Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngThấp thỏm dưới chân núi lở

Thấp thỏm dưới chân núi lở


Đêm đến không dám ở trong nhà

2 lần bị núi Van Cà Vãi sạt lở, đất đá đổ ập vào nhà làm sập gian bếp, chuồng gia súc, nhà vệ sinh…, gia đình 5 nhân khẩu của ông Đinh Ang và bà Đinh Thị Thẻo (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) luôn sống trong cảnh bất an, phập phồng lo sợ khi mùa mưa lũ đến.

Một phần ngôi nhà của ông Đinh Ang và bà Trần Thị Thẻo bị sập sau vụ sạt lở núi tháng 12/2022. 
Một phần ngôi nhà của ông Đinh Ang và bà Trần Thị Thẻo bị sập sau vụ sạt lở núi tháng 12/2022. 


“May là chưa có người chết, nhưng mỗi lần núi sạt lại tốn cả chục triệu đồng sửa nhà. 2 lần vậy, đã nghèo lại càng nghèo hơn”- bà Thẻo than thở.

Năm nay, chính quyền thực hiện dự án khẩn cấp chống sạt lở ở núi Van Cà Vãi, cũng là lần thứ 2 ngọn núi này được gia cố, chống sạt. Dự án triển khai trong thời điểm có những trận mưa dông kéo đến khiến ngôi nhà của bà Thẻo bị nước tràn vào.

“Không biết nước từ đâu, trên núi hay nước ngầm mà chảy vào tận phòng khách. Dự án đang làm nhanh, nhưng nếu xong rồi đêm đến cả nhà tôi vẫn không dám ở, lo kiếm chỗ khác trú chân, lỡ núi lại sạt thì biết làm sao”- bà Thẻo trăn trở.

Bà Thẻo cho biết, nhà của bà đã bị 2 lần bị sập gian bếp do núi sạt lở.
Bà Thẻo cho biết, nhà của bà đã bị 2 lần bị sập gian bếp do núi sạt lở.


Cách nhà bà Thẻo không xa là nhà bà Trần Thị Thọ. Buôn bán tạp hóa ngay dưới chân núi để mưu sinh, 6 nhân khẩu trong gia đình bà cũng trong tình cảnh đêm đến lại khăn gói đi ở nhờ vì lo núi lở.

“Chính quyền đã tổ chức họp dân để lấy ý kiến. Khu này có đất của 7 hộ dân, nhưng chỉ 5 hộ có nhà ở thuộc diện tái định cư. Tôi với nhà bà Thẻo và thêm một nhà nữa muốn đi, 2 hộ còn lại thì có một hộ chần chừ, hộ kia không đồng ý vì diện tích đất của họ ở đây quá nhiều, trong khi qua nơi tái định cư chỉ được 100m2, lại không có đền bù nên họ không chịu”- bà Thọ cho hay.

Mấy năm trước, khi đang chui vào chuồng heo để quét nền, bà Thọ nghe “rầm”, rồi đất đá từ trên cao đổ xuống làm sập hai bức tường. Hoảng quá bà hô hoán rồi vùng chạy ra đường. Kể từ đêm đó, cứ tối đến là bà và người dân dưới chân núi không ai dám ở nhà.

Ban ngày, dù biết là nguy hiểm nhưng người dân buộc phải “nín thở” và phó mặc cho số phận để về nhà lo cho sinh kế, chăm sóc heo, gà và dọn dẹp bùn nhão tràn vào nhà. Còn ban đêm, họ phải do di tản, bởi nỗi lo núi sạt không biết đường thoát thân.

Bà Thọ bảo rằng, núi Van Cà Vãi đã sạt lở từ nhiều năm trước. Tại nơi này, dù đã từng làm dự án chống sạt lở nhưng sau đó núi vẫn tiếp tục đổ xuống nhà dân. Nên giờ dự án thứ 2 làm xong, bà và người thân vẫn sống trong cảnh thấp thỏm.

Dự án chống sạt lở núi Van Cà Vãi đang được thi công.
Dự án chống sạt lở núi Van Cà Vãi đang được thi công.

“4 năm rồi , mùa mưa là năm nào cũng chạy. Từ ngày công trình chống sạt lở lần thứ 2 thi công, mưa to là tôi với mấy hộ dân xung quanh đây đều đi kiếm chỗ khác ở. Sắp tới dự án làm xong vẫn không yên tâm”- bà Thọ nói.

