Trang chủDestinationsThái BìnhThay đổi tư duy sản xuất lúa

Thay đổi tư duy sản xuất lúa


Trong sản xuất nông nghiệpThái Bình, cây lúa đóng vai trò chủ lực. Nhiều năm qua, tỉnh giữ ổn định sản lượng lúa ở mức trên 1 triệu tấn/năm, năng suất đạt 13 tấn/ha/năm. Khi năng suất lúa đạt đỉnh, tư duy của nhà quản lý, người trồng lúa thay đổi, chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Thụy Thanh (Thái Thụy) cho năng suất dự kiến 59 tạ/ha.

Nông nghiệp hữu cơ là hình thức canh tác nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, các chất điều tiết sinh trưởng cây trồng. Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, đồng thời nâng cao hiệu quả và giá trị của sản xuất nông nghiệp.

Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu lúa gạo tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030, phấn đấu diện tích lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn hữu cơ là 500ha. Tuy nhiên, hiện tại Thái Bình mới có hơn 200ha sản xuất lúa hữu cơ, chủ yếu ở các vùng nuôi rươi, nuôi cáy, tuy nhiên những sản phẩm này chưa được cơ quan chức năng chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ, chưa xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa hữu cơ theo quy trình. Với mong muốn xây dựng thành công mô hình sản xuất lúa hữu cơ, từ đó lan tỏa, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện hai mô hình sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Thụy Thanh (Thái Thụy) với diện tích 11ha và xã Song Lãng (Vũ Thư) với diện tích 10ha.

Là hộ tham gia mô hình, anh Nguyễn Công Tới, thôn Vô Hối Đông, xã Thụy Thanh hiện đang tích tụ 40ha. Anh Tới cho biết: Hiện nay xu hướng tiêu dùng lúa gạo của người dân thay đổi theo hướng không chỉ ngon mà cần chất lượng hơn, bảo đảm an toàn sức khỏe. Do đó, nông dân cũng phải thay đổi phương thức sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Được sự hỗ trợ của UBND xã trong quy hoạch vùng tập trung, vụ xuân năm 2021 tôi đã chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang áp dụng các biện pháp hữu cơ. Tuy nhiên, vừa học hỏi vừa thực hành nên quy trình chưa được chuẩn hóa. Đến vụ xuân năm 2022, được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, tôi thực hiện mô hình cấy lúa hữu cơ trên diện tích 11ha, quy trình, kỹ thuật gieo cấy được thực hiện bài bản. Qua 3 vụ sản xuất tôi thấy môi trường đất và nước được cải tạo rõ rệt. Đất tơi xốp hơn, động thực vật như rong, tảo, cua, cá xuất hiện nhiều. Cây lúa phát triển tốt, bộ lá đẹp, ít bị nhiễm sâu bệnh; chất lượng gạo ngon, vị đậm hơn gạo cùng chủng loại cấy theo phương pháp truyền thống. Về lâu dài, sản xuất hữu cơ sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Trần Quốc Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Các mô hình đều sử dụng mạ khay cấy bằng máy; 100% phân bón hữu cơ sinh học. Về phòng, trừ sâu bệnh, chúng tôi hướng dẫn chủ hộ thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên diện rộng; áp dụng các biện pháp phòng, trừ tổng hợp, vệ sinh đồng ruộng tránh việc lây lan nguồn sâu bệnh từ vụ trước sang vụ sau. Khi phun thuốc phòng, trừ các đối tượng sâu bệnh hại sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học có tính chọn lọc và hiệu lực phòng, trừ cao, phân hủy nhanh, ít để lại dư lượng trong môi trường và nông sản. Thực tiễn gieo cấy trong năm 2022 và vụ xuân năm 2023, mô hình đã đẩy lịch thời vụ lên sớm hơn so với các năm trước 10 ngày và sớm hơn ruộng của nông dân từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, sản xuất lúa hữu cơ cũng gặp nhiều khó khăn khiến diện tích chưa mở rộng nhiều. Trong quá trình canh tác hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phòng, trừ cỏ dại, sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất nhiều công lao động và khó thực hiện trên diện rộng, đặc biệt ở nước ta khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát triển và gây hại. Với những vùng thâm canh cao, trước đây đã sử dụng nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ trong những năm đầu năng suất giảm rõ rệt và gặp khó khăn trong phòng, chống sâu bệnh do áp lực sâu bệnh còn cao, cân bằng sinh thái bị phá vỡ trước đây cần thời gian để thiết lập lại. Phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm hơn so với phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật nên nguồn dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng ở giai đoạn đầu rất chậm và không đầy đủ. Do năng suất không cao, công lao động nhiều nên giá thành sản phẩm hữu cơ cao hơn sản xuất thông thường…

Ông Mai Thanh Giang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Vụ mùa năm 2023, Chi cục tiếp tục triển khai mô hình tại các huyện để từng bước thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của nông dân, chuyển từ sản xuất sử dụng phân, thuốc hóa học sang sử dụng phân hữu cơ, thuốc phòng, trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học có lợi cho môi trường, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch, an toàn và bền vững.

