Trang chủNewsThời sựThế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay...

Thế hệ thứ hai gia đình ‘âm binh’ ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?


Phóng viên VTC News quay trở lại huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) vào những ngày cuối tháng 4/2023 để tìm hiểu về cuộc sống của gia đình được bà con địa phương gọi là “âm binh”.

Sau cuộc trò chuyện tại trụ sở UBND thị trấn Vân Du, chúng tôi được anh Lê Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND thị trấn – dẫn đi thăm khu vườn của gia đình bà Thành, nơi từng được xem là “bất khả xâm phạm”.

Theo sau anh Dũng, chúng tôi không khỏi rùng mình khi nhớ lại những lần chạm mặt cách đây gần 6 năm.

Thế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?  - 1

Những ngày giữa tháng 7/2017. Với mong muốn được vào tận nhà xem cuộc sống của gia đình bà Thành ra sao, bà Nguyễn Thị Dung – Bí thư chi bộ Trạm bảo vệ rừng Thành Vân – nhận lời đưa chúng tôi đi. Trước khi quyết định bước chân vào “khu vườn kỳ bí”, chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều cảnh báo từ những người dân trong vùng.

Có người bảo, bà Thành đã cho xây dựng hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt bao quanh vườn. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình bà Thành thường xuyên ẩn náu trong các lùm cây nghe ngóng. Nếu có ai đột nhập vào khu vườn, họ lập tức xuất hiện với dao, gậy trên tay…

Thế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?  - 2

Bởi sự nguy hiểm luôn rình rập nên khi biết chúng tôi vào nhà bà Thành, bà Bùi Thị Mười – Bí thư Huyện ủy Thạch Thành thời kỳ đó – 3 lần gọi điện cho phóng viên để dặn dò: “Các anh chị phải hết sức cẩn thận, phải thấy thật an toàn rồi mới được vào. Nếu chưa có sự chuẩn bị kỹ càng tuyệt đối không được vào trong đó”.

Lo sợ bất trắc có thể xảy ra, bà Mười chỉ đạo công an xã Thành Vân và đích thân Chủ tịch UBND xã – anh Lê Văn Dũng – hỗ trợ phóng viên. Ngoài ra, một số cán bộ trạm quản lý và bảo vệ rừng Thành Vân cũng được điều động đi cùng để yểm trợ khi có chuyện bất thường xảy ra.

Cuối chiều, trời âm u, khu vườn của bà Thành càng thêm phần lạnh lẽo. Trước khi quyết định đặt chân vào vườn từ ruộng mía bên cạnh, cả đoàn đã cố tình nói chuyện huyên náo để các thành viên trong nhà bà Thành nghe tiếng. Không những thế bà Dung còn cất tiếng gọi. Bà gọi hết tên các thành viên trong nhà, nhưng đáp lại chỉ là tiếng lá cây xào xạc.

Không thấy ai trả lời, nhưng bà Dung vẫn quyết định dẫn chúng tôi vào khu vườn bằng lối ngõ chính. Lối này tuy xa nhưng ít cây cối hơn. “Chị Thành ơi, em Dung, em vào thăm chị đây”, vừa đi bà Dung vừa lớn tiếng gọi như muốn để các thành viên trong nhà bà Thành biết là người quen đến.

Càng vào sâu trong ngõ cảnh vật càng thêm phần u tịch. Muỗi như vãi trấu, bay tản ra, o o bên tai. Bất cứ tiếng động nào ở những khóm cây, bụi cỏ gần đó cũng khiến chúng tôi giật mình thon thót. Khi đoàn đến gần túp lều nhỏ xíu đầu tiên trong tổng cộng 8 túp lều, đang mải ngó nghiêng thì bỗng tiếng thét “Dừng lại!” làm cả đoàn giật nảy.

Ngay sau đó, một bóng người từ trong lùm cây lúp xúp thình lình bước ra, chặn ngang lối đi. Nhìn cách ăn mặc kỳ lạ của người ấy, kẻ yếu tim có lẽ sẽ chết ngất.

Thế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?  - 3

Mai Thị Thanh, con gái đầu của bà Thành.

