Trang chủNewsThể thaoThể thao Việt Nam trước đấu trường Olympic

Thể thao Việt Nam trước đấu trường Olympic

Chỉ còn vài ngày nữa, tối 26/7, lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè – Olympic Paris 2024 – sự kiện thể thao quốc tế lớn nhất trong năm – sẽ được tiến hành tại thủ đô Paris của nước Pháp. Đoàn thể thao Việt Nam gồm 39 thành viên, trong đó có 16 vận động viên (VĐV) của 11 môn thể thao đã tổ chức xuất quân hôm 17/7 và sẽ bước vào Đại hội với mục tiêu “có huy chương”.

Từ hành trình gian nan tại biển lớn Olympic

Đoàn thể thao Việt Nam thống nhất lần đầu góp mặt tại Olympic tại Moskva năm 1980, sự kiện mà các VĐV tham dự không phải qua vòng đấu loại (được Ban tổ chức mời). Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước còn khó khăn, ở lần đầu ra biển lớn, các VĐV của chúng ta đã không đạt thành tích nào đáng kể.

Tại Los Angeles (Mỹ) 1984, năm mà các nước XHCN đều không tham dự do bối cảnh cuộc “chiến tranh lạnh”, đoàn thể thao Việt Nam cũng không tham dự.

Kể từ Thế vận hội từ năm 1988 tới nay, thể thao Việt Nam đã luôn góp mặt ở sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh. Tuy nhiên, do trình độ của các tuyển thủ hàng đầu Việt Nam ở các môn thể thao trong hệ thống thi đấu của Olympic còn thua quá xa so với ngay cả tầm cỡ châu lục, nên tại Olympic, mục tiêu đặt ra vẫn chỉ là câu nói quen thuộc “cọ xát và học hỏi” là chính.

Phải tới Sydney (Úc) năm 2000, chúng ta mới có tấm huy chương đầu tiên do công của nữ võ sĩ Trần Hiếu Ngân ở môn Taekwondo. Đấy cũng là năm đầu tiên môn võ có xuất xứ từ Hàn Quốc này được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội. Do còn khá mới ở đấu trường Olympic, nhưng chúng ta đã sớm đầu tư từ khoảng 10 năm trước đó nên Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có huy chương Taekwondo năm ấy.

Thể thao Việt Nam trước đấu trường Olympic - 1
 

Cục trưởng Cục Thể dục thể thao, Đặng Hà Việt, làm Trưởng đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic Paris 2024 (Ảnh: Quý Lượng).

Sau khi trắng tay tại Athens (Hy Lạp) 2004, tại Bắc Kinh 2008, đoàn thể thao Việt Nam giành được tấm huy chương, vẫn là huy chương bạc, do công của lực sĩ Hoàng Anh Tuấn ở môn cử tạ. Có thể nói chúng ta đã xác lập được thêm một thế mạnh nữa có khả năng cạnh tranh ở đấu trường đỉnh cao với hạng cân nhẹ của nam ở môn cử tạ.

Nhưng trong khi môn cử tạ tiến bộ thì Taekwondo lại có phần sa sút khi không có vận động viên nào giành vé dự Athens 2004, sau đó tiếp tục trắng tay ở Bắc Kinh 2008 dù có tới 3 đại diện (thành tích tốt nhất chỉ là vào tứ kết).

Ở London 2012, đoàn thể thao Việt Nam gần như trắng tay, ngoại trừ tấm “huy chương đồng muộn” sau đó 9 năm của Trần Lê Quốc Toàn khi một vận động viên trong nhóm xếp trên dính doping.

Chu kỳ 8 năm đã lặp lại tại Rio 2016 với cú đột phá thành tích từ sự thăng hoa của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh với tấm huy chương vàng lịch sử ở nội dung súng ngắn hơi 10m, sau đó là huy chương bạc cự ly 50m. Như vậy là phải mất đúng 9 kỳ Olympic và 36 năm chờ đợi, môn bắn súng (môn thể thao thế mạnh từng đem về tấm huy chương đồng Á vận hội đầu tiên vào năm 1982) mới được hưởng trái ngọt tại Thế vận hội cho thể thao nước nhà.

