt nhân. Lý do Budapest ra quyết định bất ngờ này?

Thêm một thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga bất ngờ quyết định ‘quay xe’
Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp báo chung tại Moscow. (Nguồn: AP)

Trong một nỗ lực củng cố nền kinh tế Hungary và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, Thủ tướng Viktor Orbán vừa công bố kế hoạch thay thế nhiên liệu hạt nhân của Nga, bằng nhiên liệu của Pháp tại nhà máy điện hạt nhân duy nhất của nước này.

Đây là một trong những động thái rất mới của Budapest, khi giới lãnh đạo Hungary gần đây không ít lần tạo bất ngờ khi thẳng thừng nói “không” với đường lối chung của châu Âu, vốn vạch ra để phản đối Nga và ngăn chặn dòng tiền được cho là sẽ “nuôi dưỡng” chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine. Hungary cũng không ít lần lên tiếng ngăn chặn EU đưa Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) và ban lãnh đạo của công ty này vào danh sách trừng phạt, bởi lý do khá nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến nguồn cung năng lượng của quốc gia này.

Tuy nhiên, động thái mới nhất về kế hoạch thay thế nhiên liệu của Nga tại nhà máy điện hạt nhân là một phần trong kế hoạch 15 điểm của Thủ tướng Orbán, nhằm khôi phục nền kinh tế Hungary, vốn đang phải vật lộn với cuộc suy thoái kéo dài một năm và tình trạng thiếu lao động.

Kế hoạch của nhà lãnh đạo Hungary cũng bao gồm các sáng kiến nhằm tăng tỷ lệ sinh của đất nước, hiện đại hóa quân đội và giải quyết những thách thức chính mà Hungary đang phải đối mặt.

Theo truyền thông địa phương, là người đứng đầu chính phủ tại nhiệm lâu nhất ở một quốc gia EU, Thủ tướng Orbán đặt mục tiêu duy trì quyền lực cho đến năm 2034.

Quyết định từ bỏ nhiên liệu của Nga xuất phát từ mục tiêu của Hungary nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào Nga. Là một trong những thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng của Nga, Hungary tìm cách tăng cường an ninh năng lượng và giảm thiểu rủi ro địa chính trị.

Bằng cách chuyển từ nhiên liệu của Nga sang nguồn nhiên liệu của Pháp, Hungary đang hướng tới việc tăng cường khả năng phục hồi và đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định hơn. Động thái này phù hợp với mục tiêu của Thủ tướng Orbán là theo đuổi chiến lược năng lượng độc lập và tự cung tự cấp tốt hơn.

Ngoài ra, ông Viktor Orbán đã bày tỏ sự cần thiết để Mỹ tham gia đàm phán với Nga và đảm bảo một thỏa thuận về cấu trúc an ninh trong đó có một chỗ cho Ukraine. Giới quan sát bình luận, động thái mới này thể hiện cam kết của Hungary với các thành viên trong khu vực EU và vai trò của nước này với tư cách là người ủng hộ Ukraine trên trường quốc tế.

Nhìn chung, kế hoạch thay thế nhiên liệu của Nga tại nhà máy điện hạt nhân Hungary của ông Orbán phản ánh nỗ lực của nước này nhằm tăng cường an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất. Ngoài ra, “một mũi tên trúng hai đích”, bằng cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Budapest vừa tăng cường liên minh khu vực, khi Hungary hướng tới mục tiêu bảo vệ nền kinh tế quốc gia và vừa góp phần hài hòa hơn với các thành viên trong khu vực.

Sẽ không có gì để nói nếu Hungary – một thành viên của EU và thường xuyên tuân thủ mọi tiêu chí mà khu vực này đặt ra. Tuy nhiên, lâu nay quốc gia EU này vẫn công khai theo đuổi quan điểm bảo vệ lợi ích quốc gia, không toàn tâm toàn ý với đường hướng đã được vạch theo quan điểm của các nhà lãnh đạo EU.

Trong Thông điệp quốc gia thường niên năm 2023, Thủ tướng Orban đã không ngại bày tỏ quan điểm rất rõ ràng về Nga. Ông đề cao nội dung mục tiêu “Hòa bình và An toàn”, theo đó, nhà lãnh đạo Hungary tuyên bố rõ “sẽ duy trì quan hệ với Moscow và kêu gọi các nước khác làm điều tương tự”, ngay cả khi EU cố gắng duy trì một mặt trận thống nhất chống lại Nga về chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ông cũng đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga vì đã gây ra lạm phát cao ngất trời ở Hungary, đạt mức cao nhất của EU là gần 26% vào tháng 1/2023.

Thủ tướng Viktor Orban cũng từng thẳng thắn bày tỏ quan điểm rằng, đất nước của ông sẽ đứng ngoài cuộc xung đột Nga-Ukraine và tiếp tục phủ quyết các vấn đề liên quan các biện pháp trừng phạt gây tổn hại đến lợi ích của Budapest. Dù ông thừa nhận việc đứng ngoài cuộc, thể hiện rõ quan điểm tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế quốc gia, thật không dễ với tư cách thành viên NATO và EU. Hungary đã phải chịu áp lực vì không thay đổi lập trường về cuộc xung đột, nhưng nhấn mạnh rằng, chính phủ của ông đủ mạnh để không khuất phục trước những áp lực đó.