Người ấy đội chiếc nón tự làm bằng bạt, che gần kín mặt, nghe giọng ồm ồm, chúng tôi không thể nhận biết là nữ hay nam. Tuy nhiên, sững lại một hồi, bà Dung nhận ra đó là Mai Thị Thanh, con gái đầu của bà Thành.

Khác với những gì hình dung, ngoài bộ dạng rách rưới và chiếc nón lụp xụp, cùng màu da xám xịt do sống trong bóng tối nhiều năm, Thanh ăn nói có đầu có cuối. Thanh xưng cháu, gọi bà Dung bằng dì rất lễ phép. Tuy nhiên, khi bà Dung định bước thêm thì Thanh nghiêm giọng: “Chưa có lệnh, không ai được vào!”.

Dù bà Dung ra sức thuyết phục nhưng Thanh cương quyết không cho ai bước qua dây sắt chặn ngang lối vào khu vườn. Khi trong đoàn có người định rướn vào thì Thanh giơ cây gậy trên tay ra chặn lại hệt như người lính gác ngày xưa canh chừng cửa quan.

Mẹ cháu đâu rồi, dì muốn gặp mẹ cháu, lâu lắm rồi dì chưa thấy mặt, cho dì vào nhé, chỉ một mình dì thôi!”, bà Dung khẩn thiết. Tuy nhiên, trước sự van nài của bà Dung, mặt Thanh vẫn chẳng hề biến sắc. “Không, chưa có lệnh thì không ai được vào, kể cả dì. Ở đâu cũng phải có phép tắc, dì không vào được đâu!”, Thanh nói chắc nịch.

Thuyết phục Thanh không thành, không còn cách nào khác chúng tôi đành rút lui. Bà Dung bảo, thường thì Thanh chặn ở “trạm gác” đầu tiên. Ai cố tình vượt qua “barie” này, chỉ cần đi chừng chục mét nữa thì Toàn sẽ thình lình xuất hiện. Toàn khỏe và cục tính. Đối mặt với anh này thì chắc chắn có chuyện không hay.

Thế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?  - 4

Không vào được tận trong nhà bà Thành, chúng tôi quay trở về nhà bà Dung mang theo câu hỏi liệu bà Thành còn sống hay đã chết? Cô gái tên Thanh liệu có nói chính xác về sức khỏe của các thành viên trong gia đình?

Trò chuyện với chúng tôi, cán bộ xã Thành Vân, cán bộ trạm bảo vệ rừng Thạch Thành đều kể những câu chuyện kỳ quái liên quan tới các thành viên trong gia đình bà Thành. Theo họ thì nhiều năm nay, hễ nghe những tin đồn về việc sống chết của người này người kia trong gia đình bà Thành thì ngay lập tức họ đến để tìm hiểu thực hư.

Tuy nhiên, cũng như chúng tôi, họ chỉ được “đứng ở vòng ngoài”. Thấy có người tới thì từ trong vườn đã có người đưa ra lời cảnh báo rùng rợn nên chẳng ai dám bước thêm.

Đang mải trò chuyện thì vừa lúc ông Phạm Văn Hồ – Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành, chồng của bà Dung – từ cơ quan về. Thông cảm với sự sốt sắng của chúng tôi, ông Hồ bảo, ông sẽ cùng phóng viên quay lại nhà bà Thành một lần nữa.

Ngồi phía sau xe máy, ông Hồ tâm sự: “Trước đây, chúng tôi có lừa bà ấy đi bệnh viện tâm thần nhưng bà ấy không chịu và đòi về. Có mua thuốc về bà ấy cũng không uống và cất đi. Đến khi chết mất một đứa con mà vẫn không chịu tỉnh táo ra”.

Đến ngõ, ông Hồ không xuống mà lao thẳng xe vào cổng nhà bà Thành. Lúc này, thấy có người quay lại, chị Thanh lại chạy ra ngăn cản. Khi gặp vợ chồng ông Hồ – bà Dung, chị Thanh có chút e ngại. Dù rất khó chịu nhưng chị Thanh vẫn không dám manh động với ông Hồ.