Các đại biểu tham quan mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Thụy Thanh (Thái Thụy).

Ngân Huyền





Source link

Cùng chủ đề

Sơn La phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Với hơn 2.150 ha chè, trên 10.400 ha cây ăn quả và hơn 3.000 ha rau màu, cùng hệ thống 80 ha nhà kính, nhà lưới và hơn 500 ha ứng dụng tưới tiết kiệm, Mộc Châu đang hiện thực hóa tiềm năng kinh tế dồi dào. Đặc biệt, hơn 350 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất đất nông nghiệp lên mức trung bình trên...

Điều động, bổ nhiệm một số lãnh đạo tại Hà Nam, Nam Định, Thái Bình

Kinhtedothi - Ngày 26/11, tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh này đã công bố các quyết định về công tác cán bộ. Tại tỉnh Hà Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này quyết định ông Trần Đức Thuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lý Nhân thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Lý...

Hoà Bình hướng tới nền nông nghiệp sạch chất lượng cao

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung vào ba trụ cột chính: tái cấu trúc ngành nông nghiệp, khuyến khích phát triển sản phẩm chủ lực và phát triển nông nghiệp sạch và bền vững. Trong đó, Hòa Bình đã hoàn thiện quy hoạch, định hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa từ giống đến...

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thái Bình

Trò chuyện với cán bộ, nhân dân thôn Trung, ông Trần Cẩm Tú mong muốn bà con trong thôn đoàn kết, chung sức xây dựng xóm làng của mình “giàu về kinh tế, vững về chính trị, đẹp về văn hóa; xanh, sạch về môi trường” ...

tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai

Kinhtedothi - Ngày 13/11 tại Thái Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai 2024 sớm đi vào cuộc sống góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

34 tác phẩm được trao giải Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024” tạo cơ hội cho người dân cả nước, bà con kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và tâm huyết của mình trong việc sáng tác ảnh và video quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, khơi dậy khát vọng phát triển quốc gia phồn vinh, hạnh phúc;...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Bài đọc nhiều

ĐT nữ Việt Nam chốt danh sách tập huấn tại Nhật Bản

ĐT nữ Việt Nam chốt danh sách tập huấn tại Nhật Bản ...

Khánh thành hai dự án cao tốc Bắc – Nam vào ngày 19/5

Khánh thành hai dự án cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/5 ...

Kiểm tra tiến độ tuyến đường trục kết nối trong Khu kinh tế Thái Bình

Kiểm tra tiến độ tuyến đường trục kết nối trong Khu kinh tế Thái Bình ...

Sôi nổi các hoạt động ngày chủ nhật xanh

Ngày chủ nhật xanh đã trở thành phong trào của các cấp bộ đoàn trong tỉnh với ý nghĩa chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Thông qua các hoạt động của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) góp phần từng bước hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường của mỗi cá nhân trong xã hội.Đoàn viên, thanh niên trồng cây xanh tại xã Minh Phú (Đông Hưng). ...

Trao 500 con gà giống cho đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Trao 500 con gà giống cho đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Cao Bằng – Cơ hội bứt phá từ hạ tầng giao thông và logistics | Thị trường | Tài Chính

Tuyến cao tốc Cao Bằng-Lạng Sơn và công viên logistics đầu tiên của cả nước tại Lạng Sơn đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp Cao Bằng có thể bứt phá. ...

“Cô sẽ không nhận được đồng nào”

Tất cả mọi người đều không thể ngờ cụ ông Trung Quốc đã không để lại cho con gái ruột đồng nào, kể cả căn nhà cũng mang cho người khác. ...

8 loại carbohydrate tốt nhất cho bữa sáng để giảm cân

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn sáng đúng cách, chọn đúng thực phẩm sẽ góp phần giảm cân hiệu quả. ...

Xử lý nghiêm, công khai vi phạm về an toàn thực phẩm

Việc xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến an toàn thực phẩm không chỉ cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là yêu cầu cấp bách nhằm giữ gìn niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng thực phẩm trên thị trường. Việc xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến an...

Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Với kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa 3 nền văn hóa Trung Quốc, người Mông và Pháp, Dinh thự Vua Mèo là điểm đến yêu thích của du khách khi tới cao nguyên đá Hà Giang.

Mới nhất