 17 tỷ đồng và 2 lần khẩn cấp chống sạt lở

Năm 2021, núi Van Cà Vãi bị sạt lở, uy hiếp 5 nhà dân ở chân núi. Tháng 6/2021, huyện Sơn Hà đầu tư 3 tỷ đồng để thi công khẩn cấp chống sạt lở núi này.

Khoảng cuối năm 2023, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà có quyết định bàn giao công trình thi công khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi cho UBND thị trấn Di Lăng quản lý.

Thế nhưng, cũng chính vào mùa mưa năm 2023, núi Van Cà Vãi tiếp tục sạt lở, đe dọa cuộc sống của các hộ dân. Năm 2024, huyện Sơn Hà lại đầu tư 14 tỷ đồng thi công khẩn cấp chống sạt lở từ nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Lý giải nguyên nhân vì sao trước đây chi 3 tỷ đồng chống sạt lở khẩn cấp mà núi Van Cà Vãi vẫn bị sạt lở, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Phan Anh Quang cho biết, điểm sạt lở khắc phục trước nằm cùng một bên sườn đồi. Khi khắc phục xong thì gần đó lại tiếp tục sạt lở.

Dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi được khởi công ngày 15/7 theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
Dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi được khởi công ngày 15/7 theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

Dự án khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở khu dân cư Van Cà Vãi khởi công ngày 15/7, dự kiến hoàn thành trước ngày 31/10/2024. Thế nhưng, đến trung tuần tháng 9 vừa qua, khối lượng thi công chỉ đạt hơn 23%.

Theo ông Phan Anh Quang, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ thi công dự án bị chậm. Trước tiên, từ chủ trương của UBND tỉnh là tái định cư và xử lý chống sạt lở núi Van Cà Vãi, huyện lên phương án xử lý chống sạt lở và chọn vị trí tái định cư. Thế nhưng sau nhiều lần họp dân lấy ý kiến, người dân vẫn không thống nhất.

Cụ thể, các hộ dân dưới chân núi Van Cà Vãi không chịu di dời về nơi tái định cư, mà xác định ở lại, mùa mưa tự di chuyển, tự chịu trách nhiệm. Nguyên nhân vì khi về ở nơi tái định cư chỉ được bố trí 100m2 đất/hộ, trong khi diện di dời do sạt lở thì không được đền bù về nhà, đất.

Tiếp đến là khu vực đỉnh núi Van Cà Vãi còn có trụ điện thuộc đường dây 110kV của Công ty CP thủy điện Đạt Phương Sơn Trà, nằm trong bán kính xử lý sạt lở, nhưng chưa có biện pháp di dời.

Trụ điện của Công ty CP thủy điện Đạt Phương Sơn Trà nằm ở trên đỉnh núi.
Trụ điện của Công ty CP thủy điện Đạt Phương Sơn Trà nằm ở trên đỉnh núi.

Đáng chú ý, tháng 6/2024, lãnh đạo Cục Đê điều, phòng chống thiên tai về kiểm tra tại điểm sạt lở núi Van Cà Vãi và cho rằng, giải pháp thiết kế không đảm bảo, nguy cơ tái sạt lở rất cao. Lãnh đạo đạo cục cũng yêu cầu phải di dời trụ điện nói trên để gia cố sạt lở.

Qua nhiều cuộc họp, UBND huyện Sơn Hà báo cáo và được tỉnh cho chủ trương không thực hiện tái định cư, chỉ thực hiện gia cố chống sạt lở núi Van Cà Vãi. Nhưng do địa hình, địa chất nơi đây phức tạp, tại tỉnh không tìm được đơn vị thiết kế.

Sau cùng, phương án được chọn là không di dời các hộ dân dưới chân núi, tiến hành bạt sâu vào núi để giật cơ lên sát móng trụ điện, hình thành rãnh đỉnh thoát nước trên mặt cơ – cơ hiện trạng, dốc nước liên thông các cơ xuống rọ đá gia cố dưới chân cơ 1. Bề mặt các cơ không được gia cố bằng các giải pháp kỹ thuật, chống xói và khoan rút nước ngầm.