Sau khi ngăn cản không được, chị Thanh chạy vào gọi cậu em ra ứng cứu. Lúc này, tạnh hẳn cơn mưa, trời sáng hơn tôi mới nhìn rõ khuôn mặt của họ. Hai người ăn mặc giống hệt như nhau – bộ quần áo bay rách rưới vá tứ tung. Trên đầu, mỗi người đội một chiếc mũ áo mưa được đan thủ công. Nhìn họ rất giống với lính lệ thời kỳ phong kiến.

Thế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?  - 5

Ông Hồ nói: “Sao cháu lại ăn mặc như thế này? Giống với âm binh vậy? Cháu là học sinh giỏi mà không biết khuyên răn cha mẹ làm việc đúng. Cháu xem bây giờ có ai sống như vậy không?”.

Học giỏi là chuyện của ngày xưa rồi. Bây giờ cháu đã khác. Chuyện cũ cho qua đi. Chú giờ cũng thay đổi rồi. Chú từ bảo vệ mà lên làm sếp đấy thôi. Người giàu là thay đổi rồi, cần gì quan tâm đến nhà cháu nữa”, lời lẽ của chị Thanh rất đanh thép khi trả lời ông Hồ.

Khuyên ông Hồ không được, lúc này hai chị em Thanh áp sát lôi ông Hồ ra ngoài. Họ cầm theo hai cây gậy nên chúng tôi chưa dám đến gần. Chỉ đến khi ông Hồ lọt được vào bên trong sân, đứng sát vách nhà chúng tôi mới dám lên tiếng.

Khi biết chúng tôi là nhà báo, cậu con trai út nhà bà Thanh quát: “Báo chí thì đến nơi nghèo hèn này làm chi. Chớ có quay linh tinh kẻo thần linh ở đây lại nổi giận. Có ăn có học thì nghe lời tôi ra khỏi đây đi”.

Trong lúc ông Hồ tìm cách đánh lạc hướng 2 đứa con của bà Thành, chúng tôi tranh thủ quan sát kiến trúc kì lạ của ngôi nhà. Giữa đồi cây um tùm, ngoài ngôi nhà lợp mái tôn mà cả gia đình bà Thành đang ở họ còn dựng những túp lều xung quanh.

Những túp lều này thấp đến mức đứa trẻ con cũng không thể chui vào đó được. Bên trong mỗi túp lều được chăng mắc các loại dây thép. Điều đặc biệt là một chiếc gậy có hai chiếc răng được đặt ở giữa.

Tôi không hiểu với họ những vật này có ý nghĩa như thế nào, nhưng kể cả chiếc gậy trên tay họ cũng có hình thù tương tự như thế. Ở đây, nếu bước không cẩn thận sẽ bị vấp ngã bởi hệ thống sắt 6 vây kín.

Thế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?  - 6

Ngoài ớt, gia đình bà Thành có trồng thêm sắn và giàn mướp. Tôi cũng quan sát thấy có vài con gà đang chạy trong vườn. Có lẽ, đây chính là thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của họ. Nhưng giàn mướp ở đây cũng rất lạ. Tất cả những que làm giàn đều bị cắm ngược. Tức là, phần gốc lên trên và phần ngọn cắm xuống đất.

Tôi có hỏi cậu con trai tên Nguyễn Văn Toản xem tại sao lại làm những chuyện lạ như vậy. Ban đầu cậu ta im lặng nhưng một lát sau cũng lí nhí trả lời: “Có nguyên nhân mới làm như vậy. Giải thích chị cũng không hiểu”.

Tôi lại tiếp tục hỏi: “Thế mộ anh Tâm ở đâu?”. Lúc này, vẻ mặt Toàn trầm xuống, im lặng và tiếp tục lầm lì không nói.

Tôi đứng ngay cạnh một cái cột khá lớn, được dựng bằng hàng trăm cái lưỡi cày. Thậm chí, chiếc cột còn được dựng cao hơn những cây xoan cổ thụ trong vườn.

