Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThêm động lực bảo tồn di sản Không gian văn hóa cồng...

Thêm động lực bảo tồn di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên


Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Gia Lai giai đoạn 2023-2025” được kỳ vọng sẽ mang đến luồng sinh khí mới, tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn di sản tại địa phương trong vòng xoáy của các luồng văn hóa hiện đại.

Tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hành động để bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng. (Ảnh: Hoàng Ngọc)
Tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hành động để bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. (Ảnh: Hoàng Ngọc)

Những năm gần đây, các Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng cũng rơi vào những thách thức lớn. Nhiều nghi lễ truyền thống, không gian văn hóa bản địa dần mai một trong đời sống cộng đồng các dân tộc. Tình trạng chảy máu cồng chiêng, bản làng vắng hẳn những nhịp chiêng – xoang, im bặt những làn điệu sử thi mê hoặc lòng người đã không còn hiếm ở Gia Lai.

Luồng sinh khí mới

Trước thực trạng trên, Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hành động để bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng. Mới nhất, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 09/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Theo đó, mục tiêu chung của Đề án là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội, xu thế hội nhập quốc tế và gắn với phát triển du lịch địa phương; quảng bá rộng rãi về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai đến bạn bè trong và ngoài nước.

Đề án hướng đến 4 mục tiêu: Thống kê được số liệu bộ cồng chiêng hiện có, nghệ nhân thực hành trình diễn cồng chiêng, nghệ nhân chỉnh chiêng, bài nhạc cồng chiêng truyền thống…; xây dựng được 6 mô hình “nhà rông-bến nước” truyền thống của dân tộc Bahnar, Jrai nhằm khôi phục không gian truyền thống của văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh; phục dựng một số lễ hội truyền thống có sử dụng cồng chiêng của người Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh; việc thực hành trình diễn cồng chiêng được duy trì thường xuyên ở các làng dân tộc Bahnar, Jrai trên toàn tỉnh.

8 nội dung, dự án thành phần của Đề án gồm: Dự án điều tra, khảo sát về cồng chiêng và người thực hành cồng chiêng trên địa bàn toàn tỉnh; Dự án phục dựng một số nghi lễ, lễ hội có sử dụng cồng chiêng của dân tộc Bahnar và Jrai trên địa bàn tỉnh; Dự án tổ chức các lớp truyền dạy đánh chiêng, chỉnh chiêng cho người Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh; Tổ chức lớp tập huấn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng cho cán bộ cấp huyện, xã; Tổ chức hội thảo khoa học về cồng chiêng kết hợp triển lãm ảnh về sinh hoạt cộng đồng có sử dụng cồng chiêng; Tổ chức liên hoan cồng chiêng khu vực và Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai 2 năm/lần; Dự án khôi phục Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dự án xây dựng Phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai.

Sản phẩm du lịch độc đáo

Trong nỗ lực bảo vệ và gìn giữ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức mô hình “Cồng chiêng cuối tuần”. Mô hình lần đầu tiên tổ chức vào dịp 30/4-1/5/2022, tại quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Đây là hoạt động luân phiên giữa các đoàn nghệ nhân của hai dân tộc Bahnar và Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với sự tham gia của khoảng 40 nghệ nhân vào mỗi đêm diễn, diễn ra vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần trong khung giờ từ 19-21h.

Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”. Danh hiệu này nay được đổi thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần” mỗi đêm gồm: Trình tấu cồng chiêng kết hợp múa truyền thống (suang), hát dân ca, dân vũ, trình diễn nhạc cụ làm từ tre nứa, phục dựng trích đoạn các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Ngoài ra, khách tham gia có thể giao lưu chụp ảnh cùng các nghệ nhân, tìm hiểu về văn hoá truyền thống; tham gia trải nghiệm về múa hay đánh chiêng cùng thưởng thức rượu ghè, gà nướng do các đoàn nghệ nhân chuẩn bị.

Cồng chiêng, nhạc cụ, trang phục, đạo cụ được các nghệ nhân sử dụng trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần” đều là dạng nguyên bản, đúng với truyền thống, cơ bản không có yếu tố hiện đại, cách tân. Hoạt động diễn ra trong một không gian tự nhiên thoáng đãng trên thảm cỏ xanh, dưới những tán cây, không sân khấu hóa. Các đoàn nghệ tham gia với tâm thế tự do, thoải mái thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Mô hình đã bước đầu gặt hái những thành công trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, kết hợp với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, mỗi đêm diễn ra, “Cồng chiêng cuối tuần” thu hút hàng nghìn lượt du khách và người dân tham dự, nhiều người đã nắm tay nhau nối rộng vòng suang (múa) cùng các nghệ nhân Bahnar, Jrai.