Theo lãnh đạo chính quyền huyện Sơn Hà, phần gia cố chống sạt lở núi Van Cà Vãi đạt hơn 80%.
Theo lãnh đạo chính quyền huyện Sơn Hà, phần gia cố chống sạt lở núi Van Cà Vãi đạt hơn 80%.

“Phương án kỹ thuật phải giật cơ thành 9 cấp, bóc hết lớp đất đá yếu với khối lượng khá lớn, khoảng 40.000m3 cho đến khi xuất hiện lớp đất sỏi đá bên trong và thực hiện biện pháp kỹ thuật để không xói lở. Đến thời điểm này, về tổng thể toàn bộ dự án chậm tiến độ, chỉ đạt gần 25%, nhưng phần gia cố chống sạt lở núi Van Cà Vãi đạt hơn 80%”- Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết.

Tuy nhiên, dù triển khai 2 dự án chống sạt lở Van Cà Vãi với tổng kinh phí 17 tỷ đồng để bảo vệ đời sống của 5 hộ dân cùng 24 nhân khẩu dưới chân núi, nhưng vấn đề đảm bảo sự an toàn của người dân trong thời gian tới (khi dự án thứ 2 đưa vào sử dụng) vẫn là mối hoài nghi, chưa có câu trả lời chắc chắn.

“Vệc khắc phục sạt lở núi là phương án tối ưu hiện nay, nhưng do địa hình, địa chất phức tạp nên chưa dám khẳng định điều gì. Đây vẫn là mối lo của huyện”- ông Quang chia sẻ.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thap-thom-duoi-chan-nui-lo.html

Cùng chủ đề

Quảng Ngãi “chạy nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều khó khăn cản trở giải ngân vốn đầu tư công Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Quảng Ngãi là hơn 6.900 tỷ đồng. Số vốn này bố trí đầu tư 49 dự án chuyển tiếp, 2 dự án chuẩn bị đầu tư, 29 dự án khởi công mới. Đến nay, tỉnh đã phân khai cho các dự án gần 5.700 tỷ đồng, còn lại 1.200 tỷ đồng chưa phân khai do chưa có nguồn thu. Thế...

Tiêu chí nước sạch “làm khó” xã nông thôn mới nâng cao

Rào cản về đích nông thôn mới nâng cao Xã Hành Thuận (huyện Nghĩa Hành) là một trong số các địa phương đăng ký về đích xã nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025. Căn cứ theo Bộ tiêu chí mới về xây dựng xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, đến nay xã Hành Thuận đã đạt 11/19 tiêu chí. Hiện còn những tiêu chí chưa đạt như: tổ chức sản xuất và chất lượng môi trường...

Du lịch Quảng Ngãi chưa tạo được đột phá

Kinhtedothi- Trong điều kiện hạ tầng còn yếu kém, du lịch mang tính mùa vụ, các điểm thắng cảnh thô sơ… việc tập trung lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp được xem là giải pháp khả thi để tăng lượng khách đến với Quảng Ngãi. Nhiều vấn đề tồn tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX xác định đẩy mạnh phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng...

Quảng Ngãi còn 3.700 tỷ đồng chưa giải ngân

Giải ngân thấp hơn nhiều bình quân chung cả nước Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi giao là 6.902 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương 5.045 tỷ đồng, nguồn ngân sách Trung ương là 1.857 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án đủ điều kiện giao vốn năm 2024 là 5.698 tỷ đồng; chưa phân khai là 1.205 tỷ đồng từ...

Quảng Ngãi hỗ trợ cho cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính

Kinhtedothi- Cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính sẽ được hỗ trợ căn cứ theo số năm làm việc, số năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thảo luận, quyết định một số...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân cách mạng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Kinhtedothi - Sáng 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực...

Apple phát hành iOS 18.3 beta 1

Sau khoảng 1 tuần kể từ khi chính thức phát hành bản cập nhật iOS 18.2 và iPadOS 18.2 thì Apple đã tung ra bản cập nhật iOS 18.3 beta 1 và iPadOS 18.3 beta 1 để mang tới loạt tính năng mới cho người dùng. Người dùng đã đăng ký dùng thử các bản trải nghiệm của nhà Táo hoặc các nhà phát triển có thể tải xuống iOS 18.3 beta 1 và iPadOS 18.3 beta 1 từ...