Đấy, ngày xưa chú sang cây xoan bé tí tẹo, giờ cây đã lớn như thế này rồi. Vậy mà mẹ con các cháu vẫn u mê như vậy, không chịu tỉnh táo ra. Hai đứa nghe lời thì cho chú vào gặp khuyên răn mẹ. Các cháu không muốn lấy vợ, lấy chồng để nối dõi tông đường à? Phải để hai đứa sống khác đi chứ không khốn khổ như thế này được”.

Nghe thấy giọng ông Hồ hùng hồn ngoài sân, lúc này bà Thành trong nhà mới chịu lên tiếng: “Chú Hồ về đi. Việc nhà tôi chú không thể biết được. Chú đừng để tôi tức giận mất hay. Chú đưa người của chú ra khỏi nhà tôi đi. Việc nhà tôi, chúng tôi tự lo liệu được”.

Ông Hồ phải khích mãi thì bà Thành mới chịu lên tiếng. Bà Thành lên tiếng thì ông cũng mới biết được bà còn sống hay đã chết. Mười mấy năm nay không ai nhìn thấy, nghe thấy tiếng của bà Thành nên ông lo sợ không biết bà sống chết thế nào. Sợ như cháu Tâm, chết rồi mà người nhà và hàng xóm không ai hay biết.

Ông Hồ quay sang hỏi chị Thanh: “Thế bố đi đâu rồi? Để chú vào nói chuyện với bố nhé!”. Chờ mãi vẫn không thấy ông Thái lên tiếng, chị Thanh trả lời: “Bố cháu không có nhà, bố đi vắng rồi. Ông đi về quê lấy lương”.

Lúc này, người phụ nữ phía bên trong ngôi nhà tiếp tục nói vọng ra giọng gay gắt: “Đi ra khỏi nhà tôi ngay. Đừng để tôi phải nổi giận”.

Ông Hồ mềm mỏng hơn: “Tôi lo cho mẹ con chị nên sang hỏi thăm thôi. Biết chị còn khỏe mạnh là tôi vui rồi. Chị hứa năm 2010 sẽ gặp vợ chồng tôi mà sao đến bây giờ vẫn chưa chịu gặp. Hôm nay tôi về, hôm khác tôi lại sang”.

Trước khi ra về, tôi chìa tay ra bắt tay hai chị em Thanh, Toàn nhưng họ vội vàng rụt tay lại. “Bắt tay làm chi. Người nghèo hèn không bắt tay với người giàu. Tay chúng tôi bẩn lại hỏng tay cô. Thôi cô về đi, đừng quay lại đây nữa”, Thanh nói vẻ giận dỗi nhưng giọng vẫn đúng chất của một sinh giỏi Văn ngày ấy, ông Hồ nhận định như vậy.

Thế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?  - 7

video-element" data-id="GYRmxR6byZ6tNSW2mCc_b_a7gwa_b_ca_b_c" data-poster="https://cdn-i.vtcnews.vn/upload/2023/04/27/kham-pha-khu-dat-tung-duoc-coi-la-noi-bat-kha-xam-pham-15512721.jpg"/>

Hai người con của bà Nguyễn Thị Thành chia sẻ về cuộc sống hiện tại.

Dòng hồi ức về những lần chạm mặt 6 năm về trước của tôi kết thúc khi bên tai có tiếng gọi lớn của anh Lê Văn Dũng: “Toàn ơi, Thanh ơi, có nhà không?”.

Anh Dũng à? Hôm nay anh đến có việc chi đó? Anh dẫn theo ai đi cùng thế?”. Hàng loạt câu hỏi từ người đàn ông gần 40 tuổi ngay khi chúng tôi vừa bước vào khu vườn, cùng với ánh mắt dò xét, đề phòng khiến không khí trở nên căng thẳng. Đó là Mai Văn Toàn – người con thứ 3 của ông Thái, bà Thành.

Có 2 chú này muốn đến hỏi xem tình hình ăn ở của chị em thế nào”. Anh Dũng vừa dứt lời thì thêm một người phụ nữ xuất hiện trước mắt chúng tôi – đó là Mai Thị Thanh (chị gái anh Toàn).