Không chỉ có du khách trong và ngoài nước, rất nhiều học sinh đã coi chương trình là một điểm đến thú vị, sự bổ sung cần thiết cho chương trình giáo dục địa phương mà các em phải học ở trường. Phần lớn khán giả đến với “Cồng chiêng cuối tuần” đều sử dụng các trang mạng xã hội, nhờ đó, những hình ảnh, video về văn hóa cồng chiêng càng được lan tỏa rộng rãi.

“Cồng chiêng cuối tuần” còn là dịp để những nghệ sĩ buôn làng có không gian thực hành di sản, thỏa sức sáng tạo di sản mình đang nắm giữ. Mô hình ra đời đã tạo điều kiện để cồng chiêng được trở về với môi trường vốn có, các nghệ nhân được tự nhiên thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc, đồng thời, trở thành trải nghiệm thú vị cho du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương và giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai.

Thêm chất xúc tác

Đến Gia Lai tháng 11 này, du khách sẽ được tận tưởng một mùa lễ hội sối động trên cao nguyên. Festival Văn hóa cồng chiêng với chủ đề “Những sắc màu văn hóa” kéo dài hai ngày 11-12/11 sẽ quy tụ khoảng 1.000 nghệ nhân người Bahnar, Jrai tại chỗ và cộng đồng các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh Tây Nguyên cùng phô diễn những nét độc đáo, đặc sắc nhất của không gian văn hóa cồng chiêng.​

Cuộc hội ngộ càng thêm ý nghĩa khi mà đoàn nghệ nhân người Jrai của tỉnh Gia Lai vừa trở về sau chuyến tham gia biểu diễn tại Lễ hội âm thanh thế giới (Jeonju International Sori Festival) trên đất nước Hàn Quốc.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai), Trưởng đoàn nghệ nhân chia sẻ: “Tham gia Lễ hội âm thanh thế giới, giữa các thiết bị, âm nhạc hiện đại, trong tổng số 11 quốc gia tham dự, chỉ có Việt Nam và Chile đem âm nhạc dân gian lên sân khấu. Cũng bởi vậy mà chúng tôi nhận được sự quan tâm, theo dõi và ủng hộ của đông đảo khán giả trong suốt các chương trình”.

Trở về từ Hàn Quốc, mỗi nghệ nhân trong đoàn đều mang theo một niềm tự hào rất lớn, mong muốn được lan tỏa, chia sẻ những trải nghiệm của bản thân tại “xứ sở kim chi”, từ đó khơi dậy trong mỗi người dân tình yêu, khát khao được trình diễn, đưa cồng chiêng vươn ra khỏi không gian buôn làng, tôn thêm giá trị để bảo tồn, phát huy bản sắc.

Festival Văn hóa cồng chiêng là một cơ hội lớn để mỗi thành viên tham gia nhận thấy tầm vóc, vai trò, trách nhiệm “chủ nhân” của di sản không gian văn hóa cồng chiêng, từ đó cố gắng luyện tập thuần thục, nhuần nhuyễn, đưa hồn cốt vào trong từng âm điệu.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ cho rằng, việc tổ chức định kỳ Festival Văn hóa cồng chiêng như một chất xúc tác cho công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị mang tính bản sắc của Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. “Qua mỗi kỳ lễ hội, bà con lại thêm một lần được nhắc nhở về nét văn hóa đặc sắc mà cha ông truyền lại từ ngàn đời, được khích lệ để khôi phục và bảo tồn, học hỏi và phát huy hơn nữa”, Trưởng phòng Quản lý văn hóa tâm sự.

Tại Festival Văn hóa cồng chiêng, bên cạnh việc thưởng thức các tiết mục cồng chiêng đặc sắc tại đêm khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh, người dân và du khách cũng được tham gia chương trình lễ hội đường phố với màn diễu hành, biểu diễn của các đội cồng chiêng. Cùng với đó, không gian rợp bóng cây của Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) là địa điểm lý tưởng để các đơn vị tái hiện lại không gian buôn làng vào dịp lễ hội, rộn ràng cồng chiêng. Một số địa phương cũng sẽ phục dựng các lễ cúng có ý nghĩa quan trọng trong đời người theo phong tục truyền thống của người bản địa.

