Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPTháp Mười phát triển du lịch gắn với xây dựng, quảng bá...

Tháp Mười phát triển du lịch gắn với xây dựng, quảng bá sản phẩm OCOP

Tính đến nay, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển được 46 sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đạt từ 3 đến 4 sao. Các sản phẩm chủ yếu thuộc các nhóm ngành như gạo, sen, trái cây, thủy sản, các đặc sản ẩm thực của địa phương. Đây là một trong những kết quả đáng trân trọng của huyện Tháp Mười trong quá trình thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, kết hợp xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông, đặc biệt là chương trình phát triển du lịch gắn với phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Tháp Mười phát triển du lịch gắn với xây dựng, quảng bá sản phẩm OCOP

Du khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP tại phiên Chợ Tết Công đoàn huyện Tháp Mười, xuân Giáp Thìn 2024.

Du lịch góp phần hình thành nhiều sản phẩm OCOP

Từ năm 2015, với việc xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Đồng Tháp bắt đầu đẩy mạnh nhiều giải pháp để phát triển ngành “công nghiệp không khói”, trong đó, tập trung khai thác tiềm năng bản địa về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và du lịch văn hóa-tâm linh, gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, tại huyện Tháp Mười, hàng chục năm qua, các cấp ủy, chính quyền, cùng bà con nhân dân chung tay thực hiện với nhiều giải pháp, cách làm mới mẻ.

Đến nay, ngành du lịch Tháp Mười đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Năm 2024, Tháp Mười thu hút 2.871.470 lượt khách, doanh thu khoảng 218.071 triệu đồng. Lũy kế từ năm 2021 đến nay, Tháp Mười đón 6,1 triệu lượt khách; tổng doanh thu gần 615 tỷ đồng.

Năm 2024, Tháp Mười thu hút 2.871.470 lượt khách, doanh thu khoảng 218.071 triệu đồng. Lũy kế từ năm 2021 đến nay, Tháp Mười đón 6,1 triệu lượt khách; tổng doanh thu gần 615 tỷ đồng.

Hiện, toàn huyện có 10 cơ sở du lịch, mỗi cơ sở thu hút khoảng 700.000 lượt du khách mỗi năm.

Đặc biệt, trong quá trình phát triển du lịch, Tháp Mười đã khai thác, hỗ trợ hình thành 46 sản phẩm OCOP, trong đó có 34 sản phẩm 3 sao và 12 sản phẩm 4 sao.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười, chia sẻ: “Du lịch là một trong những lĩnh vực chiến lược trong phát triển kinh tế của Tháp Mười. Việc gắn kết du lịch với chương trình OCOP đã mang lại hiệu quả rất lớn, không chỉ tạo ra cơ hội cho các sản phẩm nông sản, đặc sản của địa phương được quảng bá rộng rãi mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Chúng tôi luôn khuyến khích các hộ gia đình tham gia vào chương trình OCOP và phát triển du lịch đồng thời xây dựng những sản phẩm chất lượng cao, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của địa phương”.

Những năm qua, nhờ khai thác du lịch gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, huyện Tháp Mười đã phát hiện, khai thác, hỗ trợ phát triển những đặc sản, đặc trưng địa phương thành sản phẩm đạt OCOP.

Sen là một trong các sản phẩm điển hình. Trong 46 sản phẩm OCOP của toàn huyện, có đến 23 sản phẩm từ nguồn nguyên liệu cây sen ở Tháp Mười, gồm: hạt sen tươi, củ sen, sen sấy bơ, các loại trà từ sen, sữa sen, nước uống đóng lon tinh chất sen,…

Theo thông tin từ các chủ thể, hiện có hàng chục sản phẩm OCOP được xuất khẩu sang các thị trường như: châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc),… Trong đó có 2 sản phẩm gạo, còn lại là những sản phẩm từ sen.

Ông Trương Văn Chính, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chơn Chính cho biết: “Trước đây, gạo Chơn Chính ĐT 8 và gạo Chơn Chính ST25 chỉ được tiêu thụ trong khu vực, nhưng từ khi kết hợp với các tour du lịch sinh thái, sản phẩm của chúng tôi đã có cơ hội giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước. Những du khách khi tham gia các tour du lịch không chỉ thưởng thức món ăn từ gạo thơm mà còn mua sản phẩm mang về làm quà lưu niệm. Nhờ vậy, sản phẩm gạo Tháp Mười đã có thêm nhiều thị trường tiêu thụ mới và chúng tôi cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm”.

Xây dựng sản phẩm OCOP thành “đại sứ” du lịch

Huyện Tháp Mười là một trong các địa phương thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm đạt kết quả tốt, hiện đứng tốp 4 trong 12 huyện, thành phố trong tỉnh.

Để đạt được kết quả trên, ngoài nhận được sự hỗ trợ của tỉnh, sự đồng thuận của các cấp, các ngành tại địa phương, chương trình OCOP còn nhận được sự quan tâm, tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

Sản phẩm OCOP của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Tính đến nay, 46/46 sản phẩm OCOP của Tháp Mười đều tham gia sàn thương mại điện tử, đạt tỷ lệ 100%. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình OCOP một cách đồng bộ, nhất là tạo ra chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được ổn định, bền vững, hướng đến các thị trường trong và ngoài nước, thì việc xây dựng sản phẩm OCOP thành “đại sứ” du lịch là một chiến lược mang tính đột phá.