Thế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?  - 8

Cách ăn mặc của hai chị em Mai Thị Thanh và Mai Văn Toàn vẫn kỳ dị như cách đây 6 năm. Vẫn chiếc áo bay dài tay màu vàng cốm rộng thùng thình, giữa cái nắng hơn 30 độ C nhưng họ vẫn trùm kín đầu bằng chiếc mũ tự đan từ dây cước, bên ngoài đội nón.

Trong người họ có vẻ vẫn đeo nhiều dây dợ và cả sắt. Khác biệt lớn nhất của hai chị em là nước da xám xịt trước kia đã thay bằng vẻ hồng hào, trông họ trẻ hơn tuổi.

Chúng tôi bày tỏ ý muốn được vào sâu trong vườn. Tưởng rằng, lời đề nghị sẽ bị cự tuyệt quyết liệt như lần gặp cách đây 6 năm, tuy nhiên chúng tôi lại nhận được sự đồng ý khá nhanh chóng của chị em Thanh và Toàn.

Sau 6 năm, vườn cây rậm rạp xen lẫn hàng chục căn lều lá thấp lè tè được thay bằng những luống lạc, ruộng ngô xanh biếc. Chính giữa khu đất là căn nhà tôn xanh. Ngoài ra còn có 3 ngôi nhà tranh, theo lời anh Toàn là bếp và chỗ nuôi gà.

Chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống hiện tại của hai chị em, anh Toàn cởi mở, ngoài trồng trọt, nuôi hơn chục con gà tại khu vườn, anh cũng đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy. Một số hàng xóm thuê anh đi thu hoạch cây keo trên rừng với tiền công 300 nghìn đồng/ngày.

Thế hệ thứ hai gia đình 'âm binh' ở Thanh Hóa thay đổi ra sao?  - 9

Cây trái thu hoạch sẽ mang ra chợ hoặc đến đại lý cho người ta thu mua. Ngày xưa bố mẹ có lương, nhưng giờ chết rồi thì mình phải đi làm. Trước đây, cả nhà 4 người tiền ăn 20 nghìn đồng/ngày, chủ yếu ăn cơm với mắm muối. Giờ đi chợ, có thịt, có cá ăn. Cuộc sống không khá giả nhưng khỏe mạnh là được”, anh Toàn nói.

Hình ảnh anh Toàn đưa tay chỉ từng luống ngô, ruộng lạc, đàn gà như khoe thành quả của hai chị em sau những ngày tháng lao động miệt mài khiến chúng tôi khá bất ngờ. Có lẽ nếu không còn cách ăn mặc kỳ dị thì khó có thể nhận ra hai lính canh của vùng đất cấm năm xưa.

Khi được hỏi có ý định lấy vợ không, anh Toàn cười lớn: “Nói thật với chú, người ta thấy mình nghèo nên chạy mất dép”.

Đón đọc phần 3: ‘Kho báu’ của gia đình ‘âm binh’

Tiếp cận khu vườn của gia đình “âm binh”, bên cạnh việc tìm hiểu cuộc sống hiện tại của chị em Mai Thị Thanh và Mai Văn Toàn, phóng viên muốn tận thấy “kho báu” được cất giấu trong khu vườn. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Độc đáo từ những bãi biển có màu cát kỳ lạ trên thế giới

Chúng không chỉ khiến du khách choáng ngợp bởi vẻ đẹp khác thường mà còn gợi lên sự...

Sinh vật kỳ lạ đuôi khủng long, đầu chim ăn thịt

Được đặt tên là Venetoraptor gassenae, sinh vật này là tổ tiên của dực long, những con thằn lằn bay khổng lồ thống trị bầu trời kỷ Phấn Trắng. (Ảnh: Letters from Gondwana) ...

Học sinh cấp 2 nhặt chiếc lá kỳ lạ, không ngờ chính là báu vật

Ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, vào năm 1958, một học sinh cấp 2 tên là Tiểu Trần thường đi nhặt củi trên ngọn núi gần nhà sau khi tan học để giúp gia đình giảm gánh nặng cuộc sống khó khăn. Một ngày, trong lúc nghỉ ngơi trên núi,...