Tin tưởng rằng, với những nỗ lực, cố gắng, người dân Gia Lai sẽ thêm yêu những nhạc cụ truyền thống, những lễ hội bản địa và cả những nhiệt huyết trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học phát huy vai trò của Người có uy tín trong xây dựng Đảng tại Gia Lai

Các tham luận và các ý kiến trao đổi, thảo luận tại hội thảo đã đề xuất nhiều kiến nghị và giải pháp thiết thực, có tính thực tiễn cao như: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tầm quan trọng, vai trò của Người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị...

Đặt nền móng, động lực cho nông nghiệp hữu cơ

GIA LAI Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng lan tỏa rộng rãi, mang lại nhiều lợi...

Mộ chôn tập thể ở nhà dân có ít nhất 32 hài cốt liệt sỹ

Ngày 6/10, Ban Chỉ đạo tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ tỉnh Gia Lai (Ban Chỉ đạo 515), cho biết đã xác định được 32 bộ hài cốt liệt sỹ trong khu vực mộ tập thể phát lộ tại huyện Đắk Pơ.Theo Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Gia Lai, nhận định ban đầu, đây là mộ chôn tập thể, bởi quá trình quy tập thấy các hài cốt không theo thứ...

Phát hiện nhiều hài cốt liệt sĩ trong mộ chôn tập thể

Ngày 6/10, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, trong mộ chôn tập thể phát hiện ở tổ dân phố 4, thị trấn Đak Pơ (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) là các hài cốt liệt sĩ. Theo bà Lịch, về số lượng hài cốt hiện chưa rõ, đến ngày 5/10 đã bóc tách được 32 hài cốt và 1 nhóm chung chưa xác định. Bộ Chỉ huy Quân sự (Bộ CHQS) tỉnh...

Phát hiện 37 bộ hài cốt khi đào móng làm nhà ở Gia Lai

Trao đổi với VietNamNet vào sáng 5/10, ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện nhiều bộ hài cốt nằm chồng lên nhau, nghi là một hố chôn tập thể, khi một nhà dân san gạt đất để đào móng nhà. Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ - K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) vẫn đang tiếp tục công việc và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

ASEAN có 2 đại diện trong top 30 trường đại học hàng đầu thế giới

Trong bảng xếp hạng do Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố ngày 9/10, ASEAN có hai trường lọt top 30 trường đại học hàng đầu thế giới.

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Trong khuôn khổ buổi lễ trao 20 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão, ông Đỗ Quang Hiển, Nhà sáng lập, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB đã chia sẻ về kế hoạch bảo trợ, giúp các em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt do ảnh hưởng của bão lũ gây ra.

Vẻ đẹp ma mị trên bầu trời đêm của Bắc cực quang

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: baoquocte2016@gmail.com Liên hệ quảng cáo: truyenthongtgvn@gmail.com © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không...

Mỹ tăng “đòn” lên phe bán quân sự, Ai Cập “kêu oan” vì bị đổ tội không kích

Mới đây, chính quyền Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với ông Algoney Hamdan Dagalo Musa - lãnh đạo cấp cao của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, một bên trong cuộc nội chiến ở quốc gia Bắc Phi.

Cách tắt thông báo Facebook trên Gmail vô cùng đơn giản

Thông báo Facebook trên Gmail khiến bạn khó chịu? Xem cách tắt chúng trên iPhone, Android và máy tính để giữ hộp thư gọn gàng và nâng cao hiệu suất thiết bị!

Bài đọc nhiều

Bộ Tài chính thông tin về việc chuyển giao trụ sở cũ về địa phương quản lý

Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lýTừ năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính có 4 quyết định chuyển giao 5 trụ sở làm việc cũ của các đơn vị Trung ương cho tỉnh Bình Định để quản lý, xử lý. Bình Định đã kiến nghị nhiều lần về trụ sở Tòa án Nhân dân...

Khối DNNN lỗ 115.270 tỷ đồng, 2 ‘ông lớn’ âm vốn chủ sở hữu

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2023. Tại báo cáo này, Chính phủ đã báo cáo tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023 của 671 doanh nghiệp Nhà nước (473 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà...