Trên thực tế, các dự án điện hạt nhân Hungary phụ thuộc khá nhiều vào các thực thể liên quan Nga, từ công nghệ đến nhiên liệu. Chỉ riêng Nhà máy điện hạt nhân Paks cung cấp một nửa sản lượng điện và đáp ứng 1/3 lượng điện tiêu thụ ở Hungary.

Dự án này là cũng là một trong những lý do khiến Hungary phủ quyết mọi khả năng EU áp đặt lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine trong thời gian qua.

Mới đây nhất, ngày 18/8, Hungary vừa hoàn tất một thỏa thuận với Rosatom để bắt đầu xây dựng hai lò phản ứng cho nhà máy điện hạt nhân Paks-2. Việc xây dựng có thể được bắt đầu vào mùa Xuân năm 2024. Dự án Paks-2 được cho là có tầm quan trọng đặc biệt đối với Hungary và các nước Liên minh châu Âu (EU) lân cận

Nằm cách thủ đô Budapest khoảng 100 km, nhà máy điện hạt nhân Paks vận hành bốn lò phản ứng VVR-440 theo thiết kế của Liên Xô để sản xuất khoảng một nửa lượng điện của đất nước. Việc bổ sung thêm hai lò phản ứng VVR-1200 sẽ tăng gần gấp đôi công suất của nhà máy – điều mà chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban từ lâu đã tìm cách thực hiện để củng cố khả năng độc lập về năng lượng của Hungary.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Mỹ “đánh phủ đầu”, quyết không để công nghệ tiên tiến rơi vào tay Bắc Kinh

Mới đây, chính phủ Mỹ công bố bộ quy định cuối cùng nhằm kiểm soát hoạt động đầu tư của nước này vào các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn và công nghệ khác tại Trung Quốc.

Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

Tờ China daily của Trung Quốc gọi BRICS là một tập thể đang trỗi dậy trong một thế giới đang thay đổi. Còn Giáo sư Christopher Isike của Đại học Pretoria, Nam Phi cho rằng, BRICS đang trở thành một khối địa chính trị và kinh tế rất quan trọng, đề cao tính đa cực và trật tự, đảm bảo sự cân bằng quyền lực, trong một thế giới có phần "hỗn loạn".

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 diễn ra từ 22-24/10 tại Kazan của Nga - nơi Tổng thống nước chủ nhà tiếp đón 36 nhà lãnh đạo thế giới, từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, và một trong những mục tiêu là giảm thiểu số lượng giao dịch bằng đồng USD trong giao dịch thương mại.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Giá cà phê tăng mạnh trong ngày bầu cử Mỹ, robusta “lấy lại” gần 100 USD, cà phê Việt đang trở về đúng vị...

Vài năm trước, khi giá cà phê chỉ bằng một nửa so với hiện nay, cà phê đã bị mất thị phần vào tay cây hồ tiêu và sầu riêng. Xu hướng này đã đảo ngược trong hai năm qua, đưa tổng diện tích trồng cà phê tại Việt Nam tăng lên 718.000 ha vào cuối năm 2023 và dự kiến ​​sẽ mở rộng hơn nữa vào cuối năm 2024, theo Vicofa.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty, tổ chức và cơ quan hành chính Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường “gọi tên” một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Niên vụ cà phê 2024 - 2025 đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, sản lượng cả nước dự kiến khoảng 1,47 triệu tấn, giảm mạnh so với vụ trước do thời tiết bất lợi, nhưng giá sẽ tốt hơn nhiều năm trước, theo đánh giá của Vicofa.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Thế giới lấy lại đà tăng; trong nước, giá dầu leo dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 8/11, thị trường hiện đang xem xét các chính sách mà ông Donald Trump có thể đưa ra và thị trường đang phản ứng với triển vọng đó. Trong nước, giá xăng dầu bật tăng theo giá dầu thế giới.

Mới nhất

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế...

Hậu bầu cử Mỹ, chứng khoán Việt Nam tháng 11 tăng hay giảm?

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã...

Sinh viên Cần Thơ kêu gọi vốn đầu tư vào dự án khởi nghiệp

Những dự án hướng tới sản phẩm và thiết bị thân thiện với môi trường, tính khả thi cao của sinh viên Cần Thơ cùng kêu gọi thêm vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất. ...

Học bổng Vì tương lai Việt Nam tiếp sức học trò nghèo Gia Lai

Ngày 8-11, tại TP Pleiku, ấn phẩm Mực Tím - báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình trao học bổng "Vì tương lai Việt Nam" cho học sinh tỉnh Gia Lai. ...

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ Ban bay ngày 06/11/2024 của Trung đoàn Không quân 940

(Bqp.vn) - Ngày 07/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen các cán bộ, chiến sĩ trong Ban bay ngày 06/11/2024 của Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân....

Mới nhất