Nhưng tới Tokyo 2020, thì nỗi ám ảnh trắng tay đã trở lại khi đoàn thể thao Việt Nam với 18 vận động viên ưu tú góp mặt ở 11 môn thể thao đã không thể có huy chương nào. Người hùng Olympic Hoàng Xuân Vinh chỉ xếp thứ 22. Niềm hy vọng số 1 ở môn Taekwondo là Kim Tuyền thất thủ đúng… dự kiến người sau đó giành huy chương vàng là Panipak (Thái Lan).

Một niềm hy vọng khác là Thạch Kim Tuấn (cử tạ, thi đấu ở hạng 56kg mà Hoàng Anh Tuấn và Trần Lê Quốc Toàn từng giành huy chương bạc và huy chương đồng) thi không đúng sức, thậm chí còn không hoàn thành phần thi cử đẩy…

Có được tham gia, chứng kiến trực tiếp, chúng ta mới hiểu áp lực khủng khiếp mà các vận động viên đến từ các nền thể thao đang phát triển như Việt Nam phải đối mặt tại Olympic lớn thế nào. Vậy nên, việc sau 10 lần tham dự Olympic, thể thao Việt nam mới giành được 4 tấm huy chương (1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng) ở 3 môn thể thao bắn súng, Taekwondo và cử tạ là thông số tuy đáng buồn, nhưng cũng dễ hiểu khi trong cả một hành trình dài, chúng ta tập trung nhiều hơn vào đấu trường SEA Games, và ngay cả một đấu trường gần hơn là Asiad (Á vận hội) thì thành tích cũng còn thua kém nhiều so với các quốc gia có nền thể thao tương đương trong khu vực Đông Nam Á. 

Sự phấp phỏng trước Olympic Paris 2024

Sau Asiad 19, thể thao Việt Nam nói chung, lĩnh vực thể thao thành tích cao nói riêng đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích khi liên tiếp xếp thứ nhất ở SEA Games 31 và 32, nhưng chỉ đứng thứ 6 trong khối ASEAN về thành tích ở đấu trường châu Á. Đã có rất nhiều sự phân tích, “mổ xẻ” chỉ ra vô vàn bất cập mà ngành Thể dục Thể thao cần sự thay đổi, bên cạnh đó là những chính sách, sự hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ, ngành khác để tạo nên sự đồng bộ trong tiến trình phát triển mới.

Thể thao Việt Nam trước đấu trường Olympic - 2
 

VĐV Cử tạ Trịnh Văn Vinh (Ảnh: BTC).

Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 70 về “Phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới”. Chính phủ cũng chuẩn bị ban hành “Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tất cả đều được xem là điểm tựa quan trọng định hướng cho sự phát triển của thể thao nước nhà trong thời gian tới.

Mọi thứ đều cần thêm thời gian, nên không có gì lạ khi ngay tại vòng loại Olympic Paris lần này, thể thao Việt Nam đã từng có thời điểm lo ngại có thể không đạt chỉ tiêu (từ 12 đến 15 vận động viên) tham dự. Gần như mọi nguồn lực tốt nhất có thể đều đã được Cục Thể dục Thể thao dồn cho các vận động viên trọng điểm tham gia thi đấu các giải tích điểm và vòng đấu loại trong thời gian qua.

Cuối cùng, thể thao Việt Nam đã không những hoàn thành mà còn vượt chỉ tiêu với 16 vận động viên giành vé đến nước Pháp. Thật tiếc vì Taekwondo kỳ này không có vận động viên nào qua được vòng loại. Chẳng trách người ta bảo môn này chúng ta phú quý giật lùi, đi trước nhưng lại về sau.

 “Số” thì đã đạt, nhưng “chất” sẽ ra sao? Việc chúng ta tiếp tục chỉ xếp thứ 6 Đông Nam Á về số vận động viên dự Olympic (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines) cũng không còn quá quan trọng. Điều công luận quan tâm nhiều hơn lúc này là liệu đoàn thể thao Việt Nam có thể giành ít nhất 1 tấm huy chương, thay vì trắng tay như tại Tokyo 2020 hay không?