Để thực hiện mục tiêu này, đồng thời phát huy tiềm năng của những sản vật, đặc sản quê hương, mà nay được nâng tầm giá trị thông qua chứng nhận tiêu chuẩn OCOP, như gạo, các sản phẩm từ sen,… hiện ngành chức năng Tháp Mười đang cùng các chủ thể tập trung khai thác vai trò “đại sứ” du lịch, để mỗi sản phẩm OCOP là một câu chuyện.

Và câu chuyện này không chỉ giúp sản phẩm trở nên sống động, có nét riêng, mà còn tạo ra sự kết nối cảm xúc, giúp du khách cảm thấy gắn bó và quan tâm đến sản phẩm cũng như giá trị văn hóa, lịch sử địa phương.

Bên cạnh đó, Tháp Mười sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp quan trọng khác như: tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch và sản xuất sản phẩm OCOP; tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; phát triển mạnh mẽ các kênh truyền thông, quảng bá du lịch Tháp Mười và các sản phẩm OCOP, đặc biệt là qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội để tiếp cận đối tượng khách hàng rộng rãi hơn.

Rõ ràng, việc xây dựng sản phẩm OCOP thành “đại sứ” du lịch nói riêng, và việc gắn kết sản phẩm OCOP với phát triển du lịch đang là hướng đi giá trị, tạo ra không gian phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn; là yếu tố tạo sức hút, khơi dậy cảm hứng, thu hút du khách.

Đồng thời, đó cũng là hành động góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng ngành du lịch Tháp Mười phát triển bền vững.

Theo Baonhandan

nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/thap-muoi-phat-trien-du-lich-gan-voi-xay-dung-quang-ba-san-pham-ocop-204171.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy nghiên cứu KH&CN giúp Việt Nam vươn lên trong nền kinh tế tri thức toàn cầu

(ĐCSVN) – Các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D), cơ sở giáo dục đại học đăng ký là tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) và các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động R&D sẽ được xác định rõ ràng, hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức KH&CN.   ...

Hà Nội: Quán cà phê không dành cho người yếu tim, tỷ phú thế giới cũng đến

(Dân trí) - Với thiết kế độc lạ, lấy cảm hứng từ quỷ địa ngục, quán cà phê ở An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) từng là nơi được tỷ phú công nghệ - CEO Apple Tim Cook - ghé thăm khi đến Hà Nội. Với căn nhà màu xanh lá nổi bật trên con đường An Dương (quận Tây Hồ), quán cà phê có tên Nirvana Space là một trong những nơi nhiều người nổi tiếng và các...

Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng xuất khẩu sản phẩm OCOP

Cuối tháng 10/2024, lần đầu Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu-VIETNAM OCOPEX”, mở ra chặng đường mới cho các sản phẩm OCOP Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần quan trọng khẳng định và nâng tầm giá trị...

Báo Singapore bình luận khi đội nhà thất bại đau đớn trước tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Nhiều tờ báo Singapore tỏ ra đau đớn khi đội nhà thất bại trước đội tuyển Việt Nam trong phút bù giờ. Đồng thời, họ đã lên tiếng phản đối trọng tài Kim Woo Sung vì quyết định gây tranh cãi. Tiến Linh, Xuân Son ghi bàn muộn, tuyển Việt Nam hạ gục Singapore Đội tuyển Singapore đã gây ra nhiều khó khăn cho đội tuyển Việt Nam khi được thi đấu trên sân nhà Jalan Besar ở bán kết...

Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 64.000 - 69.000 đồng/kg. Nên xuất bán thịt heo đúng theo lịch trình và thời gian đã định, không nên cố tình giữ lại để đẩy giá lên cao, vì điều này có thể gây ra hiện tượng tăng giá ảo.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quách Beem và ca khúc gây sốt Tuyên Quang ơi!

Ca khúc Tuyên Quang ơi do ca sỹ Quách Beem sáng tác và trình bày là một sản phẩm quảng bá du lịch Tuyên Quang của Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh phối hợp thực hiện. Bài hát "gây sốt" trên mạng xã hội trong một thời gian dài với lời ca trong veo, bình an, đẹp như một bài thơ; giai điệu uyển chuyển, trữ tình, tha thiết. Một cảnh quay trong MV Tuyên Quang ơi của...

Nắm bắt cơ hội làm “đòn bẩy” phát triển du lịch

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch (VHTTDL) Đoàn Văn Việt cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,6 triệu lượt, lượng khách du lịch nội địa vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, ước đạt khoảng 76,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 416,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 7-2023, Việt Nam đã...

112 hội viên phụ nữ huyện Yên Sơn được tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Các đại biểu đã được báo cáo viên của Công an huyện Yên Sơn tuyên truyền một số nội dung cơ bản về Năm an toàn giao thông 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ CP, ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao...