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn hướng tới doanh thu 1,5 tỉ USD mỗi năm

Khi hoạt động ở công suất tối đa, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) dự kiến đạt doanh thu 1,5 tỉ USD mỗi năm và đóng góp khoảng 150 triệu USD thuế giá trị gia tăng hằng năm cho ngân sách nhà nước.LSP có kế hoạch tăng cường sử dụng khí ethane nhập khẩu làm nguyên liệu, bên cạnh naphtha và...

Chứng khoán Việt tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng

Báo cáo của FTSE Russell cho biết, Việt Nam được đưa vào Danh sách Chờ xét phân hạng vào tháng 9/2018 với khả năng được tái phân hạng lên thị trường mới nổi. Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí về “Chu kỳ Thanh toán (DvP)” đang được đánh giá là “Còn hạn chế” (Restricted) do thông lệ thị trường thực hiện việc kiểm tra trước giao dịch để đảm bảo có sẵn tiền trước...

Cùng chuyên mục

Eximbank bổ nhiệm thêm Phó Tổng Giám đốc

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HoSE: EIB) vừa có văn bản gửi Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo về việc thay đổi nhân sự.Theo đó, ngân hàng bổ nhiệm ông Phạm Đăng Khoa làm Phó Tổng Giám đốc kể...

Bộ Tài chính thông tin về việc chuyển giao trụ sở cũ về địa phương quản lý

Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lýTừ năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính có 4 quyết định chuyển giao 5 trụ sở làm việc cũ của các đơn vị Trung ương cho tỉnh Bình Định để quản lý, xử lý. Bình Định đã kiến nghị nhiều lần về trụ sở Tòa án Nhân dân...

Gemadept (GMD) chuẩn bị khởi công cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 3

CTCP Gemadept (Mã: GMD) có tiền thân là CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển, được thành lập vào năm 1990, đơn vị hoạt động trong dịch vụ container và vận tải cảng biển. Mới đây Gemadept đã cập nhật một số thông tin về hoạt động kinh doanh của...

Bình Định dẫn đầu chỉ số GRDP tiểu vùng Trung Trung bộ

Tỉnh Bình Định vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024. UBND tỉnh Bình Định cho biết, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 9 tháng đầu năm 2024 duy trì được sự ổn định và phục hồi, phát triển. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,53% so với cùng kỳ, xếp vị trí thứ 25/63 tỉnh, thành phố trên cả...

Giá xăng dầu tăng mạnh, RON 95 lên 21.061 đồng/lít

Theo đó, giá xăng RON 95 tăng 1.258 đồng/lít, lên mức 21.061 đồng/lít. Tương tự, giá xăng E5 tăng 996 đồng/lít, lên mức 19.846 đồng/lít. Dầu diesel 0.05S có giá mới 18.500 đồng/lít, ghi nhận mức tăng thêm tới 1.099 đồng/lít. Dầu hỏa có giá 18.790 đồng/lít, sau khi tăng 1.139 đồng/lít. Dầu mazut 180CST 3.5S có giá mới 15.911 đồng/kg, tăng...

Mới nhất

Những câu hỏi về bầu cử tổng thống Mỹ

(Dân trí) - Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã bước vào giai đoạn nước rút, khi các ứng viên Kamala Harris và Donald Trump đang tập trung vận động ở các bang chiến trường. Cuộc chạy đua năm nay có nhiều yếu tố bất ngờ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump chạy đua...

Eximbank bổ nhiệm thêm Phó Tổng Giám đốc

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HoSE: EIB) vừa có văn bản gửi Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo về...

ASEAN có 2 đại diện trong top 30 trường đại học hàng đầu thế giới

Trong bảng xếp hạng do Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố ngày 9/10, ASEAN có hai trường lọt top 30 trường đại học hàng đầu thế giới.

Nâng cánh ước mơ của cậu học trò nghèo làng biển

Hành trình 5 năm “gieo mầm xanh” của những “bố nuôi” mang quân hàm xanh đã tiếp động lực lớn, giúp Nguyễn Anh Vũ hiện thực hóa ước mơ đậu vào trường Học viện Biên phòng.   Nguyễn Anh Vũ (18 tuổi) là cậu học trò nghèo ở vùng biển xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ nhỏ, Vũ...

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Trong khuôn khổ buổi lễ trao 20 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão, ông Đỗ Quang Hiển, Nhà sáng lập, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB đã chia sẻ về kế hoạch bảo trợ, giúp các em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt do ảnh hưởng của bão lũ gây ra.

Mới nhất

Điểm sáng gạo Việt