Theo phân tích chuyên môn, những cái tên như Nguyễn Huy Hoàng, Võ Thị Mỹ Tiên (bơi), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing) hay Trần Thị Nhi Yến (điền kinh) đều chỉ hy vọng vượt qua chính mình, bởi sự thua kém rõ rệt về đẳng cấp so với mặt bằng Olympic.

Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông) hy vọng có thể qua được vòng đấu bảng. Các võ sĩ Võ Thị Kim Ánh, Hà Thị Linh (boxing) và Hoàng Thị Tình (judo) đều chỉ hy vọng có trận thắng. Nguyễn Thị Thật (xe đạp) – tay đua từng tiến bộ nhờ có cơ hội thi đấu cọ xát cho một đội đua của Bỉ – cũng chỉ mong đạt thành tích tốt nhất có thể, khó cạnh tranh huy chương.

Hy vọng cạnh tranh huy chương thu hẹp còn lại với Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng) và Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Lê Quốc Phong (bắn cung). Phân tích sâu hơn nữa, hy vọng chủ yếu đặt vào 2 vận động viên cùng tên Vinh của môn cử tạ và bắn súng. Với thông số hạng 8-9 thế giới ở hạng 61kg hiện tại, Văn Vinh cần một sự đột biến thành tích mới hy vọng có huy chương đồng. Còn Thu Vinh cũng được kỳ vọng có thể làm nên bất ngờ, do đặc thù của môn bắn súng (ranh giới giữa thất bại và thành công rất mong manh) và cô đang được dẫn dắt bởi chuyên gia Park Chung-gun, người từng dẫn dắt Xuân Vinh giành “vàng” 8 năm trước.

Nhìn qua các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia hay Philippines đều có những hy vọng vàng tại Olympic lần này, nhờ những thế mạnh riêng được xây dựng và củng cố từ lâu. Trên thực tế, thể thao Việt Nam cũng từng có những thế mạnh và niềm hy vọng, nhưng sự đầu tư mạnh mẽ để giữ vững và phát huy vị thế lại chưa tương xứng.

Có thể thấy rằng, từ sự phấp phỏng trước thềm Olympic Paris 2024, thể thao Việt Nam cần sự thay đổi mạnh mẽ về công tác đầu tư, phát triển thể thao thành tích cao. Nói cách khác, có giành được huy chương hay không tại Paris 2024 sẽ không quan trọng bằng việc chúng ta sẽ làm gì để tạo nên sự phát triển bền vững ở một số môn mũi nhọn, hướng tới các đấu trường châu Á và Olympic trong tương lai.

Nguồn: https://dantri.com.vn/tam-diem/the-thao-viet-nam-truoc-dau-truong-olympic-20240721124024591.htm

Cùng chủ đề

Pháp chào tạm biệt Thế vận hội bằng cuộc diễu hành ở đại lộ Champs-Elysees

Khoảng 70.000 người hâm mộ đã tập trung để vinh danh các vận động viên và những người tham gia tổ chức, bao gồm tình nguyện viên và nhân viên khu vực công. Sự kiện này kết thúc bằng một buổi hòa nhạc đa nghệ sĩ tổ chức xung quanh...

Thế vận hội Paris 2024 đạt doanh số vé cao kỷ lục

Đã có tổng cộng 9,56 triệu vé được bán ra cho Olympic - một con số cao kỷ lục trong lịch sử đại hội, trong khi Paralympic cũng đạt doanh số 2,58 triệu vé - mức cao thứ 2 trong lịch sử đấu trường này. Thế vận hội Paris 2024 đã chính thức trở thành một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử thể thao toàn cầu với doanh số bán vé đạt mức kỷ lục. Theo thông báo từ Ủy...

Vừa trở về từ Olympic 2024, vận động viên người Uganda đã bị bạn trai thiêu sống

Rebecca Cheptegei, vận động viên chạy đường dài từng về đích ở vị trí thứ 44 tại Olympic Paris 2024, đã bị bạn trai tấn công tại nhà riêng ở Trans Nzoia, tỉnh Rift Valley của Kenya. Theo cảnh sát trưởng Trans Nzoia, ông...

Hệ thống xác định VĐV khuyết tật tại Paralympic hoạt động như thế nào?