Bước tiến nông thôn mới của huyện Ứng Hoà

Lan toả phong trào xây dựng nông thôn mới Sau khi về đích nông thôn mới năm 2023, xã Phương Tú (huyện Ứng Hoà) đã sớm xây dựng kế hoạch với mục tiêu đưa địa phương về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024. Ở đó, chính quyền địa phương xác định sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng. Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phí Trạch (xã Phương Tú) Nguyễn Văn Phẩm cho...

Bắt đầu kiểm tra ATTP Tết Nguyên đán 2025 trên toàn quốc

Tết Nguyên đán là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu… Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã gia tăng sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Bên cạnh thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam nắng nóng; là những yếu tố thời tiết...

Bài đọc nhiều

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Tiềm năng kinh doanh quanh trục đại lộ

(Dân trí) - Những trục đại lộ lớn trên thế giới không chỉ là biểu tượng kiến trúc, văn hóa mà còn mang đến sức sống kinh doanh thương mại sầm uất cho vùng đất. Đây cũng là tương lai hứa hẹn của Phủ Lý khi sắp xuất hiện trục đại lộ quy mô hàng đầu Việt Nam. Sức hút của những trục đại lộHơn 300.000 người đã đổ về quảng trường biển, trục đại lộ lễ hội TP Sầm...

Vì sao “treo” dự án hơn 20 năm? (Bài 2)

“Treo” hơn 20 năm qua Năm 1997, Kiến trúc sư Trưởng Thành phố ban hành văn bản về thỏa thuận về phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng khu nhà ở tại phường Bình An, quận 2 (nay là phường An Khánh, Tp.Thủ Đức) có tổng diện tích khu đất là gần 33.000m2, trong đó đất ở là gần 16.000m2, đất công trình công cộng là hơn 800m2, đất giao thông là hơn 11.000m2, đất cây xanh là...

BESI muốn đầu tư 42 triệu USD mở rộng nhà máy tại TP.HCM

Không lâu sau khi được cấp phép đầu tư giai đoạn I, Công ty BESI (BE Semiconductor Industries) của Hà Lan đã làm hồ sơ xin cấp phép mở rộng giai đoạn II tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), với vốn đầu tư 42 triệu USD. Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, Ban Quản lý SHTP đang làm việc với Công ty...

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51

Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51 Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến...

Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức

Khối lượng của hạng mục kết nối (250 m) với cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc Gói thầu XL3 của Dự án thành phần 7 vành đai 3 TP.HCM qua Long An còn lại không nhiều nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành như kế hoạch đề ra. Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long ThànhKhối lượng của hạng mục kết nối (250 m) với cao tốc Bến Lức - Long...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Triển lãm mở cửa miễn...

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Vừa qua, chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” của Prudential đã diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, đánh dấu cho sự mở dầu của hàng loạt hoạt động kỷ niệm 5 năm triển khai dự án tại Việt Nam.

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hộiPhó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã...

Lạ lùng thị trường địa ốc TPHCM: Nguồn cung thiếu nhưng ê hề dự án tồn kho

(Dân trí) - TPHCM có 86 dự án tồn kho, tương đương hơn 54.000 căn, làm gia tăng tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở và mất cân đối sản phẩm. Ngược lại, thị trường thiếu nguồn cung đẩy giá nhà lên cao. Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) dẫn số liệu từ Sở Xây dựng thành phố, cho biết trong giai đoạn 2015-2023, địa phương này có 86 dự án nhà ở thương mại đã ngưng thi...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn...

Mới nhất

Bộ Quốc phòng quyết định mở thêm một ngày Triển lãm quốc phòng

Bộ Quốc phòng thông báo triển lãm quốc phòng sẽ được kéo dài thời gian mở cửa một số gian hàng, mở cửa thêm một ngày đến hết 23-12. ...

Hủy quyết định sửa năm sinh trên bằng tốt nghiệp của chủ tịch TX.Giá Rai

Sở GD-ĐT Cà Mau thu hồi, hủy bỏ quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa của...

Gia đình 3 thế hệ bác sĩ nội trú sản khoa của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng

Tân bác sĩ Hồ Ngọc Lan Nhi vừa nhận giấy báo trúng tuyển bác sĩ nội trú chuyên ngành sản phụ khoa Trường ĐH Khoa học sức khỏe (ĐH Quốc gia TP.HCM), trở thành người thứ ba trong gia đình theo học bác sĩ nội trú sản...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở...

Mới nhất