Thực hư thông tin người phụ nữ hơn 50 năm không ăn, chỉ uống nước

Người phụ nữ trong câu chuyện kể trên là bà Bùi Thị Lời (SN 1948), trú xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Bà Lời đang tự nguyện làm công việc chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương.Bà lời từng tham gia thanh niên xung phong, làm nhiệm vụ cấp cứu bộ đội. Năm 1963, khi cùng đồng đội lên núi để chữa trị cho những người lính bị thương, bà Lời không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kim cương 6 ly là bao nhiêu carat?

Kim cương là một trong những món trang sức sang trọng được nhiều người ưa chuộng. Khi nhắc đến kim cương, chúng ta thường nghe đến các đơn vị đo lường như carat hay ly. Vậy, kim cương 6 ly là bao nhiêu carat? Carat và ly là hai đơn vị đo lường quan trọng trong việc xác định kích thước và trọng lượng của kim cương. Carat (viết tắt là ct) là đơn vị đo lường trọng lượng...

Lương nhà giáo được xếp cao nhất, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 9/11, trình bày Tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự Luật Nhà giáo có một số điểm mới.Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể...

Uống Omega-3 vào lúc nào là tốt nhất?

Omega-3 là loại axit béo không bão hòa đa gồm 3 loại DHA, ALA và EPA, nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể con người không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung thông qua thực phẩm. Omega-3 trở thành thực phẩm tốt cho sức khỏe phổ biến nhất trong những năm gần đây.Tác dụng của Omega-3 với cơ thểBảo vệ nãoTác dụng của loại axit béo này là bảo vệ các dây thần...

Giá cà phê hôm nay 9/11: Tăng mạnh

Giá cà phê thế giớiĐầu giờ sáng 9/11 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2025 tăng 179 USD/tấn, ở mức 4,486 USD/tấn. Giá giao tháng 3/2025 tăng 176 USD/tấn, ở mức 4,426 USD/tấn.Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2024 tăng 11,65 cent/lb, ở mức 260,4 cent/lb, giao tháng 3/2025 tăng 11,7 cent/lb, ở mức 259,75 cent/lb.Giá cà phê trong nướcGiá cà phê ở trong nước hôm...

Mỹ lần đầu cho phép các nhà thầu quân sự triển khai tới Ukraine

Trong những tháng cuối nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Joe Biden quyết định cho phép các nhà thầu quốc phòng Mỹ làm việc tại Ukraine để bảo dưỡng và sửa chữa vũ khí do Mỹ cung cấp.Chính sách mới, được phê duyệt vào đầu tháng này trước cuộc bầu cử, cho phép Lầu Năm Góc cung cấp hợp đồng cho các công ty Mỹ để làm việc bên trong Ukraine lần đầu tiên kể từ khi Nga phát...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Việt Nam – Thụy Điển không ngừng vun đắp, phát triển quan hệ song phương

(ĐCSVN) - Từ ngày 10-13/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị Phó Chủ tịch nước Việt Nam tới Thụy Điển. ...

Lương nhà giáo được xếp cao nhất, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 9/11, trình bày Tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự Luật Nhà giáo có một số điểm mới.Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy đến...

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Mới nhất

Phân bón Cà Mau lần thứ 6 liên tiếp nhận giải thưởng Thương hiệu quốc gia

Ngày 4-11, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.     Phân bón Cà Mau định hướng phát triển bền vững cùng đối tác, khách hàng, nông dân Tại chương trình, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân...

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Tối 4.11.2024 tại Hà Nội, Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 được tổ chức với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”. Tại sự kiện, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Chương trình...

Thương hiệu quốc gia – động lực để doanh nghiệp Việt vươn xa

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, việc xây dựng thương hiệu quốc gia không chỉ là nhiệm vụ quan trọng mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt phát triển, khẳng định niềm tin đối với người tiêu dùng, đồng thời vươn...

Cử tri mong muốn tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ trong giải ngân vốn đầu tư công

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Nhiều cử tri Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm...

Cần hơn 184.000 tỷ đồng làm tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

 Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ GTVT xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. VTV.vn

Mới nhất