Paralympic 2024 sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 8/9. Một điều có thể gây bối rối cho những người mới xem Paralympic là hệ thống phân loại độc đáo của giải đấu này. "Phân loại là nền tảng của Phong trào Paralympic, nó quyết định vận động viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng gợi ý nhân rộng mô hình 2 concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh trai say hi'”

(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ ghi nhận sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa với các chương trình có sức thu hút, hiệu ứng xã hội lớn như: "Anh trai vượt ngàn chông gai", "Anh trai say hi". Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ...

Loạt UAV hiện đại do Viettel sản xuất trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Nhiều sản phẩm do Viettel chế tạo phục vụ tác chiến hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm quốc phòng như máy bay không người lái (UAV), tổ hợp trinh sát và gây nhiễu chống UAV... Với tổng diện tích trưng bày là 2.600m2, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel là đơn vị có diện tích trưng bày lớn nhất tại triển lãm. Tại đây, Viettel giới thiệu trên 80...

Airbus giới thiệu máy bay săn ngầm C295 tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam

(Dân trí) - Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Airbus sẽ giới thiệu máy bay C295 MPA phiên bản săn ngầm được trang bị camera độ phân giải cao, ngư lôi tấn công tàu ngầm. Trong buổi họp báo trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (VIDEX 2024) diễn ra ngày 18/12, lãnh đạo Tập đoàn Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong...

Phó chủ tịch HĐND tỉnh làm Bí thư Thành ủy Nha Trang

(Dân trí) - Ông Trần Mạnh Dũng, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa, được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Thành ủy Nha Trang. Ngày 18/12, Thành ủy Nha Trang tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về công tác cán bộ.Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quyết định, điều động, chỉ định ông Trần Mạnh Dũng, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh...

Công ty cơ kim khí Quang Minh công bố nhận chứng nhận nhãn hiệu

(Dân trí) - Công ty TNHH Cơ Kim Khí Quang Minh đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu "Quang Minh" trong sản xuất, kinh doanh cửa lưới chống muỗi, lưới chống côn trùng. Nhãn hiệu "Quang Minh" của công ty với màu sắc xanh dương và đỏ, được bảo hộ tổng thể cho nhóm các sản phẩm và dịch vụ...

Bài đọc nhiều

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Hậu vệ bay người phản lưới như tiền đạo đối thủ, Philippines suýt thua tuyển Lào

Cầu thủ Philippines bay người phản lướiĐội tuyển Lào gặp Philippines trên sân vận động quốc gia tại Viêng Chăn. Hưng phấn sau trận hòa Indonesia, đội bóng của huấn luyện viên Ha Hyeok-jun tiếp tục cống hiến những pha bóng ấn tượng dù gặp đối thủ mạnh hơn.Philippines áp đảo với tỷ lệ kiểm soát bóng lên đến gần 80%. Tuy nhiên, số lượng cơ hội 2 đội tạo ra là như nhau. Đội tuyển Lào vẫn...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

HLV Kim Sang-sik: ‘Hòa Philippines phút cuối là kì tích’

"Tôi nghĩ giành 1 điểm theo cách này cũng là kì tích và xứng đáng với nỗ lực của cả đội", HLV Kim Sang-sik trả lời trong buổi họp báo sau trận đấu.Đội tuyển Việt Nam chỉ cần hòa Philippines trên sân Rizal Memorial (Manila) tối 18/12 để chắc chắn vào bán kết AFF Cup (ASEAN Cup) 2024. Thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik phải rất vất vả mới đạt được mục tiêu này.Tuy nhiên, Geyoso giúp...

Vì sao tuyển Việt Nam chưa chắc qua vòng bảng AFF Cup 2024?

Đội tuyển Việt Nam hòa Philippines 1-1.Trận hòa đầy may mắn với Philippines tối 18/12 khiến đội tuyển Việt Nam không đạt được mục tiêu sớm giành quyền vào bán kết AFF Cup 2024. Trường hợp thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik không vượt qua được vòng bảng vẫn có thể xảy ra.Đội tuyển Việt Nam tạm đứng đầu bảng với 7 điểm sau 3 lượt trận. Indonesia và Myanmar (đều 4 điểm) xếp sau. Bảng B...

Mới nhất

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Mới nhất