Chịu sức ép bán mạnh, giá nông sản tiếp tục giảm

(Ảnh: Reuters) Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua 15/08, lực bán hoàn toàn áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu thế giới đã kéo chỉ số MXV-Index nối dài đà giảm sang ngày thứ tư liên tiếp, sau khi giảm 1,52% xuống 2.221 điểm, mức thấp nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, giá trị giao dịch toàn Sở đã ghi nhận...

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng là một bộ phận quan trọng, là động lực của sự phát triển bởi: “Văn hóa... là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”(1). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm...

Bài đọc nhiều

Cao Bằng: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp đang là hướng đi được đánh giá góp phần nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khẳng định thương hiệu bằng sản phẩm OCOP Các sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng gồm thuộc các nhóm sản phẩm chủ lực là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Khi...

Bức tranh đa sắc sản phẩm OCOP thị trường Tết

Các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang đẩy mạnh sản xuất, chú trọng chất lượng và mẫu mã để phục vụ thị trường Tết. Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp sen Đông Hòa đóng gói sản phẩm chế biến từ sen. Ảnh: KS. Tăng công suất sản xuất sản phẩm OCOP Hơn 1 tháng nay tại Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp sen Đông Hòa (TX Đông Hòa) đã...

182 sản phẩm OCOP Sóc Trăng lên sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử Soctrangtrade.vn đã trở thành cầu nối, giới thiệu 182 sản phẩm OCOP Sóc Trăng đến gần hơn với người tiêu dùng, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường. Qua 5 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Sóc Trăng đã ghi nhận 263 sản phẩm của 150 chủ thể đạt chuẩn. Trong đó, có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao OCOP; 26 sản phẩm 4 sao và còn...

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn mà còn giúp nông sản, đặc sản địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nội lực xây dựng nông thôn mới. Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn tại Phú Thọ. Theo Cục Kinh tế hợp...

Cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng xuất khẩu sản phẩm OCOP

Cuối tháng 10/2024, lần đầu Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu-VIETNAM OCOPEX”, mở ra chặng đường mới cho các sản phẩm OCOP Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần quan trọng khẳng định và nâng tầm giá trị...

Gia Lai: Đánh giá phân hạng 23 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

(GLO)- Ngày 26-12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng 23 sản phẩm OCOP đợt II-2024 của 8 chủ thể ở các huyện Đak Đoa, Chư Pưh, Ia Grai, Mang Yang và thị xã Ayun Pa. Tham dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP đợt II-2024.   Trong thời gian 2 ngày (26 và...

182 sản phẩm OCOP Sóc Trăng lên sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử Soctrangtrade.vn đã trở thành cầu nối, giới thiệu 182 sản phẩm OCOP Sóc Trăng đến gần hơn với người tiêu dùng, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường. Qua 5 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Sóc Trăng đã ghi nhận 263 sản phẩm của 150 chủ thể đạt chuẩn. Trong đó, có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao OCOP; 26 sản phẩm 4 sao và còn...

Nông Sơn công nhận thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

(QNO) - Sáng 20/9, UBND huyện Nông Sơn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Đợt này có 4 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng gồm: vòng tay mỹ nghệ (Công ty TNHH Trầm hương Hùng Dũng), trầm kiến cảnh mỹ nghệ Trung Phước (Công ty TNHH Trầm hương và bất động sản Minh Đạt), tranh gỗ 3D Quế Lâm (hộ kinh doanh Lê Văn Quý), trà vỏ bưởi Bà The -...

OCOP Quảng Nam và kỳ vọng phát triển năm 2025

Quảng Nam kỳ vọng phát triển mạnh sản phẩm OCOP trong năm 2025; theo đó các ngành chức năng, địa phương cần chú trọng đồng bộ giải pháp, nhất là quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo đạt mục tiêu đề ra. Nhiều kỳ vọng Quảng Nam đặt ra nhiều mục tiêu phát triển OCOP trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, bình quân mỗi xã có ít nhất 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Cả tỉnh có...

Mới nhất

Tuyên chiến không chính thức

Trong phát ngôn gần đây nhất, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ hành động nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen...

Khai mạc Festival hoa Mê Linh năm 2024

VHO - Tối ngày 26.12, UBND huyện Mê Linh, TP Hà Nội đã tổ chức khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 – năm 2024 với chủ để "Mê Linh rực rỡ sắc hoa". Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ...

Nguồn thu của vịnh Hạ Long chưa xứng tầm di sản thế giới

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, với giá trị ngoại hạng của vịnh Hạ Long hiện nay thì nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ vẫn còn khiêm tốn. Ngày 26.12, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long (Quảng Ninh) phối hợp Viện Kinh tế VN thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN tổ...

Biến động trái chiều ở 2 miền Bắc – Nam

Giá heo hơi hôm nay 27/12/2024 tiếp tục ghi nhận đà giảm ở một số tỉnh miền Bắc, trong khi đó miền Nam tiếp đà tăng giá ở nhiều tỉnh thành. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (27/12/2024) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận quay đầu giảm...

Mới nhất

Yen Nhật đón tin xấu

HLV Ruben Amorim